6 Phương Pháp Xử Lý Nền đất Yếu Hiệu Quả

Hướng dẫn 6 cách xử lý nền đất yếu kết hợp chặt chẽ giữa kiến thức khoa học và kinh nghiệm thực tế của Udideco khi thi công các công trình xây dựng để đảm bảo sự ổn định và độ lún cho phép của công trình.

Các loại nền đất yếu thường gặp

Nền đất yếu là nền đất không có khả năng chống đỡ kết cấu bên trên. Nền đất yếu không đủ sức chịu tải, không đủ độ bền và dễ bị lún, biến dạng khi chịu tải trọng công trình tác dụng lên. Tính chất cơ lý của nền đất là cơ sở để có giải pháp xử lý nền móng hiệu quả. Sau đây là các loại nền đất yếu thường gặp:

- Đất sét mềm: Gồm các loại đất sét hoặc đất sét pha, ở trạng thái bão hòa nước, có cường độ thấp;

- Đất bùn: Các loại đất tạo thành trong môi trường nước, thành phần hạt rất mịn, ở trạng thái luôn no nước, hệ số rỗng rất lớn, rất yếu về mặt chịu lực;

- Đất than bùn: Là loại đất yếu có nguồn gốc hữu cơ, được hình thành do kết quả phân hủy các chất hữu cơ có ở các đầm lầy (hàm lượng hữu cơ từ 20 - 80%);

- Cát chảy: Gồm các loại cát mịn, kết cấu hạt rời rạc, có thể bị nén chặt hoặc pha loãng đáng kể. Loại đất này khi chịu tải trọng động thì chuyển sang trạng thái chảy gọi là cát chảy;

- Đất bazan: là loại đất yếu có độ rỗng lớn, dung trọng khô bé, khả năng thấm nước cao, dễ bị lún sụt.

Tùy từng khu vực mà kết cấu nền đất khác nhau mà có các cách xử lý nền đất khác nhau.

Biện pháp xử lý nền đất yếu hiệu quả

Đối với công trình có nền đất yếu cần xử lý nền móng nghiêm túc để tăng sức chịu tải của nền đất, giảm độ lún, đảm bảo điều kiện khai thác bình thường cho công trình. Các biện pháp xử lý nền đất yếu bao gồm biện pháp cơ học, vật lý và hóa học. Tùy vào tính chất của lớp đất yếu, đặc điểm cấu tạo công trình sẽ lựa chọn biện pháp xử lý nền móng trên nền đất yếu phù hợp để đảm bảo sự ổn định và độ lún cho phép của công trình.

Nến đất yếu có sức chịu tải bé (0,5 – 1kg/cm2); tính nén lún lớn (a>0,1 cm2/kg); Hệ số rỗng e lớn (e > 1,0); Độ sệt lớn (B>1); Mô đun biến dạng bé (E<50kg/cm2); Khả năng chống cắt (C) bé, khả năng thấm nước bé; Hàm lượng nước trong đất cao, độ bão hòa nước G>0,8, dung trọng bé. Để tăng sức chịu tải của nền đất thì phải giảm hệ số rỗng, giảm tính nén lún, tăng độ chặt, tăng trị số modun biến dạng, tăng cường độ chống cắt của đất…

Udideco giới thiệu một số phương pháp xử lý nền đất yếu hiệu quả, dễ ứng dụng:

1. Cách xử lý nền đất yếu bằng phương pháp bấc thấm (PVD)

- Ưu điểm: Có tác dụng thấm thẳng đứng để tăng nhanh quá trình thoát nước trong các lỗ rỗng của đất yếu, làm giảm độ rỗng, độ ẩm, tăng dung trọng. Kết quả làm tăng tốc độ cố kết.

- Thường được sử dụng để xử lý nền đường đắp trên nền đất yếu.

2. Phương pháp cố kết động

- Ưu điểm: ít tốn kém, thi công nhanh

- Thường được dùng để xử lý nền móng tại các lớp đất đắp chưa được đầm chặt.

3. Xử lý nền móng trên nền đất yếu bằng cọc vôi, cọc đất - xi măng

- Ưu điểm: không cần thời gian chất thải

- Thường được dùng để xử lý nền móng sâu dưới đất nền.

4. Cách xử lý nền đất yếu bằng đệm cát

- Thường sử dụng cho các lớp đất yếu ở trạng thái bão hoà nước (sét nhão, sét pha nhão, cát pha, bùn, than bùn…) và chiều dày các lớp đất yếu nhỏ hơn 3m.

- Ưu điểm: thi công đơn giản, không đòi hỏi thiết bị phức tạp

- Nhược điểm: Không nên sử dụng khi nền đất có mực nước ngầm cao và nước có áp vì sẽ tốn kém về việc hạ mực nước ngầm và đệm cát sẽ kém ổn định.

5. Phương pháp đầm chặt lớp đất mặt

- Ưu điểm: tận dụng được nền đất thiên nhiên để đặt móng, giảm được khối lượng đào đắp, thi công đơn giản, không đòi hỏi thiết bị phức tạp.

- Thường dùng cho nền đất yếu nhưng có độ ẩm nhỏ (G < 0,7)

6. Phương pháp gia tải nén trước

- Ưu điểm: Tăng nhanh sức chịu tải của nền đất; Tăng nhanh thời gian cố kết, tăng nhanh độ lún ổn định theo thời gian.

- Phương pháp này có thể sử dụng để xử lý khi gặp nền đất yếu như than bùn, bùn sét và sét pha dẻo nhão, cát pha bão hoà nước.

Xử lý nền đất yếu đúng cách giúp tăng sức chịu tải của nền đất, giảm độ lún, đảm bảo điều kiện khai thác bình thường cho công trình cũng như hạn chế tối đa các sự cố (lún, sập…) khi thi công xây dựng. Trong thực tế, Công ty CP Đầu tư Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp (Udideco) đã thực hiện thi công nền móng cho nhiều công trình xây dựng, có kinh nghiệm xử lý nhiều loại nền đất trong đó có nền đất yếu. Yêu cầu tiên quyết khi thực hiện xử lý nền đất yếu là phải đánh giá được chính xác tính chất cơ lý của nền đất, địa chất công trình, kết hợp với kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tế để đưa ra được giải pháp hiệu quả, đỡ tốn kém nhất.

Để được tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ:

- Điện thoại: 0243.791.0306

- Địa chỉ: Tầng 22, Tòa nhà Intracom 2, Tổ 10, P.Phúc Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội

- Email: Udidecovn@gmail.com

- Fanpage: Udideco

Từ khóa » Giải Pháp Gia Cố Nền đất Yếu