6 Thông Số Bạn Cần Quan Tâm Khi Mua đèn LED - Rạng Đông

Khi chon mua đèn LED, để có thể chọn mua được những chiếc đèn Led thật sự chất lượng, mang lại hiêu quả chiếu sáng như mong muốn thì bạn cần quan tâm đến các thông số kỹ thuật đèn và hiểu được phần nào về những thông số kĩ thuật này. Việc hiểu này sẽ giúp bạn có lựa chọn các thông số phù hợp nhất cho mục đích của mình. Để dễ dàng hơn cho các bạn, Rạng Đông xin giới thiệu về 6 thông số kỹ thuật của đèn LED mà bạn cần quan tâm khi chọn mua các sản phẩm đèn LED.

1. Quang thông

Quang thông được định nghĩa là một đại lượng đo lường công suất bức xạ phát ra từ một nguồn sáng, cụ thể ở đây là đèn LED. Đơn giản hơn, quang thông là tổng lượng ánh sáng mà đèn LED phát ra được theo mọi hướng trong 1 giây chiếu sáng. Đơn vị đo của quang thông trong hệ SI là lumen (kí hiệu là Lm).

Những thông số bạn cần quan tâm khi mua đèn LED - Ảnh 1

Như vậy nếu bạn muốn không gian sáng thì chọn đèn LED có quang thông lớn và ngược lại. Hoặc nếu bạn có chọn đèn LED với quang thông nhỏ thì đồng nghĩa với việc cần nhiều đèn mới đủ sáng.

Chọn mua đèn LED cần để ý đến quang thông như thế nào?

Quang thông cho bạn biết rằng tổng lượng sáng của của nguồn sáng đèn LED mà bạn muốn mua nên hãy lưu ý một chút đến nó. Việc chọn đèn có quang thông lớn hay nhỏ còn tùy thuộc vào mục đích, yêu cầu cũng như thực tế không gian mà bạn muốn lắp đặt đèn.

Đèn có quang thông lớn hơn sẽ sáng hơn. Khi cần lắp đặt đèn LED tại các không gian rộng lớn, cần nhiều ánh sáng, bạn nên chọn các loại đèn có quang thông lớn. Với các không gian nhỏ, hẹp thì lựa chọn các loại đèn có quang thông vừa phải, phù hợp để tiết kiệm chi phí. Tất nhiên, quang thông không đại diện cho mức độ tiết kiệm của một sản phẩm đèn LED mà bạn định mua. Nó chỉ đơn thuần là thể hiện mức độ sáng của chiếc đèn đó. Việc đánh giá một sản phẩm đèn LED tiết kiệm điện hay không được thể hiện qua chỉ số hiệu suất chiếu sáng sau đây.

2. Hiệu suất chiếu sáng

Hiệu suất chiếu sáng là hiệu quả phát sáng của đèn, được tính bằng tỉ số giữa quang thông và công suất tiêu thụ của đèn. Đơn vị đo của hiệu suất chiếu sáng là lumen/W.

Đèn có hiệu suất phát sáng cao là đèn cho quang thông lớn mà lại tiêu thụ ít điện năng hơn. Tức là chỉ số hiệu suất chiếu sáng càng cao thì đèn càng tiết kiệm điện. Ưu điểm lớn nhất của đèn LED chính là có hiệu suất chiếu sáng cao.

3. Góc chiếu sáng

Góc chiếu sáng là góc nằm giữa 2 mặt có cường độ sáng tối thiểu bằng 50% cường độ sáng mạnh nhất ở vùng sáng trung tâm.

Phương pháp nhận diện góc chiếu đơn giản nhất bằng việc dùng bộ đèn chiếu sáng lên tường. Bạn sẽ dễ dàng nhận thấy các vùng sáng lớn, nhỏ và mạnh, yếu khác nhau.

Các nguồn sáng tuy giống nhau nhưng góc chiếu khác nhau sẽ cho ra ảnh của vùng sáng khác nhau. Góc chiếu sáng càng lớn (càng tỏa), cường độ sáng vùng trung tâm càng nhỏ và vùng sáng càng rộng.

Phân loại góc chiếu sáng:

Có 3 loại góc chiếu cơ bản, mỗi một loại góc chiếu khác nhau lại cho một hiệu ứng chiếu sáng riêng biệt, phù hợp với từng mục đích sử dụng khác nhau.

Góc chiếu hẹp: 3, 5, 8

Các loại đèn có góc chiếu hẹp như trên thường được thiết kế chuyên dụng cho chiếu sáng cột, tạo điểm nhấn cho ngọa thất căn nhà hoặc các công trình về đêm.

Góc chiếu trung bình: 10, 24, 38

Các góc chiếu này là các góc chiếu thông dụng đối với các loại đèn rọi (spot-light) khi chúng ta xây dựng các ý tưởng chiếu điểm, gây ấn ượng hoặc tạo ánh sáng gián tiếp.

Các loại đèn có góc chiếu này phù hợp với lắp đặt trong phòng ngủ – nơi cần tạo không gian riêng tư và thư giãn bởi chúng không gây chói lóa, khó chịu khi nằm.

Góc chiếu rộng: > 100

Góc chiếu này tạo ánh sáng tỏa đều với vùng sáng rộng, vì vậy các loại đèn này phù hợp khi lắp đặt tại các không gian sinh hoạt chung như phòng khách, phòng bếp. Và những đèn LED công suất cao như đèn đường LED, đèn pha LED, đèn LED nhà xưởng… đều yêu cầu góc chiếu sáng rộng để chiếu sáng cho một vùng không gian rộng lớn.

4. Độ rọi

Độ rọi là chỉ số độ quang thông trên diện tích bề mặt được chiếu sáng, đơn vị đo là lux (lx). Chỉ số này biểu đạt mức độ ánh sáng trên bề mặt mà con người cảm nhận được mạnh hay yếu.

Những thông số bạn cần quan tâm khi mua đèn LED - Ảnh 2

Đây là một đơn vị dẫn xuất, được xác định bằng quang thông trên diện tích:

1 lx = 1 lm/m2

1 lux là độ rọi có được của một bề mặt diện tích 1 mét vuông có thông lượng chiếu sáng 1 lumen.

Độ rọi của một số nguồn sáng:

– Ánh sáng mặt trời trong ngày có độ rọi trung bình dao động trong khoảng 32.000 lx tới 100.000 lx.

– Vào thời điểm hoàng hôn hay bình minh, ánh sáng ngoài trời cũng có độ rọi khoảng 400 lx (nếu trời trong xanh).

– Ánh sáng phản chiếu từ mặt trăng có độ rọi khoảng 1 lx.

– Ánh sáng từ các ngôi sao có độ rọi khoảng 0,00005 lx.

– Các trường quay ở đài truyền hình được chiếu sáng với độ rọi khoảng 1.000 lx.

– Một văn phòng sáng sủa thì có độ rọi khoảng 400 lx.

Quan hệ giữa độ rọi và quang thông:

Lux tính theo diện tích mà thông lượng chiếu sáng bao phủ được.

Chẳng hạn như nếu 1.000 lm tập trung trong diện tích 1 m², sẽ chiếu sáng diện tích này với độ rọi 1.000 lx. Mặt khác cùng 1.000 lumen đó khi trải rộng trên diện tích 10 m², sẽ tạo ra sự chiếu rọi mờ hơn, chỉ 100 lx.

Quan hệ giữa độ rọi và công suất:

Độ rọi là một đơn vị dẫn xuất vì vậy không có phép đo trực tiếp trên thực tế. Nó là sự cảm nhận của mắt người. Chính vì thế, hệ số chuyển đổi giữa độ rọi và công suất sẽ thay đổi theo nhiệt độ màu của ánh sáng.

Ví dụ như ở bước sóng 555 nm (khoảng trung gian của quang phổ) thì 1 lx tương đương với 1,46 mW/m².

5. Cường độ sáng

Cường độ sáng là đại lượng quang học cơ bản trong hệ đo lường quốc tế SI. Đơn vị đo cường độ sáng là candela (cd).

Cường độ sáng là năng lượng phát ra từ một nguồn sáng theo một hướng nhất định.

Cụ thể như sau: 1 candela là cường độ sáng mà một nguồn sáng phát ra 1 lumen đẳng hướng trong 1 góc đặc. Nguồn sáng 1 cd sẽ phát ra 1 lm trên diện tích 1 m2 tại khoảng cách 1 m kể từ tâm nguồn sáng.

Những thông số bạn cần quan tâm khi mua đèn LED - Ảnh 3

Để dễ hiểu hơn về khái niệm cường độ sáng, các bạn có thể xem hình ảnh dưới đây:

Cường độ sáng của một số nguồn sáng:

Một ngọn nến thông thường phát ra ánh sáng với cường độ 1 cd. Nếu môi trường xung quanh có một số hướng bị chắn bởi màn thì nguồn sáng vẫn có cường độ khoảng 1 cd trong các hướng còn lại.

Kể từ 10/1979, Hội đồng Khảo thí Quốc tế Đại học Cambridge – CIE đã đưa ra định nghĩa mới về candela. Theo đó, candela là cường độ sáng theo một phương của nguồn sáng đơn sắc có bước sóng 555 nm.

6. Chỉ số hoàn màu CRI

Chỉ số hoàn màu CRI (Color Rendering Index) là chỉ số phản ánh độ trung thực của màu sắc vật thể được chiếu sáng. Giá trị chỉ số CRI càng cao thì màu sắc vật thể được chiếu sáng càng sống động và chân thực. Chỉ số CRI rất quan trọng khi đánh giá một sản phẩm đèn LED, đèn chiếu sáng là tốt hay không?

Chỉ số hoàn màu của ánh sáng mặt trời (ánh sáng trắng) được lấy làm chuẩn để so sánh và xác định chỉ số hoàn màu của các nguồn ánh sáng khác. Quy ước chỉ số CRI của ánh sáng mặt trời là 100. Các nguồn ánh sáng tương tự ánh sáng mặt trời cũng có chỉ số CRI = 100 là ánh sáng đèn sợi đốt, đèn halogen.

Lời kết:

Hy vọng qua bài viết này, bạn có thể hiểu được những thông số cơ bản của đèn LED để bạn có thể dễ dàng lựa chọn mua được những sản phẩm chất lượng và phù hợp nhất cho mục đích của mình. Nếu có bất cứ thắc mắc gì các bạn hãy liên hệ ngay với Rạng Đông chúng tôi để nhận được những giải pháp chiếu sáng tối ưu nhất nhé!

Từ khóa » Chỉ Số ánh Sáng