#6+ Phương Pháp Xử Lý Nước Thải Cao Su Tốt Nhất Hiện Nay - GhGroup

#6+ phương pháp xử lý nước thải cao su tốt nhất hiện nay

Ngành công nghiệp cao su là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, đóng góp một phần đáng kể cho ngân sách Nhà nước và giúp giải quyết việc làm cho người lao động. Bên cạnh những lợi ích mà nó mang lại thì nước thải từ việc sản xuất và chế biến các sản phẩm từ cao su ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Do đó, xử lý nước thải cao su là mối quan tâm hàng đầu của các công ty sản xuất cao su. Sau đây, Công ty Hoàng Gia sẽ đưa ra một số phương pháp xử lý nước thải cao su hiệu quả?

1. Nguồn gốc sinh ra nước thải cao su

Nước thải cao su chủ yếu phát sinh từ các quá trình sản xuất mủ khối

Cao su thuộc dạng anken, có cấu trúc cao phân tử với một lượng lớn các nối đôi. Phân tử cơ bản là isoprene polymer, thành phần chủ yếu là cao su và nước,…

Để chế biến 1 tấn sản phẩm cao su khối thì sẽ thải ra môi trường khoảng 18 m3 nước thải. Nước thải cao su chủ yếu phát sinh từ các quá trình sản xuất mủ khối, sản xuất mủ ly tâm, quá trình chế biến mủ và rửa các dây chuyền sản xuất khác như rửa máy móc thiết bị và vệ sinh phân xưởng. Trong đó, nước thải phát sinh từ công đoạn sản xuất mủ nước chiếm 70%.

2. Tính chất đặc trưng của nước thải chế biến mủ cao su

Chỉ tiêu Khối từ mủ tươi Khối từ mủ đông Cao su tơ Mũ ly tâm

QCVN 01:2009/BTNMT

Loại B

COD 3540 2720 4350 6212 250
BOD5  2020 1594 2514 4010 50
Tổng Nitow (JKN) 95 48 150 565 60
Nitơ amoni 75 40 110 426 40
Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) 114 67 80 122 100
pHs 5,2 5,9 5,1 4,2 6-9

Nước thải cao su có hàm lượng các hợp chất hữu cơ phân hủy cao như acid acetic, đường, protein, chất béo, chất vô cơ, nước… Đặc biệt là các chỉ số COD, BOD và Nitơ rất cao. Nên việc xử lý nước thải cao su cần được quan tâm, chú trọng.

Nước thải từ quá trình chế biến mủ cao su là loại nước thải khó xử lý với nồng độ BOD, COD, Tổng N, P cao. Nồng độ ô nhiễm của nước thải cao su có COD khoảng từ 3000 – 6000 mg/l; BOD từ 2000 đến 4000 mg/l; Amoniac và Nitơ tổng rất cao có thể đạt mức 500 mg/l.

3. Nước thải cao su có nguy hiểm không?

Nước thải cao su dễ làm chết thủy sinh vật, hạn chế sự phát triển thực vật

Tại Việt Nam, mặc dù phần lớn xí nghiệp cao su hiện nay đều áp dụng các công nghệ xử lý nước thải cao su tiên tiến. Song, bên cạnh đó vẫn có không ít xí nghiệp có hệ thống xử lý nước thải cao su chưa thật sự hiệu quả. Điều này đã dẫn đến những hệ lụy sau:

  • Trong quá trình lưu nước thải, sau 2 – 3 ngày sẽ xảy ra quá trình lên men yếm khí nên sinh ra mùi hôi, ảnh hưởng tới môi trường sống của người dân xung quanh cũng như chính bản thân công nhân làm việc tại nhà máy. Các loại khí này nếu tiếp xúc ở nồng độ cao, trong thời gian dài có thể gây ngộ độc cấp tính cho người và động vật
  • Nước thải cao su chưa qua xử lý sẽ gây ô nhiễm nguồn nước trầm trọng dẫn đến nước bị đục, đen ngòm, nổi váng lợn cợn, nếu sinh hoạt bằng nguồn nước này rất dễ bị lở loét.
  • Nồng độ Nitơ và photpho trong nước thải cao su nếu không được xử lý mà thải trực tiếp ra môi trường dễ làm chết thủy sinh vật, hạn chế sự phát triển thực vật, làm mất cân bằng sinh học.

4. Xử lý nước thải cao su bằng phương pháp nào mang lại hiệu quả nhất hiện nay?

Hiện nay các cơ sở sản xuất cao su thường áp dụng 3 phương pháp như sau để xây dụng nên hệ thống xử lý nước thải cao su:

Sử dụng song chắn hoặc lưới chắn để tinh lọc các chất rắn không tan

4.1 Xử lý nước thải cao su bằng phương pháp cơ học

Đây là phương pháp sử dụng song chắn hoặc lưới chắn để tinh lọc các chất rắn không tan, có kích thước lớn, nổi trên mặt nước.

4.2 Xử lý nước thải cao su bằng phương pháp hóa học và hóa lý

Phương pháp này thì có xử lý trung hòa và keo tụ.

Trung hòa: Nước thải có chứa acid vô cơ hoặc kiềm cần được trung hòa đưa về pH khoảng 6.5 đến 8.5 trước khi thải vào nguồn tiếp nhận hoặc sử dụng cho công nghệ tiếp theo.

Keo tụ: Sử dụng chất keo tụ nhằm giảm thời gian keo tụ và tăng tốc độ lắng của các bông keo. Các chất hỗ trợ keo tụ có nguồn gốc tự nhiên thường dùng như tinh bột, ete..

4.3 Xử lý nước thải cao su bằng phương pháp sinh học - Vi sinh xử lý nước thải cao su

Vi sinh xử lý nước thải cao su là điều cần thiết khi áp dụng vào phương pháp sinh học trong hệ thống xử lý nước thải cao su. Hàm lượng vi sinh vật đủ lớn, khỏe để hoạt động mạnh trong môi trường, thúc đẩy quá trình phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải.  Ngoài ra, sử dụng vi sinh vật xử lý nước thải cao su sẽ giảm thiểu cũng như kiểm soát được mùi hôi trong nước thải. 

Xem thêm:  #TOP 8+ phương pháp xử lý bùn thải công nghiệp đơn giản

5. Một số hóa chất xử lý nước thải cao su được sử dụng nhiều nhất hiện nay

Để quá trình xử lý nước thải cao su đạt hiệu quả nhất, bảo vệ môi trường sống luôn trong lành, nhiều công ty đã lựa chọn sử dụng chất xử lý nước thải vào quá trình xử lý nước thải cao su. Một số loại hóa chất được sử dụng phổ biến như:

5.1 Hóa chất Polymer cation kmr C1492

Polymer cation C1492 có công thức hoá học là (C3H5ON)n. Chất này còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như chất kết dính, chất trợ lắng hay chất tạo bông.

Có thể nói rằng, trên thị trường ở thời điểm hiện tại, Polymer cation kmr là hoá chất xử lí nước hiệu quả hàng đầu. Không chỉ giảm độ đục của nước mà nó còn giúp lắng tốt hơn. Nhờ có Polymer cation, các chất rắn lơ lửng trong nước được loại trừ đáng kể, đẩy mạnh quá trình hoà tan bọt khí. Như vậy, dòng chảy sẽ trong hơn và hiệu suất cũng cao hơn rất nhiều.

Hóa chất Axit cloric 32% 

5.2 Hóa chất Axit cloric 32% - 35%

Axit cloric 32% - 35% hay còn gọi là Axit clohydric, Axit clo, Hydro clorua,... là một loại axit vô cơ mạnh được sử dụng chủ yếu trong quá trình xử lý nước để làm giảm độ pH, có tác dụng làm sạch và vệ sinh hiệu quả nước hồ bơi.

5.3 Hóa chất CaCl2

CaCL2 là chất gì? Calcium Chloride hay còn gọi là Canxi Clorua là hóa chất thuộc nhóm hóa chất công nghiệp. Đây là hợp chất muối tạo thành từ 2 nguyên tố Ca2+ và Cl- , được sản xuất chủ yếu từ nguồn nguyên liệu tự nhiên đá vôi, có công thức hóa học là CaCl2.

CaCl2 lọc nước, làm chất keo tụ để lắng chất bẩn và kim loại nặng để bảo vệ môi trường đường ống.

5.4 Hóa chất NaOH 99% - Xút vảy, Ấn Độ

Trong quá trình xử lý nước thải, xút vảy naoh thường được sử dùng để làm tăng độ pH. Đối với phản ứng trung hòa pH, NaOH giúp tạo các hidroxit nhằm loại bỏ các kim loại nặng, tăng độ pH trong tháp khử Nitơ Stripping, trong phản ứng xử lý Xyanua,...

6. Bảng giá hóa chất xử lý nước thải cao su mới nhất năm 2021

Hiện chưa có một bảng giá cụ thể của các loại hóa chất xử lý nước thải cao su, bởi giá hóa chất sẽ tùy thuộc vào từng đơn vị cung cấp. Nếu bạn muốn biết chính xác giá hóa chất xử lý nước thải cao su bao nhiêu thì tốt nhất hãy liên hệ ngày đến số Hotline 0916047878, đội ngũ nhân viên của chúng tôi sẽ tư vấn và báo giá cụ thể. Công ty Gia Hoàng chúng tôi cung cấp đa dạng các loại hóa chất xử lý nước thải cao su chất lượng nhất với giá cả phải chăng.

7. Đơn vị cung cấp hóa chất xử lý nước thải cao su chất lượng, giá tốt nhất hiện nay

Công ty TNHH TM DV XNK Gia Hoàng - Ghgroup.com.vn tự hào là địa chỉ cung cấp các loại hóa chất xử lý nước thải cao su chất lượng

Nhu cầu sử dụng hóa chất xử lý nước thải cao su của các cá nhân, doanh nghiệp ngày càng tăng kéo theo sự ra đời của nhiều đơn vị cung cấp sản phẩm hóa chất xử lý nước thải cao su. Tuy nhiên, không phải đơn vị nào làm ăn uy tín, chất lượng. Cho nên nếu khách hàng đang muốn tìm mua các loại hóa chất uy tín thì nên tìm mua tại Công ty TNHH TM DV XNK Gia Hoàng - Ghgroup.com.vn .

Công ty nhập khẩu hóa chất Gia Hoàng tự hào là địa chỉ cung cấp các loại hóa chất ngành cao su chất lượng, uy tín hàng đầu hiện nay. Các sản phẩm của chúng tôi đều được nhập khẩu từ các tập đoàn hóa chất lớn tại Trung Quốc. Nguồn hàng của chúng tôi luôn có sẵn để đáp ứng kịp thời nhu cầu của quý khách.

Các sản phẩm hóa chất được nhập khẩu và phân phối bởi Gia Hoàng đảm bảo tính đa dạng, phục vụ cho nhiều ngành công nghiệp khác nhau như: Dệt nhuộm, sản xuất Giấy, Xi mạ,... Với các dòng hóa chất đa dạng chủng loại, giá thành cạnh tranh được nhập khẩu trực tiếp từ Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, EU,... và các loại hóa chất thông dụng được sản xuất tại Việt Nam.

Nếu doanh nghiệp có nhu cầu mua lượng lớn hóa chất để đưa vào hệ thống xử lý nước thải cao su hoặc đang có thắc mắc cần giải quyết, đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số điện thoại 0916047878 hoặc truy cập website: ghgroup.com.vn để được tư vấn chi tiết về sản phẩm.

8. Công nghệ xử lý rác nước thải cao su

Những giải pháp mà chúng tôi vừa đưa ra ở trên chỉ là một phần nhỏ trong hệ thống xử lý nước thải cao su. Vì vậy, các công ty, xí nghiệp cần xây dựng công nghệ xử lý tối ưu dựa vào quy trình sau:

  • Sử dụng bể gạn mủ để tiếp tục loại bỏ những lớp mũ nổi trên bề mặt nước thải cao su và nếu được thì có thể tái sử dụng lượng mủ này.
  • Bể tuyển nổi siêu nông DAF được sử dụng thay cho các công trình khác mang lại hiệu quả xử lý và tiết kiệm diện tích và chi phí đầu tư.
  • Sau khi nước thải được xử lý hóa lý, nước thải sẽ được đưa sang bể kỵ khí. Nước thải sẽ được xáo trộn cơ khí để đảm bảo phản ứng xử lý giữa nước thải và vi sinh vật xảy ra. Vi sinh vật sẽ bám và sinh trưởng phát triển, tăng hiệu suất xử lý nước thải cao su.
  • Sử dụng lắng sinh học thay cho các công trình sinh học hiếu khí khác vì ngoài xử lý BOD, COD thì ta còn phải xử lý nitơ và photpho trong xử lý nước thải cao su. Mà công trình này đáp ứng được đồng thời các chỉ tiêu trên.
  • Sau khi nước thải được đưa đến bể lắng. Chúng ta tiếp tục cho nước từ bể lắng vào bể trung gian để tạo điều kiện tốt cho bể lọc áp lực để loại bỏ các tạp chất rất nhỏ còn sót lại và loại bỏ vi sinh để thải ra nguồn tiếp nhận.

Từ khóa » Tính Chất Của Nước Thải Cao Su