6 ĐIỀU KIỆN ĐỂ NHÀ XÂY DỰNG TRÁI PHÉP KHÔNG BỊ THÁO DỠ?

1) Cơ sở pháp lí

- Luật xây dựng

- Nghị định 139/2017/NĐ-CP

2) Nhà xây dựng trái phép không bị tháo dỡ nếu đáp ứng điều kiện gì?

Tình trạng xây dựng trái phép là vấn đề không mới, diễn ra thường xuyên và gây nhiều bức xúc trong dư luận trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, đến nay câu chuyện này vẫn là một trong những điểm nóng của nhiều nơi đặc biệt là tại các quận, huyện vùng ven và ngoại thành đang có tốc độ đô thị hóa nhanh.

Theo các quy định của Luật xây dựng, hành vi xây dựng trái phép được hiểu là hành vi xây dựng không đúng với giấy phép xây dựng được cấp và xây dựng nhà trái phép trên các loại đất không được xây dựng.

Căn cứ khoản 4 Điều 12 Luật xây dựng 2014: “xây dựng công trình không đúng quy hoạch xây dựng, trừ trường hợp có giấy phép xây dựng có thời hạn; vi phạm chỉ giới xây dựng, cốt xây dựng; xây dựng công trình không đúng với giấy phép xây dựng được cấp” thì hành vi xây dựng sai phép được quy định là hành vi bị cấm.

Theo các quy định tại Nghị định số 139/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở thì việc xử phạt xây dựng nhà, công trình trái phép sẽ bị xử phạt theo hình thức phạt tiền. Mức xử phạt xây dựng trái pháp bị phạt bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào loại công trình, mức độ hành vi vi phạm lần đầu hay tái phạm.

Liên hệ luật sư giải quyết tranh chấp nhà đất - Hotline: 0915.27.05.27

Bên cạnh đó, ngoài việc quy định về mức phạt hành chính, pháp luật còn quy định về việc công trình xây dựng trái phép có thể còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, cụ thể đó là biện pháp buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm.

Theo khoản 1 Điều 118 Luật Xây dựng năm 2014, việc phá dỡ công trình xây dựng được thực hiện trong các trường hợp sau:

  • Để giải phóng mặt bằng xây dựng công trình mới, công trình xây dựng tạm;
  • Công trình có nguy cơ sụp đổ ảnh hưởng đến cộng đồng và công trình lân cận
  • Công trình xây dựng trong khu vực cấm xây dựng;
  • Công trình xây dựng sai quy hoạch xây dựng, công trình xây dựng không có giấy phép đối với công trình theo quy định phải có giấy phép hoặc xây dựng sai với nội dung quy định trong giấy phép xây dựng; trừ trường hợp ngoại lệ theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 79 Nghị định 139/2017/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng.
    • Công trình xây dựng lấn chiếm đất công, đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân; xây dựng sai với thiết kế được phê duyệt đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng;
    • Nhà ở riêng lẻ có nhu cầu phá dỡ để xây dựng mới.

Như vậy, trong một số trường hợp việc xây dựng trái phép vẫn không buộc tháo dỡ công trình, vấn đề này được quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 79, Nghị định 139/2017/NĐ-C như sau:

+ Đối với các hành vi vi phạm là công trình xây dựng theo quy định của pháp luật phải có giấy phép xây dựng mà không có giấy phép xây dựng; công trình xây dựng sai nội dung giấy phép xây dựng được cơ quan có thẩm quyền cấp; Công trình xây dựng sai thiết kế được cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt; sai quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (đối với công trình xây dựng được miễn giấy phép xây dựng) thì điều kiện để không bị phá dỡ là:

1. Xảy ra sau ngày 04/01/2008 mà đã kết thúc trước ngày 15/01/2018;

2. Không vi phạm chỉ giới xây dựng;

3. Không gây ảnh hưởng các công trình lân cận;

4. Không có tranh chấp;

5. Xây dựng trên đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp;

6. Nay phù hợp với quy hoạch xây dựng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

+ Đối với các hành vi vi phạm là hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp phép sửa chữa, cải tạo; Tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp phép xây dựng mới; Tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng; Xây dựng công trình sai thiết kế được phê duyệt hoặc sai quy hoạch xây dựng hoặc thiết kế đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với công trình xây dựng được miễn giấy phép xây dựng; Hành vi xây dựng không phép, xây dựng sai phép, xây dựng sai thiết kế được phê duyệt theo quy định của Nghị định 23/2009/NĐ-CP mà đã ban hành quyết định cưỡng chế phá dỡ, nhưng đến ngày 30/11/2013 vẫn chưa thực hiện thì điều kiện không buộc phá dỡ là:

1. Hành vi vi phạm kết thúc trước ngày 15/01/2018;

2. Không vi phạm chỉ giới xây dựng;

3. Không gây ảnh hưởng các công trình lân cận;

4. Không có tranh chấp;

5. Xây dựng trên đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp;

6. Nay phù hợp với quy hoạch xây dựng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Trên đây là một số chia sẻ của Luật sư, Quý khách có nhu cầu tư vấn pháp lý nhà đất, giải quyết tranh chấp nhà đất hãy liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật 0915.27.05.27 của chúng tôi. Công ty luật Nhân Hòa chuyên dịch vụ luật sư uy tín, tin cậy đảm bảo giải quyết mọi vướng mắc bạn gặp phải.

Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:

Công ty Luật Nhân Hòa

Địa chỉ: 02 Hiệp Bình, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, Tp.HCM

Email: luatsunhanhoa@gmail.com

Hotline: 0915. 27.05.27

Trân trọng!

Từ khóa » Trình Tự Cưỡng Chế Xây Dựng Trái Phép