6 Tác Dụng Của Rau Dừa Nước – 'rau Dại' Miền Tây Tốt Cho Sức Khỏe
Có thể bạn quan tâm
- Rau dừa nước là rau gì?
- Phân biệt rau dừa nước và cây dừa nước
- Tác dụng của rau dừa nước với sức khỏe
- Thanh nhiệt, làm mát cơ thể
- Cải thiện bí tiểu, tiểu rắt
- Hỗ trợ điều trị sỏi thận
- Phòng chống ung thư
- Giảm ngứa ngáy, mề đay
- Giúp làm lành vết thương
- Một số lưu ý an toàn cần biết khi ăn rau dừa nước
- Ngâm rửa kĩ lượng
- Không ăn quá nhiều
- Không thay thế thuốc đặc trị
Giữa hàng loạt các loại rau dân giã mọc khắp vùng quê Việt, rau dừa nước cũng là một loại rau đang dần trở thành đặc sản “quý như vàng” mà người dân thị thành mách nhau tìm mua. Cùng tìm hiểu thêm về đặc điểm cùng tác dụng của rau dừa nước với sức khỏe trong bài viết dưới đây nhé!
1. Rau dừa nước là rau gì?
Có thể nói, rau dừa nước vốn không còn quá xa lạ với người dân miền Tây sông nước, có thể thu hái quanh năm và “bội thu” nhất là ở giai đoạn mùa nước nổi từ khoảng tháng 7 đến tháng 10 âm lịch.
Rau dừa nước (Jussiaea repens oenotheracene) còn có tên gọi khác là du long thái hay thủy long, thuộc họ rau dừa nước (Onagraceae). Đây là loại thân thảo, mọc bò ở vùng ẩm ướt như kênh rạch, ao, hồ,... nổi trên mặt nước nhờ các phao xốp trắng, hình trứng. Thân hình trụ, mềm yếu, có nhiều đốt. Lá hình trứng dài, mọc so le, gốc thân đầu tù, hai mặt nhẵn. Hoa mọc đơn độc ở kẽ lá, màu trắng. Quả nang, bên ngoài có lông mịn, không ngứa, bên trong chứa nhiều hạt.
Bên cạnh đó, khi thu hái rau dừa nước, người dân thường loại bỏ phần gốc và rễ, chỉ rửa sạch phần lá rồi thái ngắn, dùng tươi hay phơi khô.
2. Phân biệt rau dừa nước và cây dừa nước
Nếu lần đầu biết tới rau dừa nước có lẽ bạn sẽ nhầm tưởng rằng đây là một bộ phận của cây dừa nước, tuy nhiên trên thực tế chúng hoàn toàn khác biệt nhau. Đối với cây dừa nước, phần thân sẽ mọc ngầm dưới vùng đầm lầy gần cửa sông hay cửa biển, lá to rộng và vươn cao, cho thu hoạch trái rất ngọt nước.
Còn về rau dừa nước, như đã chia sẻ, chúng nổi lên trên mặt nước và bộ phận được sử dụng nhiều nhất là lá.
Xem thêm: Dừa nước – quả ngọt đặc sản miền Tây có đến 8 lợi ích sức khỏe ít ai hay biết
3. Tác dụng của rau dừa nước với sức khỏe
Không chỉ đơn thuần là loại rau ăn kèm độc đáo, một số nghiên cứu dinh dưỡng còn tìm thấy trong rau dừa nước có khá nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, “nâng tầm” vai trò của thứ rau vốn chỉ mọc dại và ít ai quan tâm tới. Theo đó, tác dụng của rau dừa nước với sức khỏe phải kể đến khả năng phòng ngừa và cải thiện một số vấn đề như:
3.1 Thanh nhiệt, làm mát cơ thể
Giống như các loại rau xanh khác, rau dừa nước giòn ngọt và có tính mát nên thường được “thêm thắt” vào các món gỏi trộn, nhằm hỗ trợ thanh nhiệt cũng như làm mát cơ thể. Bên cạnh đó, trong một số bài thuốc y học cổ truyền, loại rau này còn được kết hợp cùng rau mã đề, cỏ mực hay lá đinh lăng để sắc nước uống giúp giải độc hữu hiệu.
3.2 Cải thiện bí tiểu, tiểu rắt
Nhờ có tính hàn mát mà một trong những tác dụng của rau dừa nước được đánh giá khá cao đó chính là khả năng cải thiện chứng bí tiểu, tiểu rắt. Lúc này bạn có thể phơi khô rau dừa nước, đem nấu cùng hương nhu trắng, xa tiền, bạch truật, ngải diệp, sinh khương, quế, kiện và trần bì, rồi uống khoảng 1 – 2 lần trong ngày nhằm sớm khắc phục hiệu quả.
Xem thêm: Bí tiểu – nguyên nhân và cách khắc phục tại nhà
3.3 Hỗ trợ điều trị sỏi thận
Với đặc tính hàn mát và lợi tiểu, rau dừa nước cũng được khuyến khích bổ sung vào khẩu phần ăn của người bệnh đang điều trị sỏi thận. Điều này là bởi các loại rau xanh thanh mát, mọng nước như rau dừa nước sẽ kích thích bài tiết nước tiết, giảm nguy cơ lắng cặn khoáng chất và hình thành sỏi.
3.4 Phòng chống ung thư
Có thể bạn sẽ rất bất ngờ khi biết rằng tuy là loại rau “mọc hoang” nhưng theo phân tích dinh dưỡng, rau dừa nước có chứa hàm lượng tương đối lớn các chất chống oxy hóa mạnh, điển hình như kaempferol, hyperin hay avicularin. Những hoạt chất này khi vào cơ thể sẽ góp phần xây dựng “hàng rào” bảo vệ tế bào khỏi sự tấn công của gốc tự do, giảm thiểu tỉ lệ hình thành khối u và phòng chống tối đa các bệnh ung thư nguy hiểm.
Xem thêm: Chất chống oxy hóa trong thực phẩm cùng tác dụng chống ung thư và ngăn ngừa lão hóa mà ít ai biết đến
3.5 Giảm ngứa ngáy, mề đay
Trong trường hợp đang gặp phải tình trạng ngứa ngáy, nổi mề đay, dùng thêm các món ăn hay bồi bổ bằng một số bài thuốc điều chế từ rau dừa nước cũng là gợi ý rất đáng tham khảo.
Bạn sử dụng rau dừa nước tươi, cùng cỏ mực tươi, nam hoàng bá, kinh giới, huyền sâm, ngân hoa, liên kiều và sài hồ. Sau đó, bạn đem sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia làm 3 lần uống trong ngày. Ngoài ra, để bài thuốc đạt hiệu quả nhanh chóng, bạn nên hạn chế ăn các loại thực phẩm như thịt chó, mắm tôm, tôm, cua, ốc, cá mè,...để tránh gây dị ứng.
3.6 Giúp làm lành vết thương
Tác dụng của rau dừa nước còn được biết đến trong việc hỗ trợ làm lành vết thương, tuy nhiên cho tới nay các chuyên gia y khoa vẫn cần phải nghiên cứu chuyên sâu hơn về công dụng này. Do đó, lời khuyên là khi bị chấn thương chảy máu và có dấu hiệu phục hồi chậm, bạn phải tới thăm khám tại các cơ sở y tế để được điều trị đúng phương pháp, tránh tự chữa trị tại nhà.
Xem thêm: Không chỉ làm tăng nguy cơ bị sẹo, những loại thực phẩm này còn cản trở tốc độ chữa lành vết thương hở trên da
4. Một số lưu ý an toàn cần biết khi ăn rau dừa nước
Dù là rau mọc dại nhưng thật may chúng ta vẫn có thể ăn rau dừa nước và hấp thu thêm các dưỡng chất quý giá. Thế nhưng trong quá trình sử dụng, để đảm bảo an toàn sức khỏe, đừng quên thực hiện một số khuyến cáo an toàn dưới đây:
4.1 Ngâm rửa kĩ lượng
Rau dừa nước sinh trưởng ở khu vực ao hồ, khá ẩm ướt và dễ bị vi khuẩn bám dính. Vì vậy, lời khuyên là bạn phải chú ý rửa sạch và ngâm rau trong nước muối loãng từ 20 – 30 phút trước khi đem chế biến, nhằm loại sạch bụi bẩn và các vi sinh vật mang mầm bệnh.
4.2 Không ăn quá nhiều
Không nên ăn quá nhiều rau dừa nước liên tục trong thời gian dài, tốt nhất hãy dùng xen kẽ các loại rau xanh khác. Theo đó, mỗi lần chỉ nên ăn khoảng 100 – 150g rau dừa nước và khoảng 2 – 3 lần một tuần là hợp lý.
4.3 Không thay thế thuốc đặc trị
Phần lớn tác dụng của rau dừa nước đều chỉ mang tính hỗ trợ, không thể thay thế các loại thuốc đặc trị trong điều trị bệnh lý. Chính vì thế, trước khi quyết định sử dụng rau dừa nước để cải thiện sức khỏe, bạn hãy tham vấn ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về liều lượng cụ thể và phù hợp.
Tưởng chỉ là loại rau “nhà quê” nhưng tác dụng của rau dừa nước với sức khỏe khiến chúng ta thật bất ngờ phải không nào. Lần tới nếu tìm mua được thì hãy tranh thủ thưởng thức thử xem sao nhé!
Từ khóa » Công Dụng Cây Dừa Nước
-
Rau Dừa Nước - Vị Thuốc Với 14 Công Dụng Tốt Cho Sức Khỏe
-
Cây Rau Dừa Nước Có Tác Dụng Gì? | Vinmec
-
Điểm Danh Các Tác Dụng Của Dừa Nước Ai Cũng Bất Ngờ | VinID
-
Rau Dừa Nước Chủ Trị Bệnh Thận
-
Rau Dừa Nước Là Cây Gì? 18 Tác Dụng Của Rau Dừa Nước Với Sức Khỏe
-
Cây Dừa Nước điều Trị Viêm Cầu Thận, Viêm Bàng Quang, Tiểu đục
-
RAU DỪA NƯỚC- Loài Rau Mọc Dại Với Rất Nhiều Công Dụng Dược ...
-
Dừa Nước: Không Chỉ Là Loài Rau Mọc Hoang - YouMed
-
10 Tác Dụng Của Cây Dừa Nước Cực Hữu Ích
-
Dừa Nước, Tác Dụng Chữa Bệnh Của Dừa Nước
-
CÂY RAU DỪA NƯỚC – THẦN DƯỢC CHỮA BÁCH BỆNH
-
Rau Dừa Nước - Cây Rau Lợn Chữa “bách Bệnh” - Tiền Phong
-
Dừa Nước: Loại Quả Giải Khát, Thanh Nhiệt
-
Cây Rau Dừa Nước