6 Kỹ Năng Cần Có để Trở Thành Doanh Nhân Thành đạt

Khi được hỏi: “Đâu là sự khác biệt giữa việc tự kinh doanh và trở thành một doanh nhân thành đạt?”, chắc hẳn hầu hết chúng ta đều nghĩ rằng 2 khái niệm này chả có gì khác nhau cả.

Thật ra thì không hẳn là như vậy.

Định nghĩa về kinh doanh có thể tập trung vào việc thành lập và điều hành một doanh nghiệp, nhưng hầu hết các công ty khởi nghiệp phải đóng cửa trong vòng một năm do thiếu vốn, nhu cầu của thị trường không đủ, quản lý tài chính và ra quyết định không hiệu quả.

Bối cảnh kinh doanh vẫn luôn cạnh tranh nhưng cũng ngày càng trở nên khó đoán. Vậy những kỹ năng quan trọng nhất cần nắm vững nếu bạn muốn trở thành một doanh nhân thành đạt là gì? Hãy cùng GPO tìm hiểu những kỹ năng này nhé:

Kỹ năng trở thành doanh nhân thành đạt - Hướng nghiệp GPO

1. Giao tiếp

Mặc dù chúng ta đang sống trong thời đại mà phần lớn công việc kinh doanh dựa vào máy tính và không cần tương tác trực tiếp, nhưng giao tiếp vẫn đang và sẽ luôn là một kỹ năng quan trọng đối với bất kỳ doanh nhân nào. Giao tiếp hiệu quả có khả năng thổi luồng gió mới cho ý tưởng, đổi mới các sản phẩm và dịch vụ hiện có, lôi kéo khách hàng tiềm năng và giữ chân khách hàng thân thiết.

Nhưng để làm được như vậy, việc giao tiếp phải rõ ràng, có sức thuyết phục, và quan trọng nhất là phải có mục đích rõ ràng. Kể cả bạn đang làm việc một mình hay theo nhóm; giao tiếp với nhà đầu tư, nhân viên, hay khách hàng; đối thoại trực tiếp hay qua điện thoại, e-mail, hay mạng xã hội; điều quan trọng là bạn có khả năng truyền tải thông điệp, tầm nhìn, hay chỉ dẫn của mình một cách rõ ràng, súc tích, và hiệu quả hay không?

Kỹ năng giao tiếp phù hợp cũng bao gồm biết lắng nghe. Hãy lắng nghe ý kiến của người khác trước khi đưa ra lập trường của mình. Để biết người nghe có hiểu hết ý của mình hay không, hãy chú ý đến phản ứng của họ khi nghe bạn nói và mở đầu thật rõ ràng để dễ dàng giải thích về sau.

2. Quản lý thời gian

Khởi nghiệp đòi hỏi phải có thời gian và nguồn lực. Những công việc có thể là trao đổi với các nhà đầu tư, họp hành, trò chuyện với nhân viên, giải đáp thắc mắc và xử lý những vấn đề phát sinh. Nếu không có kế hoạch quản lý thời gian và nguồn lực hiệu quả, bạn sẽ nhanh chóng bị quá tải và xuống dốc, và khiến công ty lao dốc không phanh.

Đảm đương quá nhiều việc một lúc chỉ tạo ra ảo tưởng lúc đầu về năng suất mà thôi. Hãy lên một kế hoạch chi tiết và chừa ra cho mình thời gian nghỉ ngơi thư giãn. Hãy tập trung vào công việc trong một khoảng thời gian và nghỉ ngơi khi cần thiết thay vì làm việc đến gần 20 tiếng một ngày.

3. Tìm đúng người cho công việc

Tất cả những công việc của khởi nghiệp đều liên quan đến con người. Bạn cần truyền đạt tầm nhìn của mình cho nhà đầu tư phù hợp, tìm nguồn nhân lực phù hợp cho từng vị trí công việc. Giao từng nhiệm vụ cho những người thật sự có thể làm tốt ở vị trí đó sẽ giúp năng suất và hiệu quả đạt được cao hơn rất nhiều.

4. Kỹ năng bán hàng

Khả năng bán hàng về bản chất liên quan đến khả năng giao tiếp. Tuy nhiên, truyền đạt tầm nhìn và bán hàng là 2 câu chuyện hoàn toàn khác nhau. Trên thực tế, chúng ta đều đã từng làm việc này rồi, ví như trình bày các kỹ năng và bán chúng để thu lợi nhuân (chính là việc gửi CV và đi làm). Hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi thuyết phục, tránh đưa ra những lời khiến đối phương khó hiểu, khó quyết định, và tập trung vào việc giải quyết triệt để một vấn đề khi được đưa ra.

5. Trở thành một nhà lãnh đạo

Mọi người thường nghĩ lãnh đạo là một cách nêu gương để người khác noi theo. Việc này rất quan trọng trong những thời điểm công ty đang gặp khó khăn và lòng tin của nhân viên giảm sút. Nhà lãnh đạo có nghĩa vụ phải trấn an và bảo vệ, cũng như coi trọng lợi ích của nhân viên.

Bạn không thể yêu cầu người khác làm cho mình trong khi bản thân không đặt ra tiêu chuẩn cao, không tạo động lực và cung cấp các công cụ cần thiết cho nhân viên để hoàn thành công việc. Trở thành một nhà lãnh đạo không đơn giản là nắm giữ một vị trí mà nó còn đòi hỏi đạo đức và sự chính trực trong lối lãnh đạo và tinh thần kinh doanh.

6. Biết nói “Không”

Là một chủ doanh nghiệp thành công, sẽ có những lúc bạn bắt buộc phải nói “Không”. Những yêu cầu đi ngược lại với quy tắc làm việc hoặc quy định của công ty đều cần phải từ chối. Nếu không biết từ chối, bạn sẽ tiêu tốn đáng kể thời gian và nguồn lực vào những việc vô bổ. Có thể bạn sợ làm mất lòng người khác nhưng là người dẫn đầu thì phải biết hy sinh một số thứ.

Những doanh nhân dày dạn kinh nghiệm sẽ biết tầm quan trọng của việc đầu tư vào bản thân. Họ học những kỹ năng có giá trị và rèn giũa theo thời gian, nỗ lực duy trì điểm mạnh và cải thiện điểm yếu. Giao tiếp, bán hàng, quản lý thời gian và nguồn lực chính là một trong những kỹ năng chính tạo nên một doanh nhân thành công.

Trà Giang – Theo Foundersguide

>> Xem thêm:

  • 7 Kỹ năng khởi nghiệp bạn không được học ở trường
  • 6 Bí kíp làm nên nhà quản trị nhân sự tài ba

Từ khóa » Doanh Nhân Thành đạt Là Gì