6 Nguyên Nhân Gây đau Bụng Quanh Rốn Và Cách Xử Trí - Medihub

Việc đánh giá đúng cơn đau đòi hỏi sự hiểu rõ các nguyên nhân, cũng như cách thức chẩn đoán bệnh. Đặc biệt cần phải chú trọng đối với người già và trẻ em – những đối tượng dễ xuất hiện các biến chứng đặc biệt nguy hiểm.

Có nhiều nguyên nhân được cho là gây nên các cơn đau bụng quanh rốn, một trong số đó xuất phát từ những biến chứng, căn bệnh thông thường sau:

Triệu chứng điển hình của viêm đường tiêu hóa là tiêu chảy và đau bụng quanh rốn.
Triệu chứng điển hình của viêm đường tiêu hóa là tiêu chảy và đau bụng quanh rốn.

1. Viêm đường tiêu hóa

Các “hung thủ” được xác định gây viêm đường tiêu hóa là các loại vi rút, vi khuẩn, sinh vật ký sinh… Ngoài cơn đau bụng quanh rốn, có thể có những triệu chứng đi kèm sau:

  • Tiêu chảy
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Sốt
  • Da ẩm ướt và đổ nhiều mồ hôi

Điều trị: Thông thường, các triệu chứng trên sẽ tự biến mất sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu bạn mắc chứng tiêu chảy hay ói mửa sẽ dẫn đến tình trạng mất nước nếu không được bổ sung kịp thời. Đặc biệt đối với các đối tượng như trẻ em, người già, người suy giảm miễn dịch cần cảnh giác.

2. Viêm ruột thừa

Đau bụng quanh rốn cũng được xem là dấu hiệu sớm của chứng viêm ruột thừa. Trên thực tế, nếu mắc phải chứng viêm ruột thừa, bạn sẽ cảm thấy những cơn đau nhói xung quanh rốn; thậm chí ở vùng bụng dưới bên phải kèm theo các triệu chứng:

  • Phình bụng
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Những cơn đau thắt khi ho hay vận động mạnh
  • Rối loạn tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy
  • Sốt…

Điều trị: Nếu nghi ngờ/bị viêm ruột thừa, hãy đến các cơ sở y tế để can thiệp kịp thời nhằm tránh ruột thừa bị vỡ – đó là biến chứng nặng nề, gây đe dọa đến tính mạng. Hướng điều trị cho vấn đề này đó là phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa.

Viêm loét dạ dày - tá tràng gây đau bụng dữ dội.
Viêm loét dạ dày - tá tràng gây đau bụng dữ dội.

3. Viêm loét dạ dày – tá tràng

Triệu chứng cơ bản của viêm loét dạ dày – tá tràng là những cơn đau nóng rát xung quanh rốn, hay thậm chí lan lên đến vùng xương ức. Ngoài ra còn kèm:

  • Đau dạ dày
  • Cảm giác đầy hơi; ợ hơi
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Lười ăn

Điều trị: Rơi vào trường hợp này bạn cũng nên đi khám bác sĩ sớm. Bác sĩ sẽ nhận định các triệu chứng và các xét nghiệm hỗ trợ khác để đưa ra phương pháp điều trị, các loại thuốc phù hợp với tình trạng bệnh.

4. Viêm tụy cấp

Bệnh xuất hiện bất ngờ, đột ngột do việc sử dụng các chất có cồn, các tác nhân truyền nhiễm, thuốc và cả sỏi mật… Bệnh gây đau bụng quanh rốn kèm các triệu chứng:

  • Buồn nôn và ói mửa
  • Sốt
  • Tim đập nhanh

Điều trị: Trường hợp bệnh nhẹ có thể điều trị với phần tụy còn lại, dịch truyền tĩnh mạch và thuốc giảm đau. Trường hợp nghiêm trọng hơn cần được đưa vào bệnh viện điều trị và nếu nguyên nhân được xác định là do sỏi mật cần tiến hành phẫu thuật loại bỏ sỏi.

Tắc nghẽn ruột non có thể dẫn đến đau bụng và buồn nôn.
Tắc nghẽn ruột non có thể dẫn đến đau bụng và buồn nôn.

5. Tắc nghẽn ruột non

Tình trạng tắc nghẽn có thể diễn ra ở một phần hay toàn bộ ruột non, ngăn thức ăn đi qua hệ thống tiêu hóa. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ trở thành một biến chứng nguy hiểm. Tắc nghẽn ruột non được xác định xuất phát từ:

  • Chất truyền nhiễm
  • Hội chứng sa ruột, bệnh viêm ruột
  • Khối u, vết sẹo từ ca phẫu thuật bụng trước

Tắc nghẽn ruột non không chỉ gây ra những cơn đau bụng quanh rốn, mà còn những biến chứng sau:

  • Buồn nôn và ói mửa; Phình bụng
  • Mất nước; Sốt
  • Táo bón nặng
  • Tim đập nhanh

Điều trị: Người bị tắc nghẽn ruột non sẽ được đưa vào viện điều trị. Tại đó, các bác sĩ sẽ truyền dịch tĩnh mạch và thuốc nhằm lại dịu cơn buồn nôn và ói mửa, sử dụng liệu pháp nhằm làm giảm sức ép của ruột, hay phẫu thuật nhằm “sửa chữa” sự tắc nghẽn, đặc biệt khi nguyên nhân được xác định là do ca phẫu thuật bụng trước đó.

6. Phình động mạch chủ

So với các nguyên nhân gây đau bụng quanh rốn trên, đây là nguyên nhân khá nghiêm trọng, gây ra bởi sự suy yếu hoặc phồng lên của thành động mạch chủ. Các triệu chứng đi kèm bệnh:

  • Khó thở; Hạ huyết áp
  • Tim đập nhanh; Ngất xỉu
  • Sự suy yếu bất chợt một bên

Điều trị: Hướng điều trị cho vấn đề này bao gồm việc thay đổi cuộc sống sinh hoạt thường ngày: kiểm soát huyết áp, ngừng hút thuốc lá… Sự can thiệp y tế bằng các ca phẫu thuật là điều thiết yếu khi động mạch chủ bụng bị rách nhằm giảm tối đa các tác động xấu đến cơ thể.

Ngoài ra, thoát vị rốn, thiếu máu động mạch mạc treo (động mạch nuôi ruột non và ruột già) cũng được xác định là các “thủ phạm” gây ra các cơn đau bụng quanh rốn.

Tóm lại, đau bụng quanh rốn do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra và các nguyên nhân thường xuất phát từ các biến chứng, bệnh nguy hiểm. Do đó, không nên chủ quan khi phát hiện những cơn đau quanh khu vực rốn. Đặc biệt, cơn đau kéo dài vài ngày kèm các triệu chứng sốt, đau dữ dội, buồn nôn và mắc ói, sưng hoặc đau bụng….

Sinh viên Y18 Nguyễn Đình Lộc

ĐH Y Dược Tp.HCM

Theo Healthline

Từ khóa » đau Rát Bụng Trên Rốn