6 Phương Pháp Cải Thiện FCR Trong Nuôi Tôm - Tin Cậy
Có thể bạn quan tâm
6 Phương Pháp Cải Thiện FCR Trong Nuôi Tôm
FCR (Feed Conversion Ratio hoặc Feed Conversion Rate) là tỷ lệ chuyển đổi thức ăn trong chăn nuôi, trong nuôi tôm là tỷ lệ giữa tổng lượng thức ăn cho tôm ăn và tổng trọng lượng tôm thu hoạch được trên một đơn vị diện tích hay dễ hiểu hơn là số kg thức ăn tốn để thu lại được 1kg tôm thịt.
FCR phụ thuộc vào các yếu tố cơ bản như: Loài nuôi và chất lượng giống, chất lượng thức ăn và cách cho ăn, chất lượng nước nuôi. Mời bà con cùng Tin Cậy tìm hiểu 6 phương pháp cải thiện FCR này nhé.
Trong sản xuất nuôi trồng thủy sản, chi phí thức ăn là phần chính, chiếm ít nhất 50% đến 60% tổng chi phí. Do đó, việc tăng hiệu quả sử dụng thức ăn thông qua giảm FCR là rất quan trọng để giảm chi phí và cải thiện lợi ích kinh tế cho người nuôi tôm. Một số phương pháp sau đây giúp giảm hệ số FCR trong nuôi tôm:
1. Cải tạo ao thật tốt:
Ngoài việc vệ sinh bạt hay đáy ao, vệ sinh dụng cụ sử dụng, phát quang bụi rậm xung quanh ao và diệt các địch hại. Trước khi thả nuôi, cần diệt bỏ các loại cá tạp, cua còng, tép trấu,…có trong ao để chúng không tranh giành thức ăn của tôm làm tăng FCR. Đối với ao nuôi đã có tôm thì phải sử dụng các biện pháp thủ công như vó cho thức ăn vào dụ rồi vớt ra hoặc sử dụng các phương pháp bẫy khác để loại bỏ cá tạp.
- Trong ao đất: Cải tạo ao trong ao đất thường là những công tác dọn vệ sinh đáy ao, phơi đáy ao, vệ sinh diệt khuẩn các dụng cụ sử dụng trong ao nuôi, phát quang bụi rậm diệt địch hại xung quanh nếu có. Kiểm tra xem có cua hay ốc, chem chép lúc vệ sinh đáy ao hay không nếu có nên loại bỏ.
- Đối với ao bạt, ao nổi: Vấn đề địch hại hay cua, cá có trong ao rất ít. Nên công tác cải tạo ao thường là chà rửa bạt thật sạch, diệt khuẩn các dụng cụ, phơi bạt và các dụng cụ, vá bạt thủng, vệ sinh si phong,…
2. Quản lý chất lượng nước:
Nước là môi trường sống của tôm, nếu môi trường nước bị thay đổi thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng sinh lý, khả năng bắt mồi của tôm,…làm giảm khả năng tiêu thụ thức ăn ảnh hưởng đến sự chuyển hóa thức ăn từ đó làm tăng FCR lên. Cụ thể:
- Nếu ao quá bẩn, tôm có thể bị đóng rong, chậm lớn,…ăn hoài không lớn làm tăng hệ số FCR.
- Ao bẩn, vi khuẩn phát triển ảnh hưởng hệ tiêu hóa của tôm dẫn đến tôm bệnh, ăn kém, bỏ ăn,…chết hàng loạt
- Oxy hòa tan trong ao thấp ảnh hưởng đến quá trình hô hấp, tôm hô hấp kém, cung cấp oxy không đủ cho quá trình tiêu hóa thức ăn dẫn để tiêu hóa kém làm FCR tăng.
Và rất nhiều nguyên nhân khác của môi trường tác động trực tiếp đến tôm nuôi. Vì vậy, bà con phải quản lý môi trường nước thật tốt: ổn định pH, ổn định Oxy hòa tan, kiềm,…và diệt khuẩn định kỳ cùng với đó là bổ sung vi sinh định kỳ để giúp cải tạo ao, phân hủy thức ăn dư thừa, phân tôm,…giúp môi trường luôn ổn định phù hợp cho tôm phát triển thì FCR sẽ luôn duy trì ở mức phù hợp.
→ Tham khảo chi tiết sản phẩm: Chế phẩm sinh học EM AQUA chuyên dùng cho nuôi tôm
- Đối với ao bạt: nuôi nhiều giai đoạn thường có ao lắng trữ nước nên vấn đề nước ít cần lo lắng. Trong quá trình nuôi cũng nên bổ sung vi sinh để cải tạo nguồn nước vì cũng hạn chế thay nước liên tục. Si phong định kỳ và dùng vi sinh để cải tạo đáy ao.
- Đối với ao đất: với ao đất thường nuôi 1 giai đoạn và rất ít thay nước nên bà con cần chú ý si phong và sử dụng vi sinh định kỳ để bảo đảm tình trạng nước luôn tốt cho tôm phát triển . Ngoài ra nền đáy ao đất thường có bùn sình cùng với các chất cặn bẩn lắng tụ làm phát sinh khí độc, nên bà con cần chú ý si phong và dùng vi sinh cải tạo đáy ao.
Tham khảo các Chế phẩm sinh học hỗ trợ trong nuôi thủy sản
- Chế phẩm sinh học EM AQUA chuyên xử lý nước
- Men vi sinh xử lý khí độc NO2 (Bio-TC8)
- Men vi sinh xử lý khí độc NH4/NH3 (Bio-TC3)
- Men vi sinh xử lý đáy ao nuôi (Bio-TC7)
- Men vi sinh xử lý phèn (Bio-TC5)
- Chế phẩm xử lý khí độc Rhodo Power (Bio-TC4)
- Chế phẩm sinh học Em Gốc (EM1)
- Men tiêu hóa dạng bột dùng cho thủy sản
- Men tiêu hoá dạng nước dùng cho thuỷ sản
3. Chất lượng thức ăn:
Thức ăn nhiều bụi, độ kết dính kém hoặc viên thức ăn quá cứng, chất lượng kém tôm ăn khó tiêu hóa làm hao phí, thất thoát ra ngoài môi trường cũng làm FCR tăng lên.
Để thức ăn có chất lượng giúp tôm tiêu hóa tốt và đạt hiệu quả cao, thức ăn cần đạt được những tiêu chí sau: Đồng đều về kích thước, hình dạng và màu sắc, ít bụi, bề ngoài mịn, có mùi thơm hấp dẫn, không rã trong nước sau 2 giờ, không chứa tạp chất, nấm mốc, ẩm ướt,…thức ăn phải thu hút tôm bắt mồi.
4. Không nên cho ăn quá muộn:
Tiêu hóa thức ăn là 1 quá trình tiêu thụ Oxy hòa tan rất lớn vì vậy nên chọn thời điểm cho ăn mà lúc Oxy hòa tan cao, thường là buổi sáng. Không nên cho ăn quá muộn vì càng về chiều hay tối thì oxy càng giảm dẫn đến tình trạng thiếu oxy làm tôm không tiêu hóa thức ăn 1 cách hiệu quả làm hệ số chuyển đổi thức ăn bị ảnh hưởng.
Vì vậy cần chọn thời điểm cho ăn thích hợp lúc Oxy hòa tan cao, ngoài ra cũng nên si phong ao định kỳ để gom bỏ chất thải của tôm, thức ăn dừ thừa ở đáy ao để ổn định nước ao. Sử dụng thiết bị sục khí trong khu vực cho ăn để cung cấp oxy hòa tan liên tục và ổn định để giúp duy trì sự thèm ăn tôm từ đó cải thiện khả năng tiêu hóa thức ăn.
5. Quản lý điều chỉnh lượng thức ăn hợp lý:
Quan sát tôm ăn bằng nhá bằng cách cho 1 ít thức ăn lên nhá rồi thả xuống để xem tôm ăn rồi tùy chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp với số lượng tôm trong ao nuôi của mình. Ngoài ra, quan sát xem đường ruột tôm tốt hay không, màu sắc vỏ để biết tình trạng tôm mà bổ sung vitamin hay khoáng chất giúp cải thiện sức khỏe tôm để chuyển hóa thức ăn giúp giảm FCR.
- Quan sát chất thải xi phông ra xem có thức ăn dư thừa hay không để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Ngoài ra có thể quan sát đường ruột tôm xem thức ăn có đầy không để điều chỉnh thức ăn
- Qua thực tiễn chia sẻ của nhiều bà con nuôi tôm, để lượng thức ăn được sử dụng hiệu quả bà con nên chia nhỏ lượng thức ăn thành nhiều lần ăn trong ngày (6-7 lần/ngày) hoặc các hộ có đủ điều kiện nên lắp đặt hệ thống máy cho ăn. Mặc dù sử dụng máy cho ăn thì người nuôi cũng cần điều chỉnh lượng thức ăn theo điều kiện cho ăn của tôm nhưng sẽ đỡ tốn nhân công hơn so với cho ăn bằng sức người.
Trong ao đất: Khoảng 15 ngày sau khi thả giống, bà con nên dùng sàn để theo dõi xem lượng thức ăn cho tôm ăn có đủ không. Biện pháp này rất quan trọng trong nuôi tôm ao đất, vì chất lượng nước có thể thay đổi đột ngột, bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết và đầu vào thức ăn chăn nuôi. Thông qua giám sát tỉ mỉ các nhá thức ăn, bà con nuôi có thể phát hiện sự thay đổi của tôm và điều chỉnh lượng thức ăn, do đó làm giảm FCR.
Sau khi tôm lớn thì có thể kiểm tra tôm ăn bằng nhá. Nên thiết kế thêm một tấm rào cản nước có kích thước 90 × 120 cm, đặt ở vị trí ngược dòng cách sàn ăn 15 – 30 cm để đảm bảo rằng không có thức ăn bị cuốn trôi do ảnh hưởng của thiết bị sục khí.
Trong ao bạt, ao nổi: Thường những ao này nuôi mật độ cao hay còn gọi là nuôi công nghệ cao. Thường những mô hình này có trang bị hệ thống cho ăn tự động để điều chỉnh lượng thức ăn cho tôm. Nhưng để biết được tôm ăn nhiều hay ít thì ban đầu bà con cũng nên cho ăn thủ công và kiểm tra bằng sàn, nhá,…để định lượng lượng thức ăn cho tôm rồi sẽ cài đặt máy để cho ăn
- Lượng thức ăn cho vào mỗi nhá tăng dần theo thời gian nuôi và sự phát triển của tôm.
- Khoảng 60 – 120 phút sau khi cho ăn, kéo nhá để xem lượng thức ăn thừa và quan sát đường ruột của tôm. Nếu đường ruột tôm đầy và có màu của loại thức ăn sử dụng là tốt. Tôm rỗng ruột hoặc thức ăn trong ruột có màu sắc lạ là những dấu hiệu bất ổn, cần phải kiểm tra.
Điều chỉnh lượng thức ăn thông qua việc kiểm tra nhá:
- Nếu thức ăn trong nhá được tôm ăn hết và môi trường ao nuôi tốt, có thể tăng lượng thức ăn của ngày tiếp theo thêm 5%.
- Ngược lại, nếu thức ăn trong nhá còn thừa 5 – 10% thì cắt giảm ngay khoảng 5% lượng thức ăn ở cữ tiếp theo
- Nếu thức ăn trong nhá còn thừa 10 – 20% thì giảm 10% lượng thức ăn cho lần kế tiếp.
- Nếu lượng thức ăn trong nhá còn > 25% thì ngưng 2 lần cho ăn và bắt đầu lại với lượng thức ăn ít hơn 10% hoặc có thể kiểm tra xét nghiệm tình trạng tôm xem có vấn đề gì không.
Điều chỉnh lượng thức ăn thông qua yếu tố thời tiết:
Yếu tố thời tiết cũng ảnh hưởng đến khả năng bắt mồi của tôm, hôm nào thời tiết mưa gió hay lạnh quá thì tôm bắt mồi yếu. Bà con chịu khó quan sát và điều chỉnh lượng thức cho phù hợp
- Khi nhiệt độ thấp dưới 20oC giảm 30-50% lượng thức ăn
- Khi nhiệt độ cao lớn hơn 32oC giảm 10-15% lượng thức ăn
- Mưa hoặc dự đoán trời sẽ mưa giảm 30-50% lượng thức ăn.
Điều chỉnh lượng thức ăn thông qua yếu tố sức khỏe của tôm:
Tôm bệnh hay yếu cũng làm giảm khả năng bắt mồi, bà con nên quan sát tình hình bổ sung thuốc hay chạy quạt khí để tôm hồi phục sức khỏe. Những ngày tôm bệnh bà con hạn chế cho ăn hoặc cho ăn ít để tránh tiêu tốn thức ăn làm tăng hệ số FCR.
Tôm bị bệnh gan tụy hoặc phân trắng ngưng cho ăn hoàn toàn hoặc cho ăn 20-30% trong quá trình điều trị cho đến khi tôm khỏe.
Điều chỉnh lượng thức ăn thông qua yếu tố môi trường nước
- Khi tảo chết đột ngột: giảm 30-50% lượng thức ăn
6. Duy trì hệ vi sinh đường ruột cho tôm trong quá trình nuôi:
Đường ruột tôm là cơ quan quan trọng nhất cho việc tiêu hóa , hấp thu dinh dưỡng và chuyển hóa thức ăn thành thịt tôm. Do đó, sức khỏe đường ruột tôm có ảnh hưởng trực tiếp đến hệ số thức ăn FCR. Nên bà con cần theo dõi và quan sát đường ruột của tôm, ngoài ra cũng nên bổ sung định kỳ men tiêu hóa để giúp đường ruột tôm ổn định.
Trong quá trình nuôi tôm, việc bổ sung men vi sinh đường ruột như dòng B. Subtilis, chiết xuất nấm men có thể bảo vệ ruột tôm, giúp duy trì chức năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn của ruột giúp chuyển đổi thức ăn tốt nhất làm giảm hệ số FCR.
Có thể trộn men vi sinh vào thức ăn cho tôm, ngoài ra cũng nên bổ sung vitamin C để giúp tăng sức đề kháng trên tôm, loại bỏ các vi khuẩn gây hại, giúp tôm bắt mồi mạnh và tiêu hóa chuyển đổi thức ăn cao làm giảm FCR tạo lợi nhuận cho người nuôi tôm.
* Men tiêu hóa hay vitamin nên trộn vào trước 60-90 phút trước khi cho tôm ăn để các chất vitamin , men vi sinh được bám chặt vào viên thức ăn và tôm được hấp thu tối đa.
Bà con có thể tham khảo dòng men vi sinh có gốc Bacillus Subtilis tại đây: Men tiêu hoá dạng bột cho thuỷ sản
Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về 6 phương pháp cải thiện FCR trong nuôi tôm, hy vọng cung cấp những kiến thức bổ ích cho bà con. Hẹn gặp lại bà con trong những chia sẻ tiếp theo!
Tác giả: Lâm Hiệp – Nguyễn Hiền
Tin Cậy kính chúc bà con có những vụ nuôi thành công!!!
Mọi thắc mắc về “6 Phương pháp cải thiện FCR trong nuôi tôm”, xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 650 369 – 0902 885 547 – 0902 671 281 – 0903 908 671
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy
Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ
Từ khóa » Công Thức Fcr
-
Tỉ Lệ Chuyển Hóa Thức ăn (FCR) Là Gì? - Hội Chăn Nuôi Trà Vinh
-
Hệ Số Chuyển đổi Thức ăn (FCR) Trong Chăn Nuôi - Animaid
-
Công Thức Tính FCR - Kiến Thức Nhà Nông
-
Hệ Số Chuyển đổi Thức ăn FCR Trong Nuôi Cá, Tôm
-
Công Thức Tính FCR - Gà Thả Vườn
-
Tỉ Lệ Chuyển đổi Thức ăn (FCR) Trong Chăn Nuôi Heo Thịt - Lifsap
-
Đây Mới Là Những điều Phải Biết Về FCR
-
FCR – Wikipedia Tiếng Việt
-
Phương án Giúp Giảm FCR Trong Chăn Nuôi - BioSpring
-
Hệ Số Chuyển đổi Thức ăn FCR Trong Nuôi Cá, Tôm - Bông Gạo Vàng
-
Hệ Số Chuyển đổi Thức ăn Thủy Sản FCR Là Gì?
-
Liệu Có Phải FCR Luôn Là Chỉ Số Lợi Nhuận Trong Chăn Nuôi Gà Thịt?
-
Chăn Nuôi Hiệu Quả - TỶ LỆ CHUYỂN ĐỔI THỨC ĂN (FCR