6 Nhóm Thuốc điều Trị đau Dạ Dày Hiệu Quả Nhất Hiện Nay - Gastimunhp
Có thể bạn quan tâm
Đau dạ dày là một bệnh lý tiêu hóa khá phổ biến và ảnh hưởng tới sức khỏe, chất lượng cuộc sống của không ít người. Sử dụng thuốc là biện pháp đầu tiên được áp dụng để điều trị đối với chứng bệnh viêm loét dạ dày, tuy nhiên dùng thuốc như thế nào cho hiệu quả thì không phải ai cũng biết. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn tổng hợp những loại thuốc phổ biến nhất trong đơn thuốc chữa đau dạ dày cũng như nguyên tắc sử dụng chúng.
Nội dung chính
- 1 1. Thuốc ức chế tiết acid dạ dày
- 2 2. Thuốc kháng sinh điều trị đau dạ dày
- 3 3. Thuốc trung hòa acid dạ dày
- 4 4. Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày
- 5 5. Thuốc an thần
- 6 6. Thuốc giảm triệu chứng khác
1. Thuốc ức chế tiết acid dạ dày
Theo thống kê hiện nay, thuốc ức chế tiết acid dạ dày chính là nhóm thuốc được sử dụng nhiều nhất trên thế giới. Điều này phản ánh hiệu quả tốt, tính an toàn của nhóm thuốc này cũng như tỉ lệ người cần sử dụng thuốc điều trị đau dạ dày rất cao. Thuốc ức chế tiết acid dạ dày gồm 2 nhóm chính được phân loại theo cơ chế tác dụng của chúng, đó là nhóm ức chế bơm proton – PPI (gồm các dược chất như Omeprazole, Esomeprazole, Lansoprazole, Pantoprazole, Rabeprazole…) và nhóm thuốc kháng H2 (gồm các dược chất như Cimetidine, Rantidine, famotidin, nizatidin).
Thuốc giảm tiết acid dạ dày có tác dụng ức chế tế bào thành dạ dày tiết ra acid, nhờ đó giúp ngăn cản lượng acid dư thừa tấn công vào vị trí viêm loét, tạo điều kiện chữa lành các tổn thương trên niêm mạc dạ dày. Đại đa số các trường hợp bệnh lý dạ dày và trào ngược dạ dày thực quản đều có sự tăng tiết acid (trừ một số trường hợp viêm teo dạ dày), do đó cần sử dụng tới loại thuốc này.
Mặc dù đây là loại thuốc được dùng phổ biến nhưng theo ghi nhận của chúng tôi, rất nhiều trường hợp bệnh nhân sử dụng sai cách. Dưới đây là một số lưu ý cho bạn nếu như bạn đang dùng loại thuốc này:
- Hoạt chất của nhóm thuốc ức chế tiết acid dạ dày dễ bị phân hủy bởi acid dịch vị, do vậy các biệt dược trên thị trường, nếu là thuốc viên sẽ được bào chế dạng viên bao tan trong ruột. Do vậy khi uống bệnh nhân cần nuốt nguyên viên, không được bẻ viên thuốc.
- Thuốc cần uống bữa ăn từ 30-60 phút mới phát huy được hiệu quả tốt nhất.
- Thuốc có liều dùng khác nhau phụ thuộc vào tình trạng bệnh và mục tiêu điều trị. Đối với người bị bệnh lý dạ dày do nhiễm khuẩn Hp (H.pyolri), thuốc ức chế tiết acid dạ dày được đưa vào phác đồ tiệt trừ Hp bắt buộc phải dùng liều 2 lần/ngày thay vì 1 lần/ngày như trong bệnh lý dạ dày không phải do nhiễm Hp.
2. Thuốc kháng sinh điều trị đau dạ dày
Kháng sinh tất nhiên chỉ được dùng khi có nhiễm khuẩn. Do vậy nếu đơn thuốc dạ dày của bạn có các kháng sinh chứng tỏ bạn đang bị bệnh dạ dày có nhiễm khuẩn Hp. Trên thực tế vi khuẩn Hp có mặt trong hơn 70% các ca bệnh dạ dày, chính vì vậy việc sử dụng kháng sinh cũng phổ biến không kém cạnh các loại thuốc khác trong điều trị bệnh lý dạ dày. Các loại kháng sinh được dùng trong Phác đồ điều trị bệnh dạ dày do nhiễm khuẩn Hp bao gồm: amoxicillin, clarithromycin, metronidazole, tinidazole, tetracyclin, levofloxacin.
Mỗi một phác đồ tiệt trừ Hp cần sử dụng phối hợp từ 2-3 loại kháng sinh cùng với 1 thuốc ức chế tiết acid dạ dày, uống 2 lần mỗi ngày và tấn công trong 10-15 ngày. Hiện nay, trong xu thế khuẩn Hp kháng thuốc gia tăng nhanh chóng thì ngoài các kháng sinh thì thầy thuốc còn sử dụng thêm chế phẩm hỗ trợ đó là kháng thể tác động lên vi khuẩn Hp (OvalgenHP). Trên lâm sàng ghi nhận khi sử dụng phối hợp kháng thể OvalgenHP cùng thuốc giúp tăng cường hiệu quả điều trị cho người bệnh điều trị bệnh viêm loét dạ dày do H.pylori. Xem : Kháng thể OvalgenHP là gì?Tuy nhiên vẫn có khá nhiều bệnh nhân không hiểu rõ tại sao kháng sinh lại được sử dụng liều nặng như vậy trong điều trị bệnh đau dạ dày nên tự ý không sử dụng hoặc chủ quan quên liều, uống không đúng giờ hoặc uống thấy mệt thì lại ngưng. Điều này rất nguy hiểm vì vô tình làm cho liều kháng sinh không đủ, có thể dẫn tới thất bại điều trị và tạo cơ hội cho khuẩn Hp kháng thuốc.
3. Thuốc trung hòa acid dạ dày
Thuốc trung hòa acid dạ dày bản chất là các hợp chất có tính kiềm, khi uống vào sẽ tác dụng ngay lập tức với acid trong dạ dày làm trung hòa bớt acid khiến bệnh nhân cảm thấy giảm bớt cơn đau, nóng rát đang hoành hành một cách nhanh chóng. Tuy nhiên thuốc chỉ trung hòa acid trong thời gian ngắn mà không kiểm soát kéo dài được giống như nhóm thuốc ức chế tiết acid dạ dày. Trên thị trường có thể thấy nhiều loại thuốc thuộc nhóm trung hòa acid dạ dày chứa Nhôm hydroxyd, Magnesi hydorxyd, Natri bicarbonat, Canxi carbonat.
Vì thuốc có tác dụng nhanh và được bán phổ biến nên khá nhiều bệnh nhân đang lạm dụng, hoặc hiểu nhầm về tính an toàn của loại thuốc này. Trên thực tế, không phải ai cũng có thể dùng thuốc và nếu dùng kéo dài có thể gây ra tác hại. Dưới đây là một số lưu ý:
- Người có bị suy thận: tuyệt đối không được sử dụng chế phẩm có chứa Nhôm hydroxyd vì sẽ gây ra suy thận nặng hơn.
- Phụ nữ mang thai: không được sử dụng thuốc trung hòa acid dịch vị có chứa bicarbonat (Natri bicarbonat) do có thể gây nhiễm kiềm chuyển hóa ở mẹ và thai nhi.
- Thuốc có tác dụng trung hòa acid dịch vị trong thời gian ngắn, nếu dùng thường xuyên có thể gây phản ứng dội ngược (tức là dạ dày sẽ tiết acid nhiều hơn bình thường); làm thay đổi môi trường pH trong dạ dày khiến dạ dày bị nhiễm khuẩn, nhiễm nấm; chỉ giảm triệu chứng mà không điều trị nguyên nhân khiến cho bệnh trầm trọng hơn.
4. Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày
Các thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày có tác dụng làm tăng tiết nhầy bảo vệ dạ dày, hoặc che phủ giúp bảo vệ vùng tổn thương khỏi sự tấn công của acid dạ dày. Một số loại hay được dùng có thể kể tới như rebamipide, sucralfate, bismuth.
Do có tác dụng che phủ niêm mạc đường tiêu hóa nên các thuốc thuộc nhóm này có thể làm cản trở hấp thu một số dược chất khác. Vậy nên cần lưu ý tới phân chia thời gian sử dụng khi cần uống cùng các loại thuốc khác.
5. Thuốc an thần
Tưởng chừng không liên quan nhưng thuốc an thần vẫn xuất hiện trong một số đơn điều trị đau dạ dày và sự có mặt của chúng hoàn toàn hợp lý chứ không phải phi lý như nhiều người nghĩ. Khoa học đã chứng minh yếu tố thần kinh có thể ảnh hưởng tới bệnh lý dạ dày. Do vậy, căng thẳng, stress chính là một trong những nguyên nhân gây bệnh dạ dày. Đối với những bệnh nhân bị bệnh dạ dày mà hay lo âu, stress hoặc hay mất ngủ thì rất khó có thể điều trị tốt, do vậy mới cần dùng tới thuốc an thần, chẳng hạn levosulpiride, rotundin (chiết xuất cây bình vôi)…
6. Thuốc giảm triệu chứng khác
Khi mắc bệnh lý dạ dày, ngoài cơn đau bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng đau dạ dày khó chịu khác như đầy hơi, khó tiêu, chậm tiêu hóa thức ăn, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn. Tùy vào triệu chứng lâm sàng của mỗi bệnh nhân thầy thuốc có thể chỉ định thêm các thuốc giúp giảm triệu chứng như simethicon (chống đầy hơi), domperidon (điều hòa nhu động đường tiêu hóa, giúp giảm nôn, buồn nôn), các thuốc giảm đau do co thắt cơ trơn như drotaverin, pappaverin…
Trên đây là những nhóm thuốc thường được sử dụng để điều trị bệnh dạ dày phổ biến nhất hiện nay. Có thể thấy mỗi loại thuốc cần phải được sử dụng đúng cách, đúng mục tiêu mới đem lại hiệu quả trị bệnh. Do vậy khi điều trị bệnh nhân cần phải có thầy thuốc tư vấn, cũng như nghiêm túc tuân thủ theo hướng dẫn để có thể sớm khỏi bệnh.
DS Minh Tâm
Viết bình luậnTừ khóa » Kháng Sinh Cho Dạ Dày
-
Sử Dụng Kháng Sinh Trong điều Trị Vi Khuẩn HP Dạ Dày | Vinmec
-
Dùng Kháng Sinh Trong Viêm Loét Dạ Dày - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Phác đồ điều Trị Vi Khuẩn HP Dạ Dày Mới Nhất Của Bộ Y Tế
-
Khi Dùng Kháng Sinh điều Trị Viêm Loét Dạ Dày Tá Tràng Cần Lưu ý!
-
Các Nhóm Thuốc điều Trị Viêm Loét Dạ Dày Phổ Biến Bạn Nên Biết
-
Tham Khảo Các Thuốc điều Trị HP đau Dạ Dày Mới Nhất | Medlatec
-
Những Loại Thuốc Kháng Sinh Dùng Tiêu Diệt Vi Khuẩn HP | TCI Hospital
-
Top 10 Thuốc điều Trị Vi Khuẩn Hp Hiệu Quả được Bác Sĩ Khuyên Dùng
-
Sử Dụng Thuốc Kháng Sinh điều Trị Hp ở Bệnh Nhân Viêm Loét Dạ Dày
-
Các Thuốc điều Trị Viêm Loét Dạ Dày - BỆNH VIỆN BẠCH MAI
-
Nhiễm Khuẩn H.p (Helicobacter Pylori): Dấu Hiệu Và Cách điều Trị
-
Uống Kháng Sinh Bị Đau Dạ Dày Và Cách Xử Lý An Toàn
-
Viêm Dạ Dày Ruột - Rối Loạn Tiêu Hóa - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Những Loại Thuốc Chữa Viêm Loét Dạ Dày Tốt Nhất Hiện Nay - Hello Bacsi