6 Tiêu Chí đánh Giá KHẢ NĂNG THANH TOÁN Của Doanh Nghiệp
Có thể bạn quan tâm
Việc tuân thủ các nghĩa vụ tài chính đối với một doanh nghiệp là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp là thước đo mà chính bản thân doanh nghiệp hay các nhà đầu tư sử dụng để đánh giá mức độ tín nhiệm và năng lực tài chính của tổ chức đó.
Trong bài viết này hãy cùng tìm hiểu 6 chỉ số đánh giá khả năng thanh toán của một doanh nghiệp và những điều quan trọng cần lưu ý nhé!
Đánh giá năng lực tài chính của một công ty là điều vô cùng quan trọng
1. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là gì?
Trước khi đến với cách đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp, chúng ta cần hiểu được khái niệm nó là gì?
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là năng lực về tài chính mà doanh nghiệp có được để đáp ứng nhu cầu thanh toán tất cả các khoản nợ ngắn và dài hạn cho các cá nhân, tổ chức có quan hệ cho doanh nghiệp vay hoặc nợ.
Một doanh nghiệp có khả năng thanh toán cao, chứng tỏ doanh nghiệp có năng lực tài chính tốt, đảm bảo khả năng chi trả tốt các khoản nợ của doanh nghiệp.
Nếu khả năng thanh toán thấp, điều đó cho thấy doanh nghiệp gặp vấn đề về tài chính và có nhiều rủi ro dẫn đến mất khả năng thanh toán trong tương lai. Về lâu dài, nếu doanh nghiệp không thể thanh toán các khoản nợ, có thể dẫn đến việc phá sản.
Một doanh nghiệp có khả năng thanh toán cao, chứng tỏ doanh nghiệp có năng lực tài chính tốt
2. Tại sao cần đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp?
Đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp giúp các đối tượng quan tâm biết được tình hình tài chính của doanh nghiệp, từ đó đưa ra các phương án quản trị hay đầu tư, cho vay thích hợp:
- Tình trạng tài chính tốt: Chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ, năng lực tài chính cao giúp doanh nghiệp có nhiều cơ hội phát triển.
- Tình trạng tài chính xấu: Cho thấy doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, các khoản nợ có thể không được đảm bảo chi trả đúng hạn. Từ đó làm giảm uy tín doanh nghiệp và có thể dẫn đến phá sản nếu doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.
Việc đánh giá tình hình tài chính, khả năng thanh toán của một doanh nghiệp là rất quan trọng. Từ những đánh giá đó, các giải pháp sẽ được đưa ra nhằm cải thiện tình hình:
- Với nội tại doanh nghiệp: Thấy được tiềm năng cũng như nguy cơ trong quá trình thanh toán những khoản nợ của doanh nghiệp để từ đó có những biện pháp cải thiện dòng tiền, xử lý kịp thời các vấn đề khi khả năng thanh toán thấp.
- Với nhà đầu tư, nhà cung cấp, ngân hàng: Đánh giá doanh nghiệp đó có khả năng trả các món nợ khi tới hạn không. Từ đó, xem xét đưa ra các quyết định đầu tư, hợp tác, cho vay để tránh rủi ro cao nhất.
3. Các chỉ số đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp
Một doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại nếu nó đáp ứng được các nghĩa vụ thanh toán đến hạn, đặc biệt là các khoản nợ ngắn hạn.
Nhóm chỉ số dùng để đánh giá khả năng thanh toán của một doanh nghiệp gồm có 6 chỉ số chính. Dựa vào kết quả của các chỉ số, ta có thể nhìn ra năng lực tài chính của doanh nghiệp đó có đang tốt hay không.
Bộ chỉ số thanh toán giúp đánh giá sức khỏe tài chính của một doanh nghiệp
3.1. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát
Để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp, chúng ta cần chú ý đến hệ số khả năng thanh toán tổng quát. Hay còn gọi là hệ số khả năng thanh toán hiện hành. Chỉ số này phản ánh tổng quát nhất năng lực thanh toán của doanh nghiệp trong ngắn và dài hạn.
- Công thức tính:
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát = Tổng tài sản/Nợ phải trả
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát (Htq) thể hiện:
- Htq >2: Phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp rất tốt, tuy nhiên hiệu quả sử dụng vốn có thể không cao và đòn bẩy tài chính thấp. Doanh nghiệp sẽ khó có bước tăng trưởng vượt bậc.
- 1≤ Htq <2: Phản ánh về cơ bản, với lượng tổng tài sản hiện có, doanh nghiệp hoàn toàn đáp ứng được các khoản nợ tới hạn.
- 0 ≤ Htq<1: Thể hiện khả năng thanh toán của doanh nghiệp thấp, khi chỉ số càng tiến dần về 0, doanh nghiệp sẽ mất dần khả năng thanh toán, việc phá sản có thể xảy ra nếu doanh nghiệp không có giải pháp thực sự phù hợp.
3.2. Hệ số khả năng thanh toán hiện thời
Hay còn gọi là hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn, Tỷ lệ thanh khoản hiện thời, Hệ số thanh toán hiện hành… .
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời
- Công thức tính:
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời = Tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn hạn
Hệ số này cần được đánh giá dựa vào tỷ số trung bình của các doanh nghiệp trong cùng ngành. Ngoài ra, căn cứ quan trọng để đánh giá là so sánh với hệ số khả năng thanh toán hiện thời ở các thời điểm trước đó của doanh nghiệp.
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời (Hht) thể hiện:
- Hht thấp, đặc biệt <1: Thể hiện khả năng trả nợ của doanh nghiệp yếu, là dấu hiệu báo trước những khó khăn tiềm ẩn về tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong việc trả các khoản nợ ngắn hạn. Khi Hht càng dần về 0, doanh nghiệp càng mất khả năng chi trả, gia tăng nguy cơ phá sản.
- Hht cao (>1): Cho thấy doanh nghiệp có khả năng cao trong việc sẵn sàng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Tỷ số càng cao càng đảm bảo khả năng chi trả của doanh nghiệp, tính thanh khoản ở mức cao. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tỷ số quá cao chưa chắc phản ánh khả năng thanh khoản của doanh nghiệp là tốt. Bởi có thể nguồn tài chính không được sử dụng hợp lý, hay hàng tồn kho quá lớn dẫn đến việc khi có biến động trên thị trường, lượng hàng tồn kho không thể bán ra để chuyển hoá thành tiền.
3.3. Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp, các nhà quản trị cũng cần biết được hệ số thanh toán nhanh của doanh nghiệp đó. Hệ số này còn được gọi là tỷ lệ thanh toán nhanh... . Trong tỷ số này, hàng tồn kho sẽ bị loại bỏ, bởi lẽ trong tài sản lưu động, hàng tồn kho được coi là loại tài sản có tính thanh khoản thấp hơn. Tỷ số thể hiện khả năng thanh toán của doanh nghiệp mà không cần thực hiện thanh lý gấp hàng tồn kho.
- Công thức tính:
Hệ số thanh toán nhanh = (Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho) / Nợ ngắn hạn
Tỷ số thanh khoản nhanh (Hnh) thể hiện:
- Hnh < 0,5: Phản ánh doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc chi trả, tính thanh khoản thấp.
- 0,5<Hnh<1: Phản ánh doanh nghiệp có khả năng thanh toán tốt, tính thanh khoản cao.
3.4. Hệ số khả năng thanh toán tức thời
Hay còn gọi là tỷ lệ thanh toán bằng tiền, chỉ số thanh toán tiền mặt,... Tỷ số này nhằm đánh giá sát hơn tình hình thanh toán của doanh nghiệp
- Công thức tính:
Tỷ số khả năng thanh toán tức thời = (Tiền + các khoản tương đương tiền) / Nợ ngắn hạn
Tiền và các khoản tương đương tiền ở đây bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển, các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn và các khoản đầu tư ngắn hạn khác có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền trong thời hạn 3 tháng mà không gặp rủi ro lớn.
Hệ số này đặc biệt hữu ích khi đánh giá tính thanh khoản của một doanh nghiệp trong giai đoạn nền kinh tế đang gặp khủng hoảng (khi mà hàng tồn kho không tiêu thụ được, các khoản phải thu khó thu hồi). Tuy nhiên, trong nền kinh tế ổn định, dùng tỷ số khả năng thanh toán tức thời đánh giá tính thanh khoản của một doanh nghiệp có thể xảy ra sai sót. Bởi lẽ, một doanh nghiệp có một lượng lớn nguồn tài chính không được sử dụng đồng nghĩa do doanh nghiệp đó sử dụng không hiệu quả nguồn vốn.
3.5. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay
Hay còn gọi là Tỷ lệ thanh toán lãi vay hay Hệ số thanh toán lãi nợ vay. Hệ số phản ánh khả năng thanh toán lãi tiền vay của doanh nghiệp cũng như mức độ rủi ro có thể gặp phải của các chủ nợ.
- Công thức:
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trước lãi vay và thuế / Lãi vay phải trả trong kỳ
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay là một trong những chỉ tiêu mà bên cho vay (ngân hàng) rất quan tâm khi thẩm định vay vốn của khách hàng. Do đó, chỉ số này ảnh hưởng rất lớn đến xếp hạng tín nhiệm và lãi suất vay vốn của doanh nghiệp. Việc đảm bảo trả lãi các khoản vay đúng hạn cũng thể hiện hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tốt và ngược lại.
3.6. Hệ số khả năng chi trả ngắn hạn
Hay còn gọi là hệ số khả năng chi trả bằng tiền, hệ số tạo tiền,...
- Công thức:
Hệ số khả năng chi trả bằng tiền = Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh / Nợ ngắn hạn bình quân
Hệ số khả năng chi trả ngắn hạn phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp ở trạng thái động, do dòng tiền lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh được tạo ra trong kỳ mà không phải số dư tại một thời điểm. Hệ số này sẽ giúp các nhà quản trị đánh giá khả năng hoàn trả nợ vay đến hạn từ bản thân hoạt động kinh doanh mà không có thêm các nguồn tài trợ khác của doanh nghiệp.
4. Lưu ý khi đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp
Lưu ý khi đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp
Việc đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn đối với không chỉ bản thân doanh nghiệp đó, mà còn giúp các nhà đầu tư, nhà cung cấp, ngân hàng,... đưa ra được các quyết định đầu tư, cho vay phù hợp.
- Với bản thân doanh nghiệp:
So sánh giữa khả năng thanh toán với nhu cầu thanh toán trong từng giai đoạn. Từ đó, đưa ra các chính sách phù hợp để đáp ứng nhu cầu và khả năng tài chính hiện tại như đầu tư, huy động vốn, mở rộng quy mô,...
- Với chủ đầu tư, nhà cung cấp, ngân hàng:
So sánh giữa khả năng thanh toán của doanh nghiệp với toàn ngành, với các thời điểm trong quá khứ, từ đó đưa ra các quyết định hợp tác, đầu tư phù hợp.
5. Sự khác biệt giữa tình hình thanh toán và thanh khoản của doanh nghiệp
Việc sử dụng cả hai bộ tỷ số tính thanh khoản và khả năng thanh toán để có được bức tranh toàn cảnh về sức khỏe tài chính của một doanh nghiệp, tuy nhiên vẫn có một vài điểm khác giữa 2 loại tỷ số:
- Khả năng thanh khoản thể hiện khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản lưu động.
- Khả năng thanh toán đề cập đến khả năng của một công ty trong việc trang trải tất cả các nghĩa vụ tài chính của mình, cả trong ngắn hạn và dài hạn, việc mất khả năng thanh toán sẽ dẫn đến việc phá sản của một doanh nghiệp.
- Khả năng thanh toán và tính thanh khoản đều quan trọng như nhau, và các công ty có năng lực tài chính lành mạnh vừa có khả năng thanh toán vừa có khả năng thanh khoản ổn định. Tuy nhiên, cả hai tỉ số đều thể hiện việc chậm trễ trong thanh toán các khoản nợ có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho doanh nghiệp. Do đó, việc duy trì một tỷ lệ thanh khoản và thanh toán phù hợp là việc vô cùng cần thiết để giữ vững sức khỏe tài chính của một doanh nghiệp
6. Ứng dụng BIR trong đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp
Báo cáo thông tin doanh nghiệp đến từ CRIF D&B giúp các doanh nghiệp rút ngắn thời gian và chi phí
Từ những yêu cầu về việc duy trì khả năng thanh toán hợp lý của một doanh nghiệp, BIR của CRIF D&B Việt Nam được tạo ra nhằm cung cấp các chỉ số tài chính cơ bản của một doanh nghiệp cho mọi đối tượng quan tâm. Cũng chính từ bản báo cáo này, việc đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Các thông tin tài chính cơ bản BIR cung cấp bao gồm:
- D&B rating
- Chỉ số thanh toán hiện hành
- Chỉ số thanh toán nhanh
- Biên lợi nhuận thuần/lợi nhuận bán hàng
- Danh thu
- Giá trị ròng
- Tổng tài sản
- Tổng nợ phải trả
- Lợi nhuận sau thuế
- Hoàn trả tài sản
- Tổng nợ đến giá trị ròng
Ngoài ra, BIR chính là một báo cáo thông tin doanh nghiệp, chuyên cung cấp thông tin chi tiết và chính xác về một doanh nghiệp được yêu cầu giúp hỗ trợ ra quyết định tín dụng, kinh doanh hiệu quả. Các thông tin BIR cung cấp trong báo cáo gồm có:
- Đánh giá toàn diện rủi ro các mối quan hệ quốc tế mới và hiện có.
- Xác minh sự tồn tại, quy mô và phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp.
- Đánh giá lý lịch chủ sở hữu, các nhân viên chủ chốt của doanh nghiệp.
- Xem xét báo cáo tài chính, đánh giá tình hình tài chính và xu hướng khả năng thanh toán.
- Xếp hạng D&B (gồm thông tin về điểm mạnh về tài chính và hệ số rủi ro) dựa trên mô hình thống kê nâng cao, giúp phân tích, phân loại doanh nghiệp dựa trên rủi ro của họ.
- Với những thông tin mà BIR cung cấp giúp cho việc đánh giá khả năng thanh toán của chính một doanh nghiệp trở nên đơn giản hơn. Từ đó đưa ra các quyết định quản trị phù hợp ở vai trò lãnh đạo doanh nghiệp, và quyết định đầu tư đúng đắn ở vị trí của các nhà đầu tư và ngân hàng.
Để được tư vấn và hỗ trợ cụ thể về các dịch vụ của CRIF D&B Việt Nam nói chung hay dịch vụ đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp nói riêng, bạn hãy liên hệ theo thông tin sau:
- Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà Minh Long, số 17 Bà Huyện Thanh Quan, Phường 6, quận 3, TP.HCM, Việt Nam.
- Hotline: 02839117288
- Email: csvietnam@crif.com
- Website: https://dnbvietnam.com
Từ khóa » Hệ Số Nợ
-
Hệ Số Nợ Là Gì? Công Thức Tính Và Tổng Quan Về Hệ Số Nợ?
-
Thế Nào Là Hệ Số Nợ? Hệ Số Thanh Toán? Ý Nghĩa Các Hệ Số Trên
-
Hệ Số Nợ Là Gì? Ý Nghĩa Của Hệ Số đối Với Các Nhà đầu Tư
-
Ý Nghĩa Hệ Số Nợ Trên Vốn Chủ Sở Hữu – D/E - PineTree Securities
-
Phân Tích Cơ Bản Với Hệ Số Nợ, Hệ Số Thanh Khoản - Kế Toán - Thuế
-
Hệ Số Nợ Là Gì? Ý Nghĩa Của Hệ Số Nợ Là Gì? - - Đầu Tư Gì
-
Lưu ý Quan Trọng Về Hệ Số Nợ Trên Tổng Tài Sản - Luật Doanh Nghiệp
-
Những Chỉ Số Tài Chính Cơ Bản Trong Một Công Ty - Viblo
-
Công Thức Tính Hệ Số Nợ - Hàng Hiệu
-
Thế Nào Là Hệ Số Nợ Là Gì ? Thông Tin Từ A Đến Z Cho Trader Tỉ ...
-
Thực Trạng Vốn Mỏng Tại Các Doanh Nghiệp Việt Nam - Chi Tiết Tin
-
Q&A - Hệ Số Nợ Có ý Nghĩa Gì? - VnExpress Kinh Doanh
-
Cách Tính Hệ Số Nợ ? Hệ Số Thanh Toán? Ý Nghĩa Các Hệ Số Trên
-
Các Chỉ Số Trong Phân Tích Cơ Bản - TVSI