6 Nguyên Nhân Gây Ra Tình Trạng Giữ Thăng Bằng Kém ở Người
Có thể bạn quan tâm
Tình trạng giữ thăng bằng kém là gì?
Giữ thăng bằng kém là thuật ngữ chung cho một loạt các vấn đề về thăng bằng. Nếu bị mất thăng bằng, bạn có thể cảm thấy chóng mặt, như thể căn phòng quay cuồng, không ổn định hoặc lâng lâng. Bạn sẽ có cảm giác như đang rơi tự do. Những cảm giác này có thể xảy ra bất cứ lúc nào, cho dù bạn đang nằm, ngồi hay đứng.
Mất thăng bằng là triệu chứng thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Vì chỉ cần ngồi nghỉ ngơi một lát sẽ thấy tình trạng ấy biến mất nên đa số mọi người thường chủ quan. Nhưng nếu cảm giác mất thăng bằng cứ tái đi tái lại thì đó là nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý khác. Mọi người cần chú ý và xác định chính xác để có phương pháp hỗ trợ điều trị thích hợp.
Nguyên nhân gây ra tình trạng giữ thăng bằng kém
Do tâm lý
Cảm giác giữ thăng bằng do tâm lý là cảm giác sợ té ngã. Triệu chứng này thường suất hiện khi người bệnh từng bị san chấn tâm lý khi bị ngã. Thường xảy ra ở nơi công cộng, nơi đông người, không bao giờ xảy ra khi chỉ có một mình. Ngoài ra không có sự thay đổi gì cả khi làm động tác xoay đầu. Những biểu hiện này thường xảy ra trong tình trạng lo lắng, căng thẳng.
Do teo tiểu não
Tiểu não có vai trò rất quan trọng trong cơ thể con người với chức năng điều hòa thăng bằng và phối hợp vận động. Khi tiểu não bị tổn thương (u, nhiễm khuẩn, chấn thương…) sẽ xuất hiện các triệu chứng như rối loạn vận động, mất thăng bằng, giảm trương lực cơ.
Teo tiểu não, còn được gọi là teo spinocerebellar, viết tắt là SCA, là một tính trạng trội bệnh thần kinh gia đình, khi cha hoặc mẹ mắc bệnh này thì một trong số con cái của họ sẽ có cơ hội mắc 50% bệnh teo tiểu não.
Một khi tiểu não bị teo, bệnh nhân khó có thể giữ thăng bằng và phối hợp các động tác. Dẫn đến tình trạng run chân run tay, đi khập khiễng, mất thăng bằng, hai chân bước không theo đường thẳng mà theo hình zig-zac. Khiến người bệnh gặp khó khăn khi nói, dễ bị té ngã, chấn thương…Ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Do bệnh Parkinson
Bệnh Parkinson là một trong những bệnh về thần kinh, thường xảy ra khi nhóm tế bào trong não bị thoái hóa, không thể kiểm soát được vận động của cơ bắp, khiến cho con người đi lại khó khăn, cử động chân chạp, chân tay bị run cứng. Khi bệnh tiến triển có thể ảnh hưởng đến các tế bào thần kinh, làm thiếu hụt dopamine.
Khi mắc bệnh Parkinson, tư thế của người bệnh có thể bị bẻ cong hoặc có vấn đề về mất cân bằng. Khiến người bệnh gặp khó khăn khi giữ thăng bằng và không đứng vững, khi đi dễ bị ngã. Dáng người hơi còng xuống hoặc đầu hướng về phía trước. Ngoài ra giảm khả năng thực hiện các động tác vô thức, bao gồm cả chớp mắt, mỉm cười hoặc đung đưa cánh tay khi đi bộ
Do tổn thương não
Não có chức năng chỉ đạo trực tiếp các cơ co hoặc giãn để thư giãn và cũng có thể gửi thông tin qua mắt để cho phép mắt theo kịp với sự thay đổi vị trí cơ thể. Vì thế việc tổn thương não vô cùng nghiêm trọng.
Mất thăng bằng là những triệu chứng thường thấy ở những bệnh nhân sau chấn động não, hoặc chấn thương sọ não. Theo thống kê ước tính rằng, có ít nhất 30% người sống sót sau chấn thương sọ não sẽ gặp các vấn đề này.
Do bị hội chứng rối loạn tiền đình
Hệ thống tiền đình nằm ở phía sau ốc tai, đóng vai trò quan trọng trong duy trì tư thế thăng bằng, dáng bộ, phối hợp cử động mắt, đầu và thân mình.
Dây thần kinh số 8 là đường truyền dẫn thông tin điều khiển hệ thống tiền đình giữ thăng bằng cho cơ thể. Khi chúng ta di chuyển, cúi, xoay… hệ thống tiền đình sẽ nghiêng, lắc để giữ thăng bằng cho cơ thể.
Rối loạn tiền đình là tình trạng tổn thương dây thần kinh số 8 do nhiều nguyên nhân khác nhau khiến thông tin dẫn truyền bị sai lệch làm cho cơ thể mất khả năng kiểm soát thăng bằng, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, buồn nôn…
Do dùng thuốc
Khoảng 50% các trường hợp mất thăng bằng là do dùng thuốc. Đặc biệt là người cao tuổi, vì nhóm người này dùng thuốc khá nhiều so với nhóm người trẻ tuổi. Nhiều trường hợp tự ý dùng thuốc ngoài chỉ định hỗ trợ điều trị gây ra tác dụng phụ có hại cho cơ thể. Một số loại thuốc huyết áp, các loại thuốc an thần cũng có thể gây tình trạng mất thăng bằng.
Dấu hiệu và triệu chứng của giữ thăng bằng kém
Các dấu hiệu và triệu chứng liên quan bao gồm:
- Nhìn mờ;
- Buồn nôn và ói mửa;
- Hoang mang hoặc mất phương hướng;
- Cảm giác chán nản, sợ hãi hoặc lo lắng;
- Khó tập trung;
- Mệt mỏi;
- Bệnh tiêu chảy;
- Thay đổi huyết áp và nhịp tim.
Làm gì khi bị tình trạng giữ thăng bằng kém?
- Dừng mọi hoạt động đang làm, nên ngồi nghỉ ngơi, cố gắng hít sâu thở chậm.
- Nên ngủ đúng giờ và đủ giấc.
- Hạn chế các loại thực phẩm và đồ uống có lượng đường, lượng muối cao.
- Tránh dùng thức uống có cồn và đồ uống có chứa caffeine. Như cà phê, trà đen, soda sủi bọt và nước tăng lực.
- Đảm bảo đủ lượng nước cung cấp cho cơ thể 2 lít mỗi ngày
- Nên ăn nhiều thực phẩm như: rau xanh, hoa quả tươi, ngũ cốc để bổ sung vitamin. Giúp tăng cường khả năng miễn dịch
Lưu ý bài viết trên chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chuẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Bên cạnh đó, các bạn có thể truy cập finizz.com để được tư vấn, tìm và đặt lịch hẹn một cách nhanh và đơn giản nhất. Cũng như đọc thêm các bài viết khác tại songkhoe.medplus.vn nhé.
Một số bài viết có thể bạn quan tâm:
- Tổng hợp 8 thông tin bạn cần biết về cúm H7N9
- Tìm hiểu về bệnh Giảm Bạch Cầu trung tính. Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
- Bướu tuyến giáp: 8 nguyên nhân gây bệnh bạn đã biết chưa?
Từ khóa » Khó Giữ Thăng Bằng
-
Tìm Hiểu Trạng Thái Mất Cân Bằng Của Cơ Thể | Vinmec
-
Giữ Thăng Bằng Kém - Hello Bacsi
-
9 Loại Rối Loạn Thăng Bằng Cơ Thể Phổ Biến, Thường Gặp Nhất | Medlatec
-
Rối Loạn Thăng Bằng Của Cơ Thể: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và điều Trị
-
Các Loại Rối Loạn Thăng Bằng Cơ Thể Thường Gặp
-
Tại Sao Nhắm Mắt Lại Khó Giữ Thăng Bằng? - Câu Hỏi Hay
-
Mất Thăng Bằng – Triệu Chứng Nguy Hiểm Dễ Bị Bỏ Qua
-
Giữ Thăng Bằng Kém - Nhà Thuốc Trung Sơn
-
Khi Cơ Quan Giữ Thăng Bằng “nhiễu Sóng”
-
Chóng Mặt, Mất Thăng Bằng: Chị Em Cần Cảnh Giác Với Rối Loạn Tiền ...
-
Cơ Thể Giữ Sự Thăng Bằng Ra Sao?
-
Nguyên Nhân Khiến Bạn Bị Choáng Váng Mất Thăng Bằng? | OTiV
-
Tại Sao Nhắm Mắt Lại Khó Giữ Thăng Bằng? - VnExpress
-
Giữ Thăng Bằng Kém | VNCare