6 Tác Dụng Tuyệt Vời Cho Sức Khỏe Của Cùi Dừa Mà Bạn Nên Biết
Có thể bạn quan tâm
Cùi dừa là món ăn quen thuộc của người dân Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe của loại trái cây này. Cùng tìm hiểu ngay tác dụng của cùi dừa và cách sử dụng nó trong bài viết ngay sau đây.
1. Những thông tin thú vị về cùi dừa
1.1. Cùi dừa là gì?
- Quả dừa có danh pháp khoa học là Cocos nucifera. Nó thường sinh trưởng ở vùng khí hậu nhiệt đới. Quả có lớp vỏ xơ màu nâu bọc bên ngoài và phần cùi dừa ở bên trong.
- Cùi dừa có tên tiếng Anh là Copra or coconut. Đây chính là phần thịt trắng ở bên trong quả dừa, là phần ăn được và có màu trắng. Nó còn được gọi là cơm dừa hay cái dừa theo phương ngữ miền Nam.
Với dừa già nguyên trái, bạn có thể nạo để lấy phần thịt bên trong và ăn hoặc chế biến thành dạng dừa nạo sợi, cắt lát hoặc bào.
Trong khi đó, với cùi dừa khô, người ta thường bào hoặc nạo và dùng để làm bánh hoặc nấu ăn. Nó cũng có thể được xay thành bột để sử dụng.
1.2. Thành phần dinh dưỡng có trong cùi dừa
Dù cơm dừa tươi hay cơm dừa khô, cơm dừa non hay cơm dừa già đều mang đến giá trị dinh dưỡng cao. Cụ thể, thành phần dinh dưỡng có trong 100g cùi dừa bao gồm:
Lượng calo: 283.
Chất béo: 27 gram.
Carb: 10 gram trong đó có 7 gam chất xơ.
Đường: 5 gam.
Mangan: 60% DV.
Đồng: 44% DV.
Selen: 15% DV.
Phốt pho: 13% DV.
Sắt: 11% DV.
Kẽm: 10% DV.
Kali: 6% DV.
(%DV : Tỷ lệ phần trăm hàm lượng nạp vào so với nhu cầu cần thiết cho một người trưởng thành trong 1 ngày)
2. Tác dụng của cùi dừa
Cùi dừa không chỉ là một món ăn thơm ngon mà còn rất giàu dinh dưỡng. Vậy cùi dừa có tác dụng gì? Ăn cùi dừa có tốt không? hãy cùng đọc phần tiếp theo của bài viết để trả lời được những câu hỏi này nhé.
2.1. Cải thiện triệu chứng gout và viêm khớp
Có rất nhiều thắc mắc về việc “Ăn cùi dừa có tốt cho người bệnh gout không?”, “Người bị viêm khớp có nên ăn cùi dừa không?”. Theo các chuyên gia, người bệnh gout hay người bị viêm khớp hoàn toàn có thể sử dụng cùi dừa.
Đặc tính nổi bật của cùi dừa là chống viêm và kháng khuẩn. Tác dụng này có được là do trong thành phần của thực phẩm này có chứa một lượng lớn Kali. Khi vào cơ thể, Kali giúp đào thải các tinh thể muối urat lắng đọng trong các khớp ra ngoài qua đường niệu. Từ đó giúp làm thuyên giảm đáng kể các cơn đau nhức hay tình trạng sưng tấy khó chịu do gout và các bệnh viêm khớp gây ra.
Để nâng cao hiệu quả điều trị gout, bạn có thể sử dụng cùi dừa non kết hợp với đậu đen. Chỉ sau một thời gian ngắn áp dụng công thức này bạn đã có thể ngăn ngừa cũng như giảm thiểu các cơn đau do gout cấp, gout tái phát.
2.2. Bảo vệ tim mạch
Tinh chất dầu dừa trong cùi dừa có tác dụng rất tốt trong việc làm giảm lượng LDL - cholesterol (cholesterol xấu) đồng thời làm tăng lượng HDL - cholesterol (cholesterol tốt). Điều này rất có lợi cho việc ngăn ngừa và làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Theo một nghiên cứu được tiến hành trên 91 người. Trong đó, mỗi người được sử dụng 50ml dầu dừa nguyên chất hoặc bơ nhạt hoặc dầu ô liu nguyên chất. Kết quả đã cho thấy chỉ sau 4 tuần, lượng cholesterol tốt ở nhóm người sử dụng dầu dừa tăng đáng kể so với nhóm sử dụng dầu ô liu hoặc bơ. Chính vì vậy, hãy ăn cùi dừa thường xuyên để nâng cao sức khỏe tim mạch nhé.
2.3. Tăng cường miễn dịch
Trong thành phần của cùi dừa rất giàu Mangan và các chất chống oxy hóa. Các chất này có tác dụng tăng cường hàng rào miễn dịch của cơ thể đồng thời giúp giảm viêm hiệu quả. Bên cạnh đó, các chất dinh dưỡng khác trong thực phẩm này cũng có đặc tính kháng nấm và kháng vi-rút rất hiệu quả.
2.4. Giảm nguy cơ mắc ung thư
Tác dụng của cơm dừa trong ngăn ngừa và điều trị ung thư đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu. Các nhà khoa học đã tìm thấy trong thành phần của cơm dừa nhiều hoạt chất có đặc tính chống ung thư. Các hoạt chất này giúp làm giảm sự xuất hiện và phát triển của các tế bào ác tính, rất có lợi trong việc phòng và điều trị ung thư vú, ung thư ruột kết,...
2.4. Hỗ trợ hệ tiêu hóa
Một trong những tác dụng của quả dừa mà nhiều người biết đến là hỗ trợ hệ tiêu hóa. Có được tác dụng này là nhờ trong cùi dừa rất giàu chất xơ, giúp điều hòa nhu động ruột, tăng đào thải các chất độc ra ngoài qua đường tiêu hóa.
Bên cạnh đó, cùi dừa còn chứa một lượng chất béo dồi dào. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc hấp thu các chất dinh dưỡng tan trong chất béo như vitamin A, D, E và K. Chất béo trong cùi dừa tồn tại chủ yếu dưới dạng triglyceride chuỗi trung bình. Dạng chất béo này đã được chứng minh là có tác dụng rất tốt trong việc tăng cường sự phát triển của hệ vi khuẩn có lợi trong đường ruột, bảo vệ đường tiêu hóa khỏi tình trạng viêm hay các hội chứng chuyển hóa khác.
Hơn nữa, dừa còn ngăn cản sự phát triển của những loại nấm men có hại, trong đó có Candida albicans - một loại nấm có khả năng gây nhiễm trùng đường tiêu hóa nghiêm trọng.
2.5. Tăng cường sức khỏe xương
Ăn dừa thường xuyên giúp hỗ trợ sự phát triển của xương một cách hiệu quả thông qua việc tăng cường khả năng hấp thu mangan và canxi của cơ thể. Điều này không chỉ giúp xương chắc khỏe mà còn làm giảm đáng kể nguy cơ loãng xương - một tình trạng thường gặp ở người lớn tuổi.
2.6. Giúp răng miệng khỏe mạnh
Cùi dừa cũng rất tốt cho sức khỏe răng miệng. Trái cây này giúp ngăn ngừa hiệu quả tình trạng nhiễm trùng có liên quan đến ống tủy và những vấn đề về răng khác.
Mặc dù công dụng của trái dừa không thể thay thế hoàn toàn cho việc vệ sinh răng miệng đúng cách nhưng ăn cùi dừa thường xuyên sẽ giúp hỗ trợ tiêu diệt một số vi khuẩn có hại trong miệng, từ đó bảo vệ răng và nướu của bạn khỏi tình trạng nhiễm trùng và sâu răng.
3. Làm thế nào để ăn cùi dừa đúng cách?
Cùi dừa có thể được chế biến và đóng gói dưới nhiều dạng như cắt nhỏ, đông lạnh hoặc sấy khô. Chính vì vậy, việc chọn mua, bảo quản và chế biến cùi dừa sao cho đúng là rất cần thiết.
3.1. Cách lựa chọn sản phẩm lành mạnh nhất
Dừa khô và các sản phẩm đóng gói sẵn thường chứa hàm lượng đường cao gấp nhiều lần bình thường. Cụ thể, một cốc dừa tươi không đường (80 gam) chỉ chứa khoảng 5 gam đường. trong khi đó, một cốc dừa nạo có đường (93g) chứa tới 34 gam đường. Chính vì thế, để tránh làm tăng lượng đường trong máu, bạn nên lựa chọn các sản phẩm thô hoặc không đường.
3.2. Lấy cùi dừa đúng cách
Có rất nhiều cách để lấy cùi dừa. Dưới đây là 2 cách làm đơn giản, dễ thực hiện mà bạn có thể tham khảo:
Cách 1: Cho cả trái dừa tươi vào ngăn đá tủ lạnh trong 10 - 12 tiếng sau đó dùng búa để đập bỏ vỏ dừa.
Cách 2: Đục vài lỗ nhỏ trên quả dừa, lấy hết nước rồi cho vào lò nướng với nhiệt độ 190 độ C trong vòng 10 phút hoặc nướng cho đến khi xuất hiện đường nứt trên vỏ quả dừa. Cuối cùng, dùng búa để gõ cho vỏ dừa nứt ra.
3.3. Cách bảo quản cùi dừa
Muốn bảo quản cùi dừa được lâu, bạn nên cho dừa vào trong túi nilon khô sau đó đặt ở ngăn mát tủ lạnh. Nếu muốn bảo quản lâu hơn nữa, bạn có thể cho dừa vào ngăn đá và rã đông trước khi muốn chế biến là được.
4. Những câu hỏi thường gặp về cùi dừa
4.1. Trẻ nhỏ, bà bầu ăn cùi dừa có nên ăn cùi dừa không?
Trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai có thể ăn cùi dừa nhưng chỉ nên ăn một lượng vừa đủ. Không nên ăn quá nhiều để tránh gây tăng đường máu hoặc béo phì.
4.2. Ăn cùi dừa có béo không?
Cùi dừa có lượng calo tương đối cao và khá giàu chất béo thực vật nên có thể dẫn đến tích tụ mỡ thừa, gây tăng cân. Chính vì vậy, bạn chỉ nên ăn cùi dừa với một lượng vừa phải, khoảng 1 - 2 lần mỗi tuần.
4.3. Đối tượng nào nên hạn chế ăn cùi dừa?
Người có cơ địa dị ứng, người mắc bệnh tiểu đường, béo phì nên hạn chế ăn cùi dừa để tránh làm tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
Hãy sử dụng cùi dừa đúng cách để nâng cao sức khỏe và hạn chế các tác hại của nó nhé.
5. Một số món ngon từ cùi dừa
Từ lâu, cùi dừa đã trở thành nguyên liệu quen thuộc trong các món ăn của mỗi gia định. Người ta có thể chế biến cùi dừa thành nhiều món ăn thơm ngon, bổ dưỡng như thịt kho cùi dừa, cùi dừa kho cà chua, tôm rang cùi dừa,...
Sau đây là 2 công thức đơn giản từ cùi dừa để bạn tham khảo:
5.1. Mứt dừa non và hoa đậu biếc
Mứt dừa là món ăn đã không còn xa lạ trong mỗi dịp đầu xuân năm mới. Tuy nhiên kết hợp đậu biếc cùng cùi dừa non là một cách làm mới lạ không phải ai cũng biết. Cùng tìm hiểu công thức này ngay nhé.
Nguyên liệu:
1kg cùi dừa non.
Hoa đậu biếc.
50 gam sữa đặc.
500 gam đường.
Muối, nước cốt chanh.
Các bước tiến hành:
Bước 1: Chọn phần cùi non rồi dùng dao cắt thành từng miếng hình chữ nhật hoặc hình tam giác. Rửa dừa nhiều lần với nước muối loãng cho đến khi nước rửa dừa hết đục.
Bước 2: Ngâm hoa đậu biếc trong nước sôi rồi chắt lấy phần nước. Ngâm 500 gam cùi dừa non với nước hoa đậu biếc, để qua đêm.
Bước 3: Sau khi làm nóng chảo, cho phần cùi dừa đã được ướp nước hoa đậu biếc vào chảo, cho thêm 2 thìa cà phê nước cốt chanh. Đun tới khi thấy nước sền sệt thì bắt đầu dùng đũa đảo đều. Khi thấy cùi dừa khô là được
Bước 4: Ướp phần dừa còn lại với sữa đặc và 250g đường đã chuẩn bị và tiến hành sên tương tự trên.
Bước 5: Cho toàn bộ mứt dừa ra khay, để nguội, đặt ở nơi thoáng mát và gần ánh nắng để màu mứt được đẹp nhất.
5.2. Thịt kho cùi dừa
Cùi dừa không chỉ làm tăng hương vị thơm ngon mà còn nâng cao giá trị dinh dưỡng cho món thịt kho. Cách làm món thịt kho cùi dừa cụ thể như sau:
- Nguyên liệu:
400g thịt ba chỉ.
200g cùi dừa.
100ml nước dừa.
Hành lá, hàn khô.
Gia vị: nước màu (kẹo đắng), dầu hào, hạt nêm.
Các bước tiến hành:
Bước 1: Rửa sạch các nguyên liệu. Thái thịt thành từng miếng dày khoảng 2cm. Ướp thịt cùng nước mắm, hành khô, kẹo đắng, dầu hào, hạt tiêu trong vòng 20 phút.
Bước 2: Cắt nhỏ dừa thành từng miếng dày 0,3cm, dài 5cm.
Bước 4: Đun nóng dầu, cho hành khô vào phi thơm sau đó cho thịt vào đảo đều. Khi thịt săn lại thì cho thêm nước dừa và nước sao cho ngập mặt thịt.
Bước 4: Đun tới khi sôi thì vặn lửa nhỏ liu riu. Khi thấy nước có độ sánh, thịt và dừa đã mềm tiến hành nêm nếm gia vị vừa ăn rồi rắc hành lá lên và tắt bếp.
Chúc các bạn thành công với 2 công thức đơn giản từ cùi dừa này nhé!
Qua bài viết trên đây, chắc hẳn các bạn đã có thêm nhiều thông tin thú vị về tác dụng, cách dùng cùi dừa. Hãy đưa ngay trái cây này vào thực đơn của gia đình mình để nâng cao sức khỏe cho mình và người thân nhé!
Từ khóa » Cùi Dừa Già Có Tác Dụng Gì
-
Các Tác Dụng Của Cùi Dừa Bạn Không Thể Bỏ Qua - Hello Bacsi
-
5 Tác Dụng Của Cơm Dừa Tốt Cho Sức Khỏe - Báo Lao Động
-
6 Tác Dụng Của Cùi Dừa Với Sức Khỏe Và Các Món ăn Từ Cùi Dừa
-
Ăn Cùi Dừa Có Tốt Không, Có Tác Dụng Gì Cho Sức Khỏe Và Làm đẹp?
-
Tác Dụng Của Cùi Dừa đối Với Sức Khỏe - NgonAZ
-
Ăn Cơm Dừa Có Tốt Không? Bật Mí Công Dụng Cơm Dừa - VinID
-
6 Lợi ích Của Cơm Dừa Làm Bạn Chỉ Muốn Mua Về Dùng Ngay
-
Tác Dụng Của Cùi Dừa, ăn Cùi Dừa Có Tốt Không
-
Cơm Dừa Có Tác Dụng Gì Với Sức Khỏe? Lợi ích Tuyệt Với Của Cơm Dừa
-
Cùi Dừa: Thực Phẩm Tốt Cho Sức Khỏe - Bạn Có Biết? - Cao Gắm
-
Cùi Dừa Non Ăn Có Béo Không Và Có Tác Dụng Gì - Cây Lá Hoa
-
Lời Khuyên Của Bác Sĩ Về Cách Sử Dụng Loại Quả Của 'sự Sống'
-
Bất Ngờ Với Giá Trị Dinh Dưỡng Và Lợi ích Của Cùi Dừa Tươi - Sức Khỏe
-
Ăn Cùi Dừa Có Giảm Cân Không