6 Nguyên Tắc Phối Màu Cơ Bản Trong Thiết Kế - FPT Arena Multimedia
Có thể bạn quan tâm
Một trong những kiến thức cơ bản đầu tiên cần nắm vững của khi mới bắt đầu học thiết kế đó là nắm vững lý thuyết về màu sắc và các nguyên tắc phối màu. Cũng giống như các quy luật về bố cục, typography thì màu sắc cũng có những nguyên tắc mà bất kỳ nhà thiết kế mới bắt đầu nào cũng cần nắm vững.
Vậy những nguyên tắc đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Trước khi bắt đầu, chúng ta cần tìm hiểu về bánh xe màu (color wheel). Bánh xe màu là một công cụ đắc lực cho việc phối màu sắc trong hầu hết mọi lĩnh vực của cuộc sống. 12 màu trên bánh xe tượng trưng cho mối quan hệ giữa các màu sắc, gồm: 3 màu bậc 1 (vàng, đỏ và xanh lam), 3 màu bậc 2 (cam, tím và xanh lục) và 6 màu bậc 3 (màu thu được bằng cách pha trộn màu bậc 1 và màu bậc 2).
Nội Dung Chính
- 1. Phối màu đơn sắc (Monochromatic)
- 2. Phối màu tương đồng (Analogous)
- 3. Phối màu tương phản (Complementary)
- 4. Phối màu bộ ba (Triadic)
- 5. Phối màu bổ túc xen kẽ (Split – complementary)
- 6. Phối màu bổ túc bộ bốn (Rectangular Tetradic/Compound Complementary)
1. Phối màu đơn sắc (Monochromatic)
Phối màu đơn sắc là cách sử dụng một màu chủ đạo hoặc dùng nhiều sắc độ khác nhau của cùng một màu. Kiểu phối màu này không quá cầu kỳ và tạo cho người nhìn cảm giác dễ chịu. Tuy nhiên, đôi lúc bạn sẽ gặp rắc rối khi muốn tạo điểm nhấn với một số chi tiết trong sản phẩm vì sự đơn điệu của kiểu phối màu đơn sắc.
Phối màu đơn sắc thường được sử dụng nhiều trong những thiết kế mang phong cách tối giản. Nó giúp người xem không bị xao nhãng quá nhiều vào các yếu tố khác mà tập trung hoàn toàn vào yếu tố chính.
2. Phối màu tương đồng (Analogous)
Phối màu tương đồng (Analogous) là cách phối các màu gần nhau (thường là 3 màu) trên bánh xe màu. Cách phối màu này phong phú về màu sắc hơn so với phối màu đơn sắc. Chính vì vậy, khi sử dụng nó, bạn có thể phân biệt dễ dàng hơn những nội dung khác nhau trên một sản phẩm.
Với cách phối màu tương đồng, bạn sẽ phải lựa chọn một màu chủ đạo. Đây là màu được sử dụng nhiều nhất và các màu khác phải có sự tương tác tốt với màu chủ đạo. Sau đó, kết hợp với những màu sắc nằm liền kề nó trên bánh xe màu. Các màu sắc có vị trí gần nhau có tính tương đồng bổ trợ cho nhau. Việc bố trí hợp lý sẽ tạo ra dòng chảy tự nhiên của màu sắc.
3. Phối màu tương phản (Complementary)
Khi muốn tạo ra sự nổi bật và bắt mắt cho thiết kế thì cách đơn giản nhất là lựa chọn các cặp màu sắc tương phản, đó chính là những cặp màu nằm đối diện nhau trong bánh xe màu sắc. Các chi tiết quan trọng sẽ trở nên ấn tượng hơn nhờ sử dụng các cặp màu đối xứng.
Khi sử dụng kiểu phối này, bạn nên lựa chọn một màu chủ đạo. Tiếp theo, những màu đối xứng với nó sẽ được chọn làm màu phụ. Lưu ý nho nhỏ, không nên sử dụng những màu có sắc độ nhạt (desaturated colors), vì những màu như vậy sẽ làm mất đi tính tương phản cao giữa các cặp màu với nhau.
4. Phối màu bộ ba (Triadic)
Kiểu phối màu này được tạo nên bởi 3 màu nằm tại 3 góc khác nhau trên bánh xe màu, tạo thành một hình tam giác đều. Ba màu này kết hợp, bổ sung cho nhau và tạo nên sự cân bằng cho thiết kế.
Kiểu phối màu này rất khó sử dụng khi bạn muốn tạo điểm nhấn cho thiết kế của mình. Tuy nhiên, rất nhiều nhà thiết kế lại rất thích kiểu phối màu này vì nó tạo được sự hài hòa, cân bằng cho thị giác.
5. Phối màu bổ túc xen kẽ (Split – complementary)
Đây là kiểu phối màu sử dụng 3 màu ở 3 góc khác nhau trên vòng tròn màu để tạo nên một hình tam giác cân. Để có được cách phối màu này, bạn phải kết hợp một màu chính và hai màu liền kề với màu tương phản của nó. Ví dụ: bạn có màu cam, bạn sẽ kết hợp nó với xanh lam-tím để có được một màu bổ túc xen kẽ.
Phối màu bổ túc xen kẽ giúp cho các nhà thiết kế có cơ hội khám phá ra các cặp màu lạ, độc đáo cho thiết kế của mình. Ngày nay, kiểu phối màu này được ứng dụng khá nhiều. Thông thường, nhà thiết kế sẽ dùng màu trắng hoặc đen làm màu chủ đạo và lựa chọn màu thứ 3 áp dụng cho các chi tiết phụ là những màu bắt mắt như xanh, đỏ… Đây là cách phối màu an toàn, đơn giản nhưng hiệu quả vô cùng.
6. Phối màu bổ túc bộ bốn (Rectangular Tetradic/Compound Complementary)
Đây có thể được coi là kiểu phối màu khó nhất trong 6 kiểu phối màu cơ bản. Tuy nhiên, bạn sẽ có được những cặp màu tuyệt vời nếu chịu khó bỏ thời gian, công sức để chọn lựa màu sắc và áp dụng kiểu phối màu này.
Phối màu theo nguyên tắc bổ túc bộ bốn được hình thành với 2 cặp màu bổ túc trực tiếp. Điểm mạnh cũng là điểm khác biệt của kiểu phối màu này là sự đối lập và bổ sung giữa 2 cặp màu. Kiểu phối màu này sẽ hoạt động tốt nhất khi bạn chọn một trong bốn màu làm màu chủ đạo và sử dụng ba màu còn lại làm màu nhấn. Bên cạnh đó, hãy chú ý cân bằng giữa gam màu nóng và gam màu lạnh.
Từ khóa » Nguyên Tắc Phối Màu Tương Phản
-
Nguyên Tắc Phối Màu đơn Giản Ai Cũng Có Thể áp Dụng
-
Cách Phối Màu Tương Phản Tạo Nên Nét Táo Bạo Cho Không Gian Nhà
-
Các Cặp Màu Tương Phản Và Cách Phối Màu đẹp đúng Chuẩn
-
Bài 3: Cách Phối Màu Tương Phản (Complementary Schemes) - Viblo
-
Tổng Hợp 5+ Nguyên Tắc Phối Màu Trong Thiết Kế Designer Nên Biết
-
Nguyên Tắc Phối Màu - IColor Branding
-
Màu Tương Phản Là Gì? Cách Phối Sơn Tương Phản đẹp - Thu Hút
-
Nguyên Tắc Phối Màu Quần áo Và Những Lưu ý Khi Phối Màu Cần Biết
-
NGUYÊN TẮC Mix Màu CƠ BẢN Trong Bảng Phối Màu QUẦN ÁO Nữ
-
CÁC NGUYÊN TẮC PHỐI MÀU TRONG TRANG PHỤC
-
Nguyên Tắc Phối Màu Và Các Nhóm Màu Quen Thuộc Trong Thiết Kế ...
-
06 Nguyên Tắc Phối Màu Cơ Bản Trong Thiết Kế - Color ME
-
Cách Phối Màu Tương Phản Trong Thiết Kế Nội Thất - Gạch Trang Trí