6 Loại Chất độc Kinh Hoàng Từng được Sử Dụng Trên Thế Giới

6 loại chất độc kinh hoàng từng được sử dụng trên thế giới Thái Bình 10/04/2018 09:49

(Baonghean.vn) - Ngày 8/4, một vụ tấn công bằng chất độc thần kinh Sarin đã xảy ra tại thị trấn Douma, Syria, khiến ít nhất 70 người thiệt mạng. 5 loại chất độc hóa học dưới đây từng được sử dụng trên thế giới.

1. Chất độc thần kinh VX

 Chất độc thần kinh VX được bảo quản trong 1,269 thùng chứa bằng thép tại Ấn Độ, ngày 18 tháng 11 năm 1997.
Chất độc thần kinh VX được bảo quản trong 1.269 thùng chứa bằng thép tại Ấn Độ, ngày 18 tháng 11 năm 1997.

VX là một trong những vũ khí hóa học phổ biến nhất do người Anh sản xuất vào đầu thập niên 50. Liên Hợp quốc đã liệt VX vào danh sách vũ khí hủy diệt hàng loạt theo nghị quyết 687. Năm 1958, công thức sản xuất loại vũ khí này rơi vào tay người Mỹ và Washington đã quyết định sản xuất VX trên quy mô lớn vào năm 1961.

Loại vũ khí này là hóa chất lỏng, giết chết nạn nhân bằng enzyme exetylcholinesterase. Nạn nhân tiếp xúc với nó chắc chắn sẽ tử vong nếu không rửa sạch chất lỏng kịp thời.

Trong điều kiện thời tiết bình thường, VX có thể tồn tại nhiều ngày. Ở môi trường lạnh, VX có thể tồn tại tới vài tháng. Khi nhiễm độc, nạn nhân sẽ gặp các triệu chứng tăng hoặc giảm huyết áp đột ngột, mờ mắt, tức ngực, ho, tiêu chảy, chảy dãi, ra mồ hôi nhiều, buồn ngủ, đau mắt, nhức đầu, tiểu tiện nhiều, đau bụng, thở nhanh, chảy mũi, suy tim, co giật.

2. Chất độc Sarin

Sarin là một chất độc cực mạnh được dùng làm vũ khí hóa học
Sarin là một chất độc cực mạnh được dùng làm vũ khí hóa học.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), sarin có khả năng gây chết người mạnh gấp 26 lần so với xyanua. Chỉ một giọt sarin nhỏ bằng kim châm cũng có thể đoạt mạng một người nhanh chóng. Nặng hơn không khí, chất độc sarin có thể tồn tại trong 6 tiếng. Khi nhiễm độc, nạn nhân sẽ có các triệu chứng đau đầu, buồn nôn, mờ mắt, chảy nước dãi, co giật, ngừng hô hấp và bất tỉnh.

Năm 2017, một vụ tấn công bằng chất độc sarin xảy ra tại khu vực do phe đối lập kiểm soát ở thủ đô Damascus của Syria, khiến hơn 1.300 người thiệt mạng, trong đó có nhiều phụ nữ và trẻ em. Năm 1995, Sarin cũng được dùng trong vụ tấn công một ga tàu điện ngầm ở thủ đô Tokyo của Nhật Bản, làm 13 người thiệt mạng và hàng nghìn người bị thương.

3. Khí độc mù tạt

Những người lính trong Chiến tranh thế giới thứ nhất bị mù do khí mù tạt.
Những người lính trong Chiến tranh thế giới thứ nhất bị mù do khí mù tạt.

Khí mù tạt hay còn gọi là mù tạt lưu huỳnh, tên gọi của nó được bắt nguồn từ mùi hăng giống cây mù tạt (cây cải), tỏi hay hành tây. Khí mù tạt nguyên chất là chất lỏng nhớt không màu, ở nhiệt độ 25-28 độ C.

Khí mù tạt, hay còn gọi mù tạt lưu huỳnh, gây ra những vết bỏng hóa học trên da, mắt và phổi. Nó có thể gây chết người, khiến nạn nhân tàn tật, gây ung thư hoặc mù vĩnh viễn.

Trong chiến tranh Iran-Iraq, khí mù tạt đã thấm qua miếng che mặt mà người Iran thường đeo (vì lý do tôn giáo) và gây tổn thương cho họ. Khí độc mù tạt cũng có thể dễ dàng thấm qua quần áo, giày dép và các nguyên liệu khác.

4. Phosgene - khí độc cực kỳ nguy hiểm

Bom chứa phosgene/
Bom chứa phosgene.

Cho đến ngày nay, phosgene được coi là một trong những vũ khí hóa học nguy hiểm nhất hiện có. Nó được sử dụng lần đầu tiên kết hợp cùng khí clo vào ngày 19/12/1915, khi quân đội Đức thả 88 tấn khí vào quân đội Anh, khiến 120 người thiệt mạng và 1069 người bị thương.

Phosgene là một hóa chất công nghiệp được sử dụng trong chế tạo nhựa và thuốc trừ sâu. Nó là một tác nhân gây nghẹt thở, hoạt động dựa trên cơ sở tấn công các mô phổi.

Khi mới tiếp xúc, nạn nhân có triệu chứng ho, cảm giác cháy trong cổ họng và chảy nước mắt, xót mắt, thị lực mờ, thở dốc và ói mửa, sau đó khó thở, ho ra chất dịch màu hồng, huyết áp thấp, suy tim.

5. Khí độc Clo

Nhiều binh sĩ Pháp thấy họng đau rát, khó thở và ngã khi hít khí độc trên chiến trường. Ảnh: Planeta.ru
Nhiều binh sĩ Pháp thấy họng đau rát, khó thở và ngã khi hít khí độc trên chiến trường. Ảnh: Planeta.ru

Quân Đức đã sử dụng Clo để tiêu diệt đối phương trên chiến trường lần đầu tiên vào ngày 22/4/1915. Người Đức đã triển khai hàng ngàn bình khí clo và tiêu diệt toàn bộ 2 sư đoàn của Pháp và Algeria. Khí độc này khiến nạn nhân cảm thấy đau nhói ở cổ họng và ngực.

Khí clo ngấm vào dịch cơ thể, ăn mòn mắt, cổ họng và phổi. Nó có thể phản ứng với nước trong niêm mạc phổi để tạo thành axit clohydric, một chất kích thích gây tử vong.

6. Chất độc da cam

Trẻ em Vịệt Nam, nạn nhân chất độc da cam do Mỹ ném xuống chiến trường Việt Nam những năm 60,70 ở thế kỷ trước.
Trẻ em Việt Nam, nạn nhân chất độc da cam do Mỹ ném xuống chiến trường Việt Nam những năm 60,70 ở thế kỷ trước.

Chất độc da cam (Agent Orange) là hỗn hợp gồm hai loại thuốc diệt cỏ, và nổi tiếng nhất cho việc sử dụng trong chiến tranh Việt Nam. Đây không phải là vũ khí hóa học theo đúng nghĩa nhưng mối nguy hiểm lại không kém gì vũ khí hóa học, được Mỹ sử dụng với tư cách vũ khí hóa học để triệt tiêu sự sống của con người lẫn môi trường.

Mặc dù được thiết kế như thuốc diệt cỏ, nhưng chất độc da cam lại chứa một lượng lớn dioxin, hợp chất có độc tính cực lớn, nên biến nó trở thành một trong những vũ khí hóa học "chết chóc" nhất trong lịch sử của nhân loại.

Ở nồng độ cao, dioxin gây viêm nhiễm da, phổi và các mô nhầy với mức độ trầm trọng, đôi khi dẫn đến bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, phù phổi, bệnh tiểu đường, bệnh về mắt, gan, thận và nhiều chứng bệnh nan y khác. Đây cũng là chất gây ung thư nghiêm trọng, như ung thư thanh quản và ung thư phổi.

Ước tính, việc sử dụng chất độc da cam trong chiến tranh Việt Nam đã làm cho trên 400.000 người bị thiệt mạng hoặc bị thương, và 500.000 trẻ em sinh ra bị dị tật bẩm sinh nghiêm trọng. Chỉ riêng chất độc da cam có thể gây tử vong cao gấp 10 lần so với tất cả các loại vũ khí hóa học khác cộng lại./.

Hình ảnh tang thương sau vụ nghi tấn công vũ khí hóa học ở Syria

Hình ảnh tang thương sau vụ nghi tấn công vũ khí hóa học ở Syria

Các chuyên gia y tế của Syria thống kê, ít nhất 70 người đã thiệt mạng và vô số nạn nhân khác bị thương trong một vụ tấn công nghi dùng vũ khí hóa học, nhắm vào thành trì của lực lượng nổi dậy tại khu vực Douma, Đông Ghouta.

Từ khóa » Khí Mù Tạt