6 KỸ THUẬT PHÒNG THỦ TRONG BOXING

Nhắc đến phòng thủ chúng ta thường nghĩ tới ngay những võ sĩ nổi tiếng như Mayweather, Lomachenko, Mohamad ali... với kỹ năng phòng thủ siêu hạng. Cùng chiêm ngưỡng video này trước khi vào bài viết nhé

1. Footwork - Bộ pháp

a. Lùi

Là một trong những kỹ thuật phòng thủ hiệu quả nhất giúp giảm thiểu khả năng ăn đòn, nhưng vấn đề duy nhất là ta sẽ khó phản công

Ưu điểm:

- Là cách tránh đòn dễ dàng nhất

- Tránh được tất cả mọi chiêu thức của đối thủ

- Cách rất hữu dụng để khiến đối thủ bực tức và mất sức vì đánh hụt liên tiếp

- Thích hợp khi gặp đối thủ có bộ pháp chậm, hay sải tay ngắn

Nhược điểm:

- Khiến ta mất sức nhiều hơn

- Khó phản công

- Muốn phản công được đòi hỏi bộ pháp linh hoạt

REVIEW TRUNG TÂM ĐÀO TẠO BOXING HÀ NỘI CHI TIẾT VÀ KHÁCH QUAN NHẤT

b. di chuyển vòng quanh đối thủ

Linh hoạt nếu bạn muốn vừa phản công vừa né đòn tuy nhiên chỉ nên áp dụng khi thực sự cần thiết vì nó sẽ không hiệu quả lâu dài vì di chuyển xung quanh khiến bạn mất nhiều sức trong khi đối thủ chỉ cần di chuyển tay, vì thế nếu bạn thực sự muốn tung cú phản đòn quyết định hãy áp dung kỹ thuật này.

Ưu điểm:

- Di chuyển xung quanh giúp bạn tìm ra góc tấn công hiệu quả

- Làm phân tán sư tập trung của đối thủ

- Thích hợp khi gặp đối thủ có bộ pháp chậm

Nhược điểm:

- Khá rủi ro nếu bạn không nắm vững kỹ năng cận chiến

- Khó đấm chính xác khi di chuyển

- khiến bạn nhanh mất sức

Bí Quyết để có cú đấm mạnh

c. Tiến lên phía trước

Trùm lên người đối thủ luôn là cách kinh điển để né đòn, tiến đến thật gần vừa che tầm mắt của bạn đấu vừa cho bạn cơ hội rất lớn khóa chặt cánh tay anh ta và vô hiệu hóa khả năng tấn công của nó.

Ưu điểm:

- Làm đối thủ dễ mất thăng bằng

- Vô hiệu hóa cú đấm từ đối thủ

- Hiệu quả khi gặp đối thủ nhỏ con hoặc chân yếu hơn

Nhược điểm

- Phản tác dụng nếu gặp người có khả năng cận chiến giỏi

- Nếu đối thủ trụ vững bạn sẽ mất sức rất nhiều

- Dễ dàng ăn hành nếu hấp tấp mà không khóa được tay bạn đấu

Tự tập boxing cho người mới bắt đầu

2. Che chắn (be tay) - block

Chiêu phòng thủ rất cơ bản và dễ dàng do không đòi hỏi nhiều kỹ năng hay sức mạnh, vừa tránh đòn vừa tận dụng cơ hội phản công. Tuy nhiên, chiêu này sẽ không hiệu quả khi gặp đối thủ có cánh tay dài hoặc to con hơn bạn và đương nhiên chỉ có thể giảm chấn thương nhưng không giúp bạn tránh được đòn.

HLV Nguyễn Việt Hùng hướng dẫn kỹ thuật cho các học viên CLB

Ưu điểm:

- Áp dụng được với mọi loại đấm (trừ những cú đấm quá mạnh)

- Hữu hiệu nhất với jab - đòn tấn công phổ biến nhất

- Đơn giản, dễ dàng, linh hoạt

- Hiệu quả khi gặp đấu thủ thích đấm nhanh

- Tăng khả năng phòng thủ khi cận chiến

Nhược điểm:

- Đòi hỏi tốc độ của cánh tay nếu muốn phản công khi dùng chiêu che chắn

- Vẫn đau nếu gặp đối thủ to lớn và mạnh mẽ

- Không nên lạm dụng nếu thi đấu cùng người có cánh tay dài có thể đẩy bạn ra xa

- Tầm nhìn có thể bị hạn chế

- Có thể bị mắc kẹt trong bẫy phòng thủ

Cách chọn size găng boxing chuẩn

3. Đỡ đòn/gạt đòn

Khá tương tụ với chiêu thức trên cộng thêm việc dùng tay làm chệch hướng cú đấm của đối phương, lợi dụng đà tấn công của đối thủ khiến anh ta lệch khỏi trọng tâm, đối thủ càng dùng nhiều lực bạn càng dễ làm họ mất thăng bằng, thậm chí là ngã.

Những boxer có cánh tay dài lai càng dễ đối phó hơn vì họ cần thời gian lâu hơn để rút tay về sau mỗi lần đấm vì thế chiêu này khiến họ nhanh mỏi đồng thời làm lộ phần thân giúp bạn có cơ hội phản công.

Ưu điểm:

- Cực kỳ hiệu quả với đối thủ uy lực

- Càng hữu dụng khi gặp cú đấm thẳng tay/dài/cú đẩy

- Khiến đối thủ mất thế thăng bằng và kéo dài thời gian rút tay sau mỗi lần tấn công

- Nên áp dụng khi gặp boxer có cánh tay dài/lực đấm mạnh

- Khi bạn thấp hơn bạn đấu sẽ dễ dàng làm chệch hướng cú đấm của đối phương

- Dễ dàng hơn nếu đối phương nắm vào đầu bạn

Nhược điểm:

- Không hiệu quả với cú đấm nhanh/nhẹ/cong

- Thường không chống đỡ được đòn liên hoàn

- Nếu đối thủ chỉ nhử đòn, bạn sẽ không che chắn được phần thân

- Không nên áp dụng ở cự ly gần

- Không hiệu quả lắm nếu đối phương muốn tấn công vào phần body.

4. Cuộn người/vai - shoulder roll

Cuộn vai là bước tiến từ kỹ thuật gạt đòn, thay vì dùng tay làm chệch hướng cú đấm từ đối thủ nay ta dùng thân người. Kỹ thuật này rất tuyệt vời ở chỗ ban có thế dùng thân đỡ đòn trong khi vẫn rảnh tay để phản công và đặc biệt là nó có thể áp dụng được ngay cả khi bạn bị tấn công liên hoàn, bất kể cự li gần.

Tuy nhiên ban nên cực kỳ cẩn trọng khi đối thủ muốn giăng bẫy vì nó sẽ không còn tác dụng nếu ho chỉ đấm nhanh và không dụng lực như jab - đòn tấn công phổ biến, và sẽ tệ hại hơn nếu bạn cuộn nhằm hướng, để áp dụng chiêu này rõ ràng đòi hỏibạn phải có sự tập luyện.

Ưu điểm:

- Hiệu quả với đòn liên hoàn

- Giải phòng đôi tay để phản công nhanh hơn hoăc dùng che chắn đầu/thân

- Tiết kiệm sức lực cho phần vai và cánh tay

- Có thể áp dụng khi bạn bị mất thăng bằng

Nhược điểm

- Không hữu dụng với những cú đấm yếu như jab

- Giảm hiệu quả khi bạn gặp đối thủ có tay thuận ngược với mình (thuận tay trái đấu với người thuận tay phải)

5. Né qua hai bên- slip

Đây là kỹ thuật điêu luyện nhất khi nhắc đến phòng thủ trong boxing, boxer cần né hoàn toàn sang một bên thường là bên ngược lai với cú đấm, nó đặc biệt hiệu quả vì cả tay lẫn ngời bạn đều được giải phóng để phản công hoặc thoát thân.

Chiêu thức này đòi hỏi kỹ năng và sự chú ý cao độ vì bạn không chỉ tránh được đòn mà còn phải vào vị trí phản công ngay lặp tức nếu không muốn bị ăn đòn liên hoàn, nếu có bất kỳ sai sót nào bạn sẽ ăn ngay cú đấm chính diện.

Né qua hai bên gần như là cách duy nhất và tốt nhất khi gặp đối thủ nhanh nhẹn hoặc cao hơn ban khi bạn muốn rút ngắn khoảng cách và đương nhiên nó cực kỳ tốn sức cả thể chất lẫn tinh thần.

HLV Nguyễn Việt Hùng hướng dẫn kỹ thuật cho các học viên CLB

Ưu điểm:

- Giải phóng tay và thân để phản công bất kỳ lúc nào.

- Khiến đối thủ lộ sơ hở

- Tránh được hoàn toàn cú đấm nhưng không bị kéo dài khoảng cách như chiêu thức ở mục 1a

- Hữu dụng khi bạn bị dồn vào góc kẹt

- Bảo toàn lực cho vai và cánh tay

- Phá vỡ thế liên hoàn

HLV Nguyễn Việt Hùng hướng dẫn kỹ thuật cho các học viên CLB

Nhược điểm:

- Đòi hỏi kỹ thật điêu luyện

- Cực kỳ nguy hiểm nếu đối thủ cố tình giăng bẫy đánh nhử hoặc bạn né trật

- Không hiệu quả lắm nếu bị tấn công vào thân

6. Phản công

Đúng vậy, tấn công luôn là cách tối ưu để phòng thủ, chính là một mũi tên trúng hai con nhạn, vừa tránh được đòn vằ tấn công đối thủ.

Ưu điểm:

- Duy trì khí thế tấn công

- Cách tốt nhất để lật ngược tình thế từ bị động sang chủ động

- Phản công thường gây thương tích nhiều nhất cho đối thủ

- Tiết kiệm năng lượng vì bạn vừa tấn công vừa phòng thủ cùng lúc

Nhược điểm:

- Đòn phản công của bạn vẫn có thể bị phản công ngược lại

- Dễ bị đối thủ cuốn theo nhịp tấn công của họ khiến bạn mất sức

- Dễ lộ sơ hở

hãy xem kỹ thuật phòng thủ băng đòn jab của Golovkin

Thật ra không có kỹ thuật phòng thủ nào là tốt nhất cho mọi trường hợp hay mọi boxer. Hãy áp dụng chiêu thức mà bạn thấy tự nhiên nhất cho thể trạng của bạn và tình hình thi đấu, tránh suy nghĩ quá nhiều chỉ khiến bạn mất thời gian mà thôi. Những boxer tài năng luôn ứng biến linh hoạt trong mọi tình huống, đó là một trong những tố chất tiên quyết nếu bạn muốn thành công trong bộ môn này. Bạn đã thấy được rằng boxing đòi hỏi tư duy cao chứ không hẳn chỉ toàn sức mạnh cơ bắp chưa?

Cuối cùng hãy luôn ghi nhớ rằng: Kỹ thuật phòng thủ nằm ở việc tránh được đòn mà vẫn ở trong phạm vi tấn công. Chúc các bạn may mắn!

DANH SÁCH CÁC PHÒNG BOXING TRÊN TOÀN QUỐC

BÍ QUYẾT ĐỂ CÓ CÚ ĐẤM MẠNH

Từ khóa » Những Kỹ Thuật Cơ Bản Của Boxing