6 Loại Chuẩn Mạng Không Dây Khác Nhau? Tính Năng Như Thế Nào?

Mạng không dây phổ biến tại các thiết bị phát sóng mạng. Các chuẩn mạng không dây bao gồm 6 loại như: 802.11b, 802.11a, 802.11g, 802.11n và 802.11ac, 802.11ax. Khi mua một thiết bị mạng bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều lựa chọn. Vì thế tính năng của mỗi mạng như thế nào? Cùng NetworkPro tìm hiểu nhé!

>>> Xem thêm 3 Chuẩn Công Nghệ WiFi Không Dây Phổ Biến Hiện Nay

>>> Xem thêm Tổng Hợp Thông Tin Về Băng Thông (Bandwidth)

Sơ lược về mạng không dây

Mạng không dây (hay còn gọi là mạng Wi-Fi, mạng Wireless, 802.11). Là mạng kết nối các thiết bị có khả năng thu phát sóng lại với nhau không sử dụng dây dẫn mà sử dụng sóng vô tuyến được truyền dẫn trong không gian thông qua các trạm thu/phát sóng.

mạng không dây (2)

Thế hệ 1 – Chuẩn WiFi 802.11

Năm 1997, IEEE (Institute of Electrical and Electronics Engineers) đã tạo ra chuẩn 802.11 là chuẩn đầu tiên cho WLAN. Tuy nhiên, 802.11 chỉ hỗ trợ cho băng tần mạng cực đại lên đến 2Mbps – quá chậm đối với hầu hết các ứng dụng. Ngày nay, các sản phẩm theo chuẩn 802.11 không được sản xuất nữa.

Thế hệ 2 – Chuẩn WiFi 802.11b & WiFi 802.11a

Chuẩn WiFi 802.11b

Mở rộng trên chuẩn 802.11 tạo ra chuẩn 802.11b. Chuẩn 802.11b sử dụng tần số tín hiệu vô tuyến không được kiểm soát (2.4 GHz) giống như chuẩn ban đầu 802.11. Chuẩn này hỗ trợ băng thông lên đến 11Mbps. Tại thời điểm đó, các nhà cung cấp thích sử dụng tần số của chuẩn 802.11b để giảm chi phí sản xuất. 

Chuẩn WiFi 802.11a

Trong khi 802.11b vẫn đang được phát triển, IEEE đã tạo một mở rộng thứ hai cho chuẩn 802.11 có tên gọi 802.11a. Thực tế là, 802.11a và 802.11b được tạo một cách đồng thời. Nhưng vì 802.11b được sử dụng rộng rãi quá nhanh so với 802.11a, nên 802.11a thường được sử dụng trong các mạng doanh nghiệp còn 802.11b thích hợp hơn với mạng gia đình.

Chuẩn mạng không dây 802.11a hỗ trợ băng thông lên đến 54 Mbps và 5GHz. Tần số của 802.11a cao hơn so với 802.11b nên phạm vi của hệ thống hẹp hơn so với 802.11b.

Thế hệ 3 – Chuẩn WiFi 802.11g

Vào năm 2002 và 2003, các sản phẩm WLAN hỗ trợ một chuẩn mới hơn đó là 802.11g. Đây là chuẩn được đánh giá cao trên thị trường vào thời gian đó. Với những ưu điểm của của chuẩn 802.11a và 802.11b đã kết hợp lại tạo ra chuẩn mạng không dây 802.11g. Nó hỗ trợ băng thông lên đến 54Mbps và sử dụng tần số 2.4 Ghz để có phạm vi rộng. Và 802.11g có khả năng tương thích với các chuẩn 802.11b. 

Thế hệ 4 – Chuẩn WiFi 802.11n

802.11n (tắt là Wireless N) được thiết kế để cải thiện cho 802.11g trong tổng số băng thông được hỗ trợ bằng cách tận dụng nhiều tín hiệu không dây và các anten (công nghệ MIMO). Chuẩn 802.11n cung cấp băng thông tối đa lên đến 600 Mbps, phạm vi tốt hơn những chuẩn WiFi trước đó do cường độ tín hiệu của nó đã tăng lên, và 802.11n có khả năng tương thích ngược với các thiết bị 802.11b, 802.11g. Chuẩn 802.11n hỗ trợ tối đa 4 luồng đồng thời.

802.11n sử dụng nhiều ăng-ten không dây song song để truyền và nhận dữ liệu. Thuật ngữ MIMO (Multiple Input, Multiple Output) liên quan đề cập đến khả năng của 802.11n và các công nghệ tương tự để phối hợp nhiều tín hiệu vô tuyến đồng thời.  MIMO giúp tăng cả phạm vi và thông lượng của mạng không dây.

Các thiết bị 802.11n hoạt động ở cả băng tần 2.4 GHz và 5 GHz.

Thế hệ 5 – Chuẩn WiFi 802.11ac

802.11ac là chuẩn WiFi được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. 802.11ac sử dụng công nghệ không dây băng tần kép, hỗ trợ các kết nối đồng thời trên cả băng tần 2.4 GHz và 5 GHz. 802.11ac cung cấp khả năng tương thích ngược với các chuẩn 802.11b, 802.11g, 802.11n và băng thông đạt tới 1.300 Mbps trên băng tần 5GHz, 450 Mbps trên 2.4GHz.

mạng không dây 802.11ac

Thế hệ 6 – Chuẩn WiFi 802.11ax

Wi-Fi 802.11ax là tên gọi của chuẩn mạng không dây WiFi thế hệ thứ 6 mới nhất (gọi tắt là WiFi 6). Thế hệ này với nhiều cải tiến mạnh mẽ so với thế hệ 5.

WiFi 6 được áp dụng chính thức từ năm 2019. Hứa hẹn khả năng đáp ứng nhu cầu của một “thế giới số” đang ngày càng phát triển.

Tốc độ kết nối cực nhanh, giảm độ trễ. Chuẩn 802.11ax cho tốt độ đạt 9.6Gbps tăng 40% so với thế hệ 5 (6.9Gbps). Được trang bị công nghệ OFDMA giúp loại bỏ gần như hoàn toàn thời gian chờ khi gửi, nhận dữ liệu. Từ đó giảm độ trễ, nâng cao tốc độ, trải nghiệm sử dụng tiện lợi hơn.

mạng không dây wifi 6

Ưu và nhược điểm của mạng không dây

Ưu điểm

– Độ tin tưởng cao trong kết nối mạng của các doanh nghiệp.

– Sự tăng trưởng mạnh mẽ của mạng Internet và các dịch vụ trực tuyến.

– Mạng Wireless cung cấp hiệu suất cao.

– Khả năng lưu động cải thiện hiệu suất và dịch vụ.

– Đơn giản và tốc độ nhanh, linh hoạt trong cài đặt.

– Giảm bớt giá thành sở hữu.

– Tính năng linh hoạt cao.

Nhược điểm

– Khả năng bị tấn công của người dùng là rất cao.

– Chuẩn 802.11g với các thiết bị chuẩn thì phù hợp trong một căn nhà, nhưng với một toà nhà lớn thì không đáp ứng được.

– Vì sử dụng sóng vô tuyến nên việc bị nhiễu, tín hiệu bị giảm do tác động của các thiết bị khác là không tránh khỏi.

– Tốc độ của mạng không dây (1 – 125 Mbps) rất chậm so với mạng sử dụng cáp (100 Mbps đến hàng Gbps).

Các bộ phát WiFi 6 tốt nhất hiện nay

Aruba Instant On AP22

– Hỗ trợ công nghệ WiFi 6.

– Người dùng đồng thời: 75+.

– Bảo hành chính hãng 12 tháng.

UniFi 6 Lite

– 2×2 Wi-Fi 6 hiệu quả cao.

– Người dùng đồng thời: 300+.

– Bảo hành chính hãng 12 tháng.

Ruijie RG-AP820-L (V2)

– WiFi 6 tốc độ lên đến 1.775Gbps.

– Hỗ trợ tối đa 1024 người dùng | Tối đa 32 SSID.

– Bảo hành chính hãng 36 tháng.

Cambium XV3-8 WiFi 6

– Hỗ trợ chuẩn 802.11 ax.

– Hỗ trợ lên đến 1024 người dùng cùng lúc.

– Bảo hành chính hãng 36 tháng.

Ruckus R730 Indoor 802.11 ax

– Tốc độ wifi lên tới 4800 Mbps.

– Các cổng MultiGigabit tốc độ lên tới 5Gbps. 

– Hỗ trợ lên đến 1024 Client.

Kết luận 

Có 6 loại mạng không dây với những tính năng tốc độ khác nhau. So với hiện nay, trong tương lai gần, khi được triển khai rộng rãi, chuẩn WiFi 802.11ax thế hệ thứ 6 sẽ trở nên phổ biến, được hỗ trợ trên nhiều thiết bị hơn. Từ đó tốc độ, khả năng kết nối trực tuyến sẽ cải thiện đáng kể.

>>> Xem thêm WiFi 6E – Bước Đột Phá Công Nghệ WiFi Mới Nhất Hiện Nay

>>> Xem thêm Công Nghệ MIMO Và Beamforming Mang Lại Hiệu Quả Ra Sao?

Từ khóa » Chuẩn Wifi Thông Dụng Là Chuẩn Kết Nối