6 Mẹo Hay Giúp Giảm đau Sau Khi Tiêm Ngừa Vắc Xin Cho Trẻ

Tiêm ngừa vắc xin cho trẻ đóng vai trò quan trọng trong việc phòng bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu bé bị đau sau tiêm, bạn hãy áp dụng 6 cách giảm đau sau khi tiêm ngừa vắc xin cho trẻ của Hello Bacsi.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Do đó, việc tiêm phòng các bệnh nguy hiểm cho trẻ rất cần thiết. Bạn nên nắm rõ lịch tiêm chủng cho trẻ để đưa con đi chích ngừa đầy đủ. Tùy vào cơ địa của bé, có một số bé có thể bị tác dụng phụ sau khi chủng ngừa như cáu gắt, sốt, đỏ và sưng ở vị trí tiêm. Nếu trẻ có triệu chứng bất thường khiến bạn lo lắng, đừng ngần ngại đưa con đến chuyên gia y tế khám. Bác sĩ sẽ kê thuốc để hạ sốt và những triệu chứng khác. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng 7 cách giảm đau cho trẻ sau khi tiêm phòng trong bài viết dưới đây của Hello Bacsi.

1. Cho trẻ nghỉ ngơi nhằm giảm bớt cơn đau sau khi tiêm ngừa vắc xin

Sau khi tiêm ngừa, trẻ sơ sinh thường khó chịu, buồn ngủ và không muốn bú trong nhiều giờ. Trong tình huống này, bạn nên lên kế hoạch cho con nghỉ ngơi yên tĩnh tại nhà. Bạn hãy để con nghỉ ngơi trong phòng mát mẻ, thoải mái, đảm bảo cho con mặc đồ thoáng mát. Cách giảm đau sau khi tiêm ngừa vắc xin cho trẻ này tưởng như đơn giản nhưng mang lại nhiều hiệu quả tích cực.

Bạn có thể xem thêm:

Trẻ tiêm phòng về ngủ nhiều có nguy hiểm không? Cha mẹ nên làm gì?

2. Ôm bé

mẹ ôm bé vào lòng

Bạn nên giữ bé bên cạnh vì bé cần được chăm sóc và giữ bình tĩnh lúc này. Trong khi bé yêu vẫn thấy khó chịu, mách mẹ cách giảm đau cho trẻ sau khi tiêm phòng là hãy ẵm bồng con thoải mái trên tay.

3. Cách giảm đau sau khi tiêm ngừa vắc xin cho trẻ: Cho con bú

Bé bú mẹ trong khi tiêm ngừa vắc xin sẽ giúp trẻ ít khóc hơn. Các chuyên gia cho rằng, việc trẻ tập trung bú mẹ trong khi tiêm ngừa sẽ làm trẻ quên cơn đau nhanh chóng. Ngoài ra, cho con bú sau khi tiêm ngừa cũng là một cách làm giảm đau vết tiêm bắp hiệu quả.

Bạn có thể xem thêm:

Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh bỏ bú sau khi tiêm ngừa: Nguyên nhân và cách khắc phục

4. Cách giảm đau cho bé sau khi tiêm phòng: Chườm khăn sạch

Nhiều bé đi tiêm về bị đau chân, sưng vết tiêm. Vậy, cách làm giảm đau vết tiêm bắp chân nói riêng hay cách làm giảm đau chỗ tiêm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nói chung là gì?

Một cách hiệu quả để làm giảm cơn đau cho trẻ sau khi tiêm vắc xin là chườm khăn ướt sạch, mát lên vùng da bị sưng. Điều này giúp giảm đau nhức xung quanh vùng được tiêm. Bạn có thể chườm lạnh trong 24 giờ đầu sau khi tiêm ngừa. Tuy nhiên, nếu tình trạng sưng đau không cải thiện trong vòng 24 giờ sau tiêm, bạn nên đưa bé đến bác sĩ khám.

Lưu ý khi áp dụng mẹo giảm đau sau khi tiêm ngừa vắc xin cho trẻ bằng cách chườm khăn:

Trong trường hợp, vết tiêm sưng to, hạch sưng kéo dài nhiều tuần thì tốt nhất là bạn nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị.

5. Giảm đau sau khi tiêm ngừa vắc xin cho trẻ thông qua các trò chơi

giảm đau sau khi tiêm ngừa vắc xin cho trẻ

Để giúp trẻ không khóc sau khi tiêm vắc xin, bạn hãy áp dụng giảm đau sau khi tiêm ngừa vắc xin cho trẻ: Làm cho trẻ bị phân tâm. Bạn có thể mang theo những món đồ chơi mà trẻ thích để thu hút sự chú ý của trẻ khi tiêm ngừa. Ngoài ra, bạn cũng có thể cho con xem tivi để quên cơn đau.

Bạn có thể xem thêm:

Những món bé không nên ăn sau chích ngừa để tránh biến chứng sau tiêm

6. Cách giảm đau chỗ tiêm cho trẻ: Thêm đường

Làm sao để giảm đau sau khi tiêm ngừa vắc xin cho trẻ? Đường có thể giúp trẻ sơ sinh uống thuốc dễ dàng và có thể làm giảm mức độ đau do tiêm ngừa. Cách giảm đau vết tiêm cho trẻ bằng đường đặc biệt hữu ích cho trẻ dưới 6 tháng tuổi. Do đó, trước khi tiêm vắc xin, bạn có thể cho trẻ uống một chút nước đường hoặc nhúng núm vú giả vào đường rồi chó bé ngậm.

7. Sử dụng phương pháp 5S để giảm đau sau khi tiêm ngừa vắc xin cho trẻ

Một trong những cách giảm đau chỗ tiêm cho trẻ được đánh giá là mang lại hiệu quả cao chính là áp dụng phương pháp 5S giúp trẻ bình tĩnh sau khi tiêm phòng. Phương pháp 5S bao gồm:

  • Quấn trẻ (swaddle) ngay sau khi tiêm phòng.
  • Đặt bé nằm nghiêng (on the side) hoặc nằm sấp (on the stomach).
  • Phát ra âm thanh “sh” (shushing sound) để dỗ trẻ và khiến bé cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Đung đưa (swing) trẻ trong tay hoặc trong nôi cho trẻ sơ sinh.
  • Đưa cho trẻ núm vú giả, bình sữa hoặc vú mẹ để trẻ bú (suck).

Bạn có thể xem thêm:

Có nên tắm cho trẻ sau khi tiêm phòng hay không? Đừng bỏ lỡ!

Sự quan tâm và chăm sóc của bố mẹ đóng vai quan trọng khi bé chủng ngừa. Hy vọng bài viết đã cung cấp những kiến thức bổ ích về cách giảm đau cho trẻ sau khi tiêm phòng. Việc áp dụng những mẹo giảm đau sau khi tiêm ngừa vắc xin cho trẻ này sẽ giúp ích bạn rất nhiều.

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Từ khóa » Cách Tiêm Vắc Xin Không đau