6 Thực Phẩm Bổ Sung Kẽm Quen Thuộc Và Cực Hiệu Quả | Medlatec

Tin tức
  1. Trang chủ
  2. Dinh dưỡng
  3. 6 thực phẩm bổ sung kẽm quen thuộc và cực hiệu quả
6 thực phẩm bổ sung kẽm quen thuộc và cực hiệu quả Ngày 21/01/2021 Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân Kẽm là một loại khoáng chất tự nhiên mà cơ thể cần dùng với hàm lượng ít nhưng lại vô cùng quan trọng với sức khỏe và hoạt động chuyển hóa, hấp thu. Đa số kẽm được nạp vào cơ thể qua chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Vậy những thực phẩm bổ sung kẽm hiệu quả nhất là thực phẩm gì?
  • 09/09/2020 | Bật mí vai trò quan trọng của kẽm đối với cơ thể
  • 09/06/2020 | Xét nghiệm kẽm trong máu để làm gì?
  • 17/06/2020 | Nồng độ kẽm trong tinh dịch ảnh hưởng thế nào đến chức năng sinh sản?

1. Những ai cần bổ sung kẽm tăng cường

Hầu hết chúng ta nếu thực hiện một chế độ dinh dưỡng cân bằng, đa dạng sẽ được cung cấp đủ hàm lượng kẽm cần thiết do đây là dưỡng chất vi lượng và có mặt trong nhiều loại thực phẩm.

thực phẩm bổ sung kẽm

Kẽm có vai trò quan trọng với sức khỏe và hoạt động chuyển hóa của cơ thể

Song nếu gặp những dấu hiệu sau, cơ thể bạn đang cảnh báo thiếu kẽm và cần bổ sung tăng cường:

  • Trẻ bị chậm phát triển thể lực, lười ăn.

  • Giảm khả năng sinh sản ở nam và tăng biến chứng thai sản ở phụ nữ mang thai.

  • Thiếu kẽm ở người già làm tăng tốc độ lão hóa và tăng hoạt động của gốc tự do dễ gây loãng xương, teo cơ,…

  • Ăn không ngon, giảm vị giác.

  • Hệ miễn dịch suy giảm,...

Ngoài ra, những đối tượng sau cần chú ý bổ sung kẽm từ thực phẩm do dễ bị thiếu kẽm:

  • Người ăn chay: nguồn thực phẩm bổ sung kẽm chủ yếu là thịt, vì thế người ăn chay trường dễ bị thiếu kẽm hơn.

  • Người bị rối loạn tiêu hóa và các bệnh lý đường ruột gặp khó khăn trong việc hấp thu kẽm từ thức ăn cũng như các loại dinh dưỡng khác.

  • Phụ nữ mang thai có nhu cầu kẽm cao hơn vì cần cung cấp cho bào thai, nhất là thời kỳ mang thai đầu.

Phụ nữ mang thai có nhu cầu kẽm cao hơn người bình thường

Phụ nữ mang thai có nhu cầu kẽm cao hơn người bình thường

  • Người bệnh hồng huyết cầu hình lưỡi liềm khiến cơ thể khó hấp thu và sử dụng kẽm hơn.

  • Người nghiện rượu thường bị kém hấp thu dinh dưỡng, vì thế thường thiếu kẽm và các dinh dưỡng bổ sung từ thực phẩm khác.

  • Đàn ông trưởng thành có nhu cầu kẽm cao hơn do hao hụt trong quá trình sản xuất tinh dịch, nhất là những người có tần suất hoạt động tình dục cao.

2. Điểm danh ngay 6 thực phẩm bổ sung kẽm cực hiệu quả

Với những người có hệ tiêu hóa khỏe mạnh và nhu cầu với kẽm không tăng cao như phụ nữ mang thai, tăng cường bổ sung kẽm từ nguồn thực phẩm là hoàn toàn có thể. Vậy ăn gì bổ sung kẽm? Dưới đây là những thực phẩm bổ sung kẽm hiệu quả mà bạn nên cho vào thực đơn trong chế độ ăn hàng ngày.

2.1. Sò

Sò là loại thực phẩm đứng đầu trong danh sách này, với hàm lượng kẽm rất dồi dào. Trung bình 100g sò có chứa 13.4 mg kẽm.

Sò, hàu và các thực phẩm vỏ cứng đa phần đều chứa nhiều kẽm và protein

Sò, hàu và các thực phẩm vỏ cứng đa phần đều chứa nhiều kẽm và protein

Ngoài kẽm, ăn sò còn bổ sung cho cơ thể nhiều protein, vitamin C, B12, khoáng chất như sắt. Hơn nữa đây là loại thực phẩm ít calo, hương vị thơm ngon dễ chế biến nên được nhiều người ưa thích.

Ngoài sò, các loại động vật có vỏ khác như cua, hàu, hến,… cũng là lựa chọn cung cấp kẽm tốt để thay đổi món ăn mỗi ngày. Tuy nhiên cần lưu ý, với trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai nên ăn những loại thực phẩm này được nấu chín hoàn toàn, tránh ăn tái sống vì có thể gây ngộ độc thực phẩm.

2.2. Củ cải

Củ cải được chia làm 2 loại, nguồn cung cấp sắt dồi dào là củ cải trắng. Trung bình, 100g củ cải trắng có chứa 11 mg kẽm. Ngoài ra, trong loại thực phẩm này còn rất giàu vitamin B.

2.3. Đậu hà lan

Các loại hạt nói chung được nhiều người lựa chọn ăn hàng ngày bởi rất giàu dinh dưỡng như chất xơ, sắt và kẽm. Trong đó, đậu hà lan là loại hạt chứa hàm lượng kẽm rất cao, 100g đậu hà lan sẽ có 5 mg kẽm.

Ngoài chế biến món ăn, có thể dùng các loại hạt này để xay thành bột uống nước để bổ sung protein hàng ngày. Đặc biệt loại nước chế biến từ hạt này rất tốt cho sức khỏe phụ nữ.

Ngoài ra, có thể bổ sung kẽm bằng các bữa ăn nhẹ từ đậu hà lan hoặc các loại hạt khác như hạt điều, hạt bí, hạt chia. Các món gỏi ăn kèm với hạt và sữa chua, salad sẽ là bữa ăn phụ hấp dẫn mà ai cũng yêu thích.

2.4. Lòng đỏ trứng gà

Chắc hẳn không ít người lựa chọn trứng là thực phẩm quen thuộc trong các bữa ăn hàng ngày. Một quả trứng mỗi ngày sẽ cung cấp khoảng 3.7 mg kẽm, cùng với đó là 77 calo, 5g chất béo tốt và 6g Protein.

Trứng cũng là nguồn cung cấp choline - dinh dưỡng mà nhiều người bị thiếu hụt. Mỗi người được khuyến cáo nên ăn từ 3 - 4 quả trứng mỗi tuần.

 Mỗi người nên ăn 3 - 4 quả trứng mỗi tuần

Mỗi người nên ăn 3 - 4 quả trứng mỗi tuần

2.5. Thịt heo nạc

Thịt là nguồn cung cấp protein và vi chất kẽm tuyệt vời, nhất là thịt heo nạc. Bên cạnh đó có thịt bò, thịt cừu. Trong 100g thịt theo nạc sẽ cung cấp 1.5 mg kẽm

2.6. Ổi

Một trong những thực phẩm giàu kẽm không thể bỏ qua quả ổi. Trong 100g ổi có chứa 2.4 mg kẽm. Ngoài ra, loại quả này còn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể khác như vitamin A, C, sắt,...

2.7. Thịt bò

Trung bình 100g thịt bò, cơ thể sẽ được nạp 2.2 mg kẽm, đáp ứng khoảng 44% nhu cầu kẽm cơ thể trung bình.

Ngoài ra, lượng dinh dưỡng tiêu thụ được từ loại thịt này là 176 calo, 20g protein và 10g chất béo, vi chất sắt và vitamin B3.

Tuy nhiên thịt đỏ nói chung cần kiểm soát lượng tiêu thụ hàng ngày, nhất là thịt chế biến sẵn vì chứa hàm lượng chất béo cao, làm tăng mỡ máu và nguy cơ bệnh tim mạch. Nên ăn thịt đỏ tươi và chế biến phù hợp với chế độ ăn tăng cường rau và chất xơ, vấn đề nguy cơ này sẽ được loại bỏ.

Thịt đỏ giàu kẽm nhưng cần kiểm soát lượng ăn hàng ngày

Thịt đỏ giàu kẽm nhưng cần kiểm soát lượng ăn hàng ngày

2.8. Đậu phộng

Trong 100g đậu phộng có chứa 1,9 mg kẽm. Ngoài ra, loại hạt này cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, đặc biệt là tim mạch như magie, đồng, các chất chống oxy hóa.

2.9. Socola đen

Có lẽ không ít người bất ngờ khi loại thực phẩm này chứa lượng kẽm phong phú. Trung bình 1 thanh socola đen khoảng 100g cung cấp 3,3 mg kẽm, đáp ứng 30% nhu cầu cơ thể mỗi ngày. Hàm lượng calo là thanh socola cung cấp lên tới 600 calo, vì thế đây là loại thực phẩm bổ trợ, không nên ăn quá nhiều để đáp ứng nhu cầu kẽm của cơ thể.

Trên đây là những loại thực phẩm giàu kẽm, hãy luân phiên sử dụng trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày để cơ thể vẫn bổ sung đủ kẽm cũng như các dinh dưỡng khác.

Từ khoá: thực phẩm bổ sung kẽm ăn gì bổ sung kẽm kẽm

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Tin cùng chuyên mục

Thứ Tư, 27 tháng 11, 2024

Có nên dùng cây thuốc chữa bệnh rối loạn thần kinh thực v...

Rối loạn hệ thần kinh thực vật mặc dù không đe dọa đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng ít nhiều đến sinh hoạt của người bệnh. Bên cạnh dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, một số người đã tìm đến các cây thuốc nam hay Đông y. Vậy có nên dùng cây thuốc chữa bệnh rối loạn thần kinh thực vật không? Thứ Hai, 25 tháng 11, 2024

Gợi ý 10 loại thực phẩm chống xơ vữa mạch máu nên có tron...

Với lối sống hiện đại, thường xuyên căng thẳng, áp lực kết hợp chế độ ăn không lành mạnh đã khiến tình trạng nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tai biến mạch máu trở nên phổ biến hơn và xuất hiện cả ở những người trẻ tuổi. Để chủ động phòng bệnh, việc thay đổi sinh hoạt và tìm hiểu thêm về các loại thực phẩm chống xơ vữa mạch máu là điều cần thiết. Thứ Tư, 20 tháng 11, 2024

Hạt sang chữa đau dạ dày: Công dụng và cách thực hiện

Đau dạ dày là tình trạng nhiều người gặp phải và số đông thường muốn tìm đến các phương pháp chữa trị dân gian trong đó có hạt sang. Thực hư cách dùng hạt sang chữa đau dạ dày và hiệu quả của việc sử dụng như thế nào, hãy cùng tìm hiểu rõ hơn qua những thông tin sau đây. Thứ Hai, 18 tháng 11, 2024

6 tác dụng của dưa leo với cơ thể và những lưu ý khi dùng

Dưa leo hay dưa chuột là loại quả quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày từ ăn tươi đến chế biến các món mặn, món xào, món canh,... Vậy bạn có biết tác dụng của dưa leo đối với cơ thể chưa? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết dưới đây nhé. Thứ Năm, 14 tháng 11, 2024

Uống rau má nhiều có tốt không? Cần lưu ý điều gì?

Rau má vừa có thể làm đồ uống lại vừa có thể dùng để chế biến thành nhiều món ăn với hương vị thơm ngon. Hơn nữa, rau má còn có chứa nhiều dưỡng chất, rất tốt cho sức khỏe. Nhưng liệu rằng uống rau má nhiều có tốt không, có phải ai cũng phù hợp với loại rau này và cần lưu ý điều gì khi sử dụng? Hotline 1900565656

Liên hệ ngay với số hotline của MEDLATEC để được phục vụ và sử dụng các dịch vụ khám, chữa bệnh hiện đại & cao cấp nhất.

Liên hệ với chúng tôi

Đăng ký khám và tư vấn

Tại nhà Tại viện Đăng ký

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý. Đặt lịch Đặt lịch

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người. Đặt lịch Đặt lịch bác sĩ lựa chọn dịch vụ

Đăng nhập

Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký Số điện thoại / Email Mật khẩu SHOW Lưu tài khoản Quên mật khẩu Đăng nhập

Đăng ký

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập Số điện thoại / Email Mật khẩu SHOW Xác nhận mật khẩu SHOW Đăng ký Bằng việc nhấn nút Đăng ký bạn đã đồng ý với Quy chế hoạt động và Chính sách bảo vệ thông tin của MEDLATEC Gửi lại mã xác thực Tiếp tục Cập nhật thông tin Vào trang chủ Đóng

Quên mật khẩu

Nhập Số điện thoại / Email của bạn để đặt lại mật khẩu. Số điện thoại / Email* Tiếp tục

Đổi mật khẩu thành công

Đóng

Tạo mật khẩu mới

Nhập mật khẩu mới Mật khẩu mới SHOW Xác nhận mật khẩu mới SHOW Lưu mật khẩu

Thông tin cá nhân

Cập nhật chi tiết thông tin cá nhân Họ và tên * Ngày sinh * Giới tính * Chọn giới tính Nam Nữ Số điện thoại * CMND / CCCD * Tỉnh / Thành phố * Chọn tỉnh / Thành phố Quận / Huyện * Chọn Quận / Huyện Phường / Xã * Chọn Phường / Xã Địa chỉ * Hoàn tất Đặt lịch Messenger Để lại lời nhắn 1900565656

Từ khóa » Trái Cây Có Nhiều Chất Kẽm