6 Kinh Nghiệm Mua Hàng Trên Mạng ở Hàn Quốc - GO·KOREA
Có thể bạn quan tâm
Bài viết này tổng hợp một số kinh nghiệm hữu ích về việc mua hàng trên mạng tại Hàn Quốc, kèm với một số kinh nghiệm khi mua đồ cũ để tránh bị lừa đảo
Cách tạo account để mua hàng trên mạng GMarket
- Đây là trang mua sắm trên mạng nổi tiếng nhất tại Hàn Quốc. Số lượng truy cập mỗi ngày lên tới hàng triệu lượt. Đồ trên đây cũng đa dạng và phong phú với đủ các tầm giá khác nhau.
- Có 2 lựa chọn là tiếng Anh hoặc Hàn. Bạn có thể tạo account bằng tiếng Anh, có tác dụng hệt như tiếng Hàn
- Các bạn ở Việt Nam có thể mua và ship về Việt Nam trực tiếp, tuy nhiên quy trình này khá phức tạp và tốn kém (vì bạn phải trả thuế và làm các thủ tục khác). Các bạn có thể tham khảo qua bài viết Kinh nghiệm mua đĩa ship từ Hàn
Time Needed : 0 days 0 hours 10 minutes
Cách đăng ký tài khoản trên gmarket
- Vào mục “tài khoản của tôi”
Như hình sau
- Bấm đăng ký tài khoản
Như hình sau
- Điền thông tin
Nếu không biết tiếng Hàn các bạn có thể chuyển qua tiếng Anh
- Bấm nút Submit
Submit xong là thông tin tài khoản đã được đăng ký hoàn tất. Bạn có thể bắt đầu mua hàng trên mạng
Tools
- Máy tính
Cách nhận 5000 won mỗi năm từ Gmarket
Nếu bạn mua hàng nhiều trên Gmarket thì nên đăng ký smile club. Dịch vụ này sẽ cho bạn nhiều tiện ích như: miễn phí giao hàng nhiều mặt hàng, cấp thêm coupon 12%, 10%, 2000 won mỗi tháng, số tiền bạn được tích lại qua smile pay có thể lên đến 3%…
Dịch vụ này tốn 30,000 won một năm để đăng ký, tuy nhiên bạn sẽ nhận lại ngay 35,000 smile cash ngay khi đăng ký (lời 5000 won), và mỗi năm bạn lại nhận được 35,000 won nữa, cộng thêm các tiện ích đã đề cập ở trên.
Để đăng ký và tìm hiểu thêm thông tin, nhấn vào đâyCách tạo account và mua hàng trên Coupang
Đọc bài viết chính ở đây. Tuy không có tiếng anh nhưng Coupang được đánh giá cao trong cộng đồng người nước ngoài vì rocket shipping (ship nhanh ngày hôm sau) và giao diện thân thiện.
Cách tạo account và đặt đồ ăn trên Baemin
Đọc bài viết chính ở đây
Các trang mua hàng trên mạng khác
Tham khảo mục ” Các trang mua sắm thông dụng tại Hàn Quốc ” tại đây
Các trang web mua bán đồ cũ tại Hàn
Khi kinh phí bạn eo hẹp thì các trang bán đồ cũ là một lựa chọn tốt, tuy nhiên bạn nên cẩn thận khi mua ở đây vì có thể gặp phải lừa đảo, cần áp dụng các biện pháp phòng tránh như luôn trả tiền qua website, không chuyển khoản trực tiếp, kiểm tra hàng kỹ sau khi mua và còn trong thời gian trả hàng…
- 당근마켓: App đồ cũ này được xây dựng với mục đích trao đổi trực tiếp cho những người ở gần nhau. Tuy sinh sau đẻ muộn nhưng app này phát triển nhảy vọt nhờ tính cục bộ và hệ thống đánh giá uy tín thành viên, giúp bạn có thể xác định được đâu là thành viên đáng tin cậy để giao dịch.
- Thế giới đồ cũ (중고나라) http://cafe.naver.com/joonggonara
- 번개장터
Xêm thêm: Kinh nghiệm mua điện thoại cũ ở Hàn Quốc
Lưu ý để tránh bị lừa đảo khi mua hàng qua mạng tại Hàn Quốc
- Rất dễ bị lừa đảo khi mua đồ cũ mà không gặp mặt. Sau đợt dịch Corona tình hình lừa đảo dự kiến sẽ ngày càng gia tăng. Các bạn mua hàng không gặp mặt chỉ nên mua qua các trang mua sắm lớn chứ không nên mua trên các trang đồ cũ này.
- Khi mua hàng trên các trang đồ cũ nên gặp mặt trực tiếp và kiểm tra hàng cẩn thận vì không thể đổi hoặc trả được.
- Khi đã bị lừa, các bạn có thể báo cảnh sát. Tuy nhiên với số tiền không lớn thì khả năng được giải quyết thoả đáng cũng rất thấp. Tốt nhất là nên suy xét kỹ trước khi chuyển tiên.
kinh nghiệm mua đồ cũ trên trang joongonara của bạn Lê Xuân Hùng
Trên này bán đủ mọi thứ, rất nhiều chủng loại, thể loại. Mọi người có thể truy cập vào đó bằng web hoặc app naver cafe, trong naver cafe có thể có nhiều room, mình add room 중고나라 vào.
Ngoài ra cũng có app 중고나라 nhưng cái này là phiên bản ra sau, chứ k phải cái gốc nên số lượng khá ít.
Có 2 hình thức chính để mua:
Giao dịch trực tiếp
Có số điện thoại , mình liên lạc và gặp trực tiếp mua, cái này chỉ sợ bị lừa về chất lượng sản phẩm, ít gì cũng có cái cầm nắm khi giao dịch.
Có đợt mình mua cái xe đạp, người bán pải đòi cầm tiền thì mới cho test xe, chắc hắn sợ mình cởi đi luôn. Đưa hắn tiền rồi mình cởi 1 vòng, quay lại không mua, hắn cũng pải trả lại tiền thôi, dù lầm bầm nhưng kệ.
Có đợt mình mua điện thoại chưa khui, hắn đòi tiền trước mới cho mình sờ, mình đưa tiền rồi khui ra xem thử, chứ về nhà trúng cục gạch thì thí mẹ, khưi ra thì nó là cái đt, không có vấn đề gì.
Kinh nghiệm để khỏi bị lừa về chất lượng sp mà chỉ khi xài mới biết: là xem lịch sử bán của họ, nếu có nhiều mà không có cmt là bình thường, cộng thêm khi mua xong nên nói nếu có lỗi tôi sẽ gọi và trả, thì khả năng cao là sẽ không bị lừa.
Giao dịch 택배
Có 2 hình thức, là giao dịch an toàn và không an toàn.
Giao dịch không an toàn 일반거래
chuyển tiền trước và người bán tự gởi hàng: trường hợp này khi mình cần mua mặc hàng giá rẻ, mà không thể đi lấy. Quy trình mình thường làm như sau:
1. Nhắn tin hỏi mua, yêu cầu họ giao dịch an toàn, họ k chịu, mình xin số stk và bảo tôi sẽ chuyển tiền trước, và hẹn thời điểm chuyển tiền.
2. Trước thời điểm đấy lấy 1 sdt khác nt hỏi mua tiếp, nếu họ bảo có người đặt rồi thì tạm yên tâm, cứ thế chuyển tiền.
3. Sau khi chuyên xong nếu vẫn lo thì lấy thêm 1 sdt khác nhắn tin hỏi mua. Nếu họ nói bán rồi thì có thể kê cao gối ngủ ngon, nếu họ nói chưa bán, thì lấy hẹn họ giao dịch trực tiếp bằng sdt mình nhắn sau đó.
Trường hợp này mình gặp rồi, sau khi chuyển tiền xong, lấy sdt vk nhắn tin hỏi mua, nó bảo chưa bán, sau đó mình hẹn gặp mua trực tiếp, đến gặp, cầm sp trên tay rồi, mình show lịch sử chuyển tiền của mình ra, rồi cầm hàng đi thôi, mặc cho nó ngơ ngác và xin lỗi.
Cũng có thể nó không lừa, cũng có thể ý nó là khi giao dịch trực tiếp xong nó sẽ chuyển trả tiền lại cho người mua trước, vì nó không thích gởi thecpe, nhưng do số tiền lớn nên mình pải đích thân lấy lại trước.
Với góc độ của người bán, mình cũng từng bán như thế nhưng có nhiều sp giống nhau cần bán. Có đứa nó nhắn tin hỏi mua và hẹn chuyển tiền, sau đó có 1 sdt khác nt tới hỏi mua tiếp, mình nhẹ nhàng bảo bán rồi. Thì sau đó số đầu tiên chuyển tiền, nhận tiền xong mình nhắn tin cho số sau có hàng nè, có mua hông, nó lồng lộn lên, thế là mình gởi hình cho nó ràng tao có nhiều hơn 1 cái cần bán :))
Giao dịch an toàn 안전거래
Khi đăng hàng bán trên cafe naver đều có option này, nếu chọn 안전거래 thì mình pay qua naver pay, sau đó họ gởi hàng, mình nhận hàng và confirm, 2 hôm sau tiền về naver pay của họ. Naver pay khá thông dụng, có thể rút tiền về ví hoặc để trên đó mua sắm. Phí giao dịch qua naver pay nếu mình chọn option chuyển khoản thì chỉ 275won, khá rẻ, nếu chọn option để nó tự hút tiền từ thẻ của mình thì phí khá mắc, do nó kèm luôn thuế. Nên mình pải nói nó là 안전거래 mà chuyển khoản 통장 thì phí mới rẻ.Khi họ tạo 1 sp bán bằng 안전거래 thì mình có thể nhấn vào, điền thông tin vào, chọn loại ngân hàng và bấm quyết định mua.
Dựa vào điều này, rất nhiều người lừa đảo tạo 1 trang web giống i như giao diện của naver pay, mình click vào nó vẫn giả lập để điền mấy thông số y hệt naver pay, rồi có số để chuyển tiền, nhưng thực ra là chuyển tọt vô stk của họ.
Có vài cách để phân biệt điều này- Khi quyết định giao dịch bằng naver pay, ở bước đầu ấn vào mua, điền thông tin và quyết định mua, sau đó bạn có thể thoát ra bất kỳ lúc nào, lịch sử nó vẫn còn đó trong page naver pay của bạn https://pay.naver.com/about
Khi nào cần chuyển tiền bạn có thể vào naver pay, xem thông tin hàng dã mua, xem số tài khoản rồi chuyển tiền trước thời hạn là được, giống như mọi trang web mua sắm, như gmarket. Với trang lừa đảo thì vào naver pay sẽ không thấy sản phẩm bạn đã mua- Với trang lừa đảo, tên tài khoản chuyển tiền là tên cá nhân, trong khi với naver pay, tên tk là naver pay.-
Với trường hợp không lừa đảo, mình giao dịch bằng cách nhấn vào nút 안전거래 ngay trên chỗ đăng bán trên cafe joongonara, với trường hợp lừa đảo, họ không thể tạo trên đó, mà gởi mình 1 cái link có giao diện giống như trên đó, mình click vào cũng bắt mình điền đại đến bước cuối, và hiện ra số tên cá nhân để chuyển tiền.
Kinh nghiệm chung mua hàng Online tại Hàn Quốc
- Đầu tiên, hãy chọn mua từ những trang web uy tín được nêu tên ở trên. Về chất lượng thì chúng tương đương nhau. Nhưng với ai chưa thông thạo tiếng Hàn, thì có lẽ Gmarket hoặc 11st là sự lựa chọn tốt nhất vì có tiếng Anh.
- Giá các món sẽ thấp hơn khi các bạn tìm bằng tiếng Hàn vì các món ghi tiếng Anh thường là được mua từ nước ngoài! Động lực để các bạn học tiếng Hàn!
- Ở một số web, bạn còn có cơ hội đặt cọc và đấu giá món đồ mình thích (auction). Bởi vậy, nếu may mắn, bạn có thể sở hữu được món đồ mình cần với giá cả rất phải chăng. Và vào những dịp các thương hiệu sale khủng thì bạn còn tiết kiệm được nhiều chi phí hơn nữa.
- Nên lựa chọn những sản phẩm quốc nội Hàn để nhận chế độ hậu mãi tốt. Đồng thời so sánh về giá bán ở các web khác nhau để có thể đưa ra lựa chọn tối ưu nhất. Đặc biệt là đồ điện tử như laptop, điện thoại, tivi.
- Khi mua online, đến với các trang mua sắm chuyên về lĩnh vực mà mình cần sẽ tốt hơn
Danh sách các trang mua sắm nhận thẻ việt Nam
Trong trường hợp bạn cần mua sắm ở Hàn Quốc mà chưa có thẻ tại Hàn, bạn có thể dùng thẻ Việt Nam (hoặc nước khác) ở một số trang web như sau
- Gmarket
- Interpark
- Emart
Nếu bạn đang ở Việt Nam thì sao
Bạn nên order qua các dịch vụ mua hàng giúp tại Hàn Quốc. Nếu không bạn sẽ gặp các khó khăn sau:
- Phương thức thanh toán: Chỉ một số website chấp nhận thẻ từ nước ngoài
- Thủ tục hải quan, kiểm định và thuế: Hầu hết các mặt hàng khi nhập về VN đều phải có giấy phép
Tham khảo kinh nghiệm nhập hàng từ Hàn mua trực tiếp từ Interpark tại đây
Hàng trên mạng ở Hàn Quốc có đáng tin cậy không?
Hàng trên mạng sao rẻ thế? Có phải là hàng thật không? Có khi nào là hàng giả / hàng nhái không? Là câu hỏi của rất nhiều bạn khi lần đầu mua hàng trên mạng ở Hàn Quốc.
Hàn Quốc là một quốc gia phát triển với khung luật pháp vững vàng. Các trang web mua hàng luôn có chính sách cho bạn đổi hàng, trả hàng trong vòng 7 đến 14 ngày nên bạn có thể yên tâm về chất lượng hàng.
Sở dĩ hàng trên mạng rẻ hơn hàng bán tại cửa hàng vì người bán trên mạng không phải trả chi phí thuê mặt bằng cho cửa hàng, chi phí kho bãi cũng rẻ hơn (có thể để hàng ở ngoại ô thay vì để trong thành phố)
Có thể nói khoảng 90% hàng bán trên các website thương mại điện tử thông dụng tại Hàn là hàng đảm bảo chất lượng. 10% còn lại các bạn có thể phát hiện thông qua một công cụ hiệu quả đó là đánh giá / review (리뷰). Nếu những người mua trước để lại đánh giá kém thì bạn nên tránh. Đánh giá của một cửa hàng cần phải trên 4 / 5 điểm để có thể yên tâm mua.
Còn về độ tin cậy của các website thì hầu như là ngang nhau. Gmarket, Auction, 11st, Coupang… đều chỉ là platform cho người bán tự do bán. Thậm chí các sản phẩm ship từ kho của Coupang (rocket) hoặc Gmarket (smile) cũng đôi khi phát sinh vấn đề. Các bạn nên xem xét kỹ review khi mua hàng.
Thói quen không dùng tiền mặt ở Hàn Quốc
Tại đất nước Hàn Quốc, mua sắm online đã trở thành thói quen thường nhật của người dân. Thứ nhất là bởi việc mang nhiều tiền mặt trong người sẽ khá bất tiện. Bên cạnh đó, có những món hàng tốn nhiều chi phí. Bạn trả bằng thẻ sẽ thuận lợi hơn cho cả người bán và người mua. Bạn sẽ được trừ thuế cuối năm nếu mua sắm bằng thẻ.
Để có thể mua sắm online thì bạn cần đăng ký Internet Banking. Việc mở tài khoản là hoàn toàn miễn phí. Tuy nhiên, quá trình để đăng ký có thể sẽ hơi phức tạp một chút. Bạn có thể nhờ sự trợ giúp của người bản địa để việc đăng ký được dễ dàng hơn. Dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn đăng ký tài khoản trên gmarket.
Còn tiền mặt thì thường chỉ dùng để mua những đồ lặt vặt, nhỏ lẻ. Ví dụ như là: mớ rau, túi đường, hộp bánh. Thậm chí ở chợ khi các bạn mua những món này họ cũng thường chấp nhận thẻ nếu bạn mua trên 5000 won.
Nên mua gì ở đâu
Đọc bài viết chính tại đây
Mua được gì và không mua được gì trên mạng tại Hàn Quốc
- Vốn Hàn Quốc không cho phép bán đồ uống có cồn (rượu / bia) trên mạng nhằm tránh trẻ vị thành niên tiếp cận rượu bia. Tuy luật này đã được nới lỏng vào tháng 4 năm 2020 nhưng vẫn còn một số hạn chế. Do đó bạn không thể tìm được bia / rượu qua mạng.
- An cung ngưu hoàn và các loại thực phẩm chức năng chỉ được bán ở nhà thuốc.
- Một số sản phẩm đặc hữu như dầu gội trị gầu có nồng độ hoạt chất tương đối cao chỉ được bán ở nhà thuốc (ví dụ Nizoral).
- Các sản phẩm dành cho người lớn (như bao cao su) phải xác nhận bằng tên thật trước khi có thể mua được qua mạng.
- Tổng quan mua sắm HQ
- Mua sắm nội địa HQ
- Mua từ nước ngoài về HQ
- Vận chuyển quốc tế
- Coupang
- Gmarket
Bài viết này được tiến hành qua chương trình partner marketing và chúng tôi có thế nhận được lợi ích từ bài viết này 이 포스팅은 제휴마켓팅 활동의 일환으로, 이에 따른 일정액의 수수료를 제공받을 수 있습니다
Từ khóa » Cách đặt đồ Bên Hàn Quốc
-
Cách Order đặt Mua, Ship Gửi Hàng Từ Hàn Quốc Về Việt Nam
-
Cách Order Hàng Hàn Quốc Nhanh Nhất( Hướng Dẫn Chi Tiết)
-
5 Trang Web Mua Hàng Order Hàn Quốc Online Hot Nhất Hiện Nay
-
Hướng Dẫn đặt Hàng Hàn Quốc - Trangmall
-
Hướng Dẫn Cách Order Hàng Hàn Quốc Ship Về Việt Nam
-
Hướng Dẫn Cách Order Quần áo Hàn Quốc Về Việt Nam
-
Top 5 Cách Nhập Hàng Từ Hàn Quốc Về Việt Nam Nhanh Nhất
-
Hướng Dẫn Cách Mua Hàng Trên Gmarket Hàn Quốc - Sapo
-
HƯỚNG DẪN MUA HÀNG ORDER TỪ HÀN QUỐC... - Facebook
-
Cách đặt Hàng Giao đồ ăn ở Hàn Quốc Bằng ứng Dụng Di động
-
Hội SVVN Tại HQ - VSAK | #hướng_dẫn_mua_taobao | Facebook
-
KO-BOX Chuyên Order Hàng Hàn Quốc Về Việt Nam Uy Tín Nhất
-
Hướng Dẫn đặt Mua Hộ Hàng Hóa Từ Hàn Quốc Về Việt Nam Dễ Dàng
-
Nếu Các Bạn Muốn Mua đồ Hàn Quốc Một Cách Dễ Dàng Thì Mau Vào ...