6 Triệu Chứng Nguy Hiểm Của Trẻ Bạn Không Thể Bỏ Qua - Báo Tuổi Trẻ
Có thể bạn quan tâm
Kiểm tra nhiệt độ vùng trực tràng là chính xác đối với trẻ sơ sinh. Ảnh: littlebabylife.com
Lần đầu tiên được làm cha mẹ là cảm giác tuyệt vời nhưng đôi khi cũng thật đáng sợ, đặc biệt khi trẻ bị ốm. Trẻ chỉ cần lên cơn ho hoặc bị mẩn đỏ trên da là các bậc cha mẹ đã hốt hoảng lên rồi. Làm thế nào để biết khi nào trẻ gặp vấn đề nghiêm trọng thực sự và khi nào đó chỉ là các triệu chứng không đáng ngại.
Dưới đây là 6 triệu chứng nguy hiểm xuất hiện ở trẻ nhỏ mà bạn không bao giờ nên phớt lờ.
Môi tím tái (hội chứng xanh tím)
Theo tiến sĩ Carrie Drazba, bác sĩ nhi khoa tại Đại học Y Rush ở Chicago (Mỹ), nếu môi trẻ chuyển sang màu xanh hoặc niêm mạc miệng lưỡi chuyển sang màu xanh, đây là dấu hiệu cảnh báo rằng trẻ không được cung cấp đủ lượng oxy. Tình trạng này được gọi là "hội chứng xanh tím".
Bạn nên làm gì?
Nếu trẻ bị mắc "hội chứng xanh tím" cần phải gọi 115 để đưa trẻ đi cấp cứu ngay.
Thở gấp
Nếu bạn thấy trẻ bị khó thở và thở nhanh, đồng thời bạn thấy trẻ phải sử dụng cơ ngực để thở khiến cho ngực trẻ bị rút lõm xuống và cánh mũi phập phồng, đó có thể là dấu hiệu của chứng suy hô hấp. Hội chứng suy hô hấp thường gặp trong các nhiễm trùng đường hô hấp, đặc biệt là viêm phổi ở trẻ, có thể gây nguy hiểm cho trẻ nếu không được điều trị kịp thời.
Bạn nên làm gì?
Phải liên lạc ngay lập tức với bác sĩ nhi để được tư vấn và cần đưa ngay trẻ tới phòng cấp cứu.
Sốt cao trên 38OC ở trẻ sơ sinh
Nếu trẻ nhà bạn dưới ba tháng tuổi và có nhiệt độ đo được ở trực tràng trên 38OC, bạn cần liên lạc ngay với chuyên gia nhi khoa. Sốt ở trẻ sơ sinh là triệu chứng không điển hình. Nguyên nhân có thể là do cảm lạnh hoặc cũng có thể là triệu chứng của bệnh viêm màng não, việc điều trị hạ sốt ở trẻ sơ sinh khó khăn hơn nhiều so với trẻ lớn hơn.
Bạn nên làm gì?
Kiểm tra nhiệt độ vùng trực tràng đối với trẻ sơ sinh vì các phương pháp kiểm tra khác thường thiếu chính xác với đối tượng này.
Trẻ sơ sinh có thể sẽ phải nhập viện để làm một số xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân gây sốt. Sốt thường không phải là triệu chứng nguy hiểm ở những trẻ lớn khi hệ miễn dịch của trẻ đã hoàn thiện.
Tình trạng vàng da
Nếu da trẻ ngày càng bị vàng hơn sau sinh, trẻ có thể mắc chứng vàng da. Không phải tất cả mọi trường hợp vàng da đều nguy hiểm. Một vài trường hợp chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường và sẽ tự hết đi, nhưng nếu vàng da ngày càng nặng hơn thì có thể sẽ cần phải xem xét lại.
Bilirubin được sản xuất ra bởi gan. Khi trẻ mới sinh ra, do chức năng gan của trẻ chưa hoạt động đều đặn nên bilirubin có thể tích lũy trong cơ thể và gây nên hiện tượng vàng da.
Nếu nồng độ bilirubin bị tăng vọt thì có thể ảnh hưởng đến não bộ của trẻ, gây cơn co giật và tổn thương không hồi phục.
Bạn nên làm gì?
Phần lớn các bác sĩ đều khuyến cáo các bậc cha mẹ cho trẻ ăn nhiều hơn để có thể thải trừ bilirubin qua đường phân.
Bước tiếp theo là cho trẻ tiếp xúc với tia UV (quang liệu pháp) để làm tăng giáng hóa bilirubin. Nếu nồng độ bilirubin trong máu quá cao thì cần thiết phải truyền máu.
Lưu ý rằng việc chăm sóc tại nhà hoặc quang liệu pháp là đủ để hạ thấp nồng độ bilirubin xuống một mức tiêu chuẩn mà từ đó cơ thể trẻ có thể tự thải trừ được.
Mất nước
Nếu bạn không thấy tã của trẻ bị ướt thì chúng ta nên nghĩ đến khả năng trẻ bị mất nước. Những dấu hiệu khác của tình trạng mất nước bao gồm khô miệng, mắt trũng sâu và hôn mê.
Bạn nên làm gì?
Hãy gọi ngay cho bác sĩ nhi khoa để được tư vấn. Bác sĩ có thể khuyến cáo cho trẻ bú mẹ hoặc dùng bổ sung sữa công thức. Việc bổ sung nước thường không thực sự có lợi trong những trường hợp này bởi nó có thể làm tăng lượng natri trong cơ thể trẻ và gây tình trạng co giật.
Trong trường hợp bạn thấy trẻ lờ đờ, hoặc mê man, hãy đưa trẻ đi cấp cứu ngay lập tức.
Khạc nhổ ra đờm màu xanh
Trẻ em thường khạc nhổ rất nhiều như khi chúng ho, khóc, ăn quá nhiều hay do các vấn đề của dạ dày.
Tuy nhiên, vấn đề sẽ khá nghiêm trọng nếu trẻ khạc nhổ ra đờm màu xanh lá hay nôn ra đờm màu cà phê.
Đờm màu xanh lá là dấu hiệu của chứng tắc ruột cần thiết phải có can thiệp ngay. Nôn ra đờm màu cà phê là triệu chứng của xuất huyết tiêu hóa. Tình trạng nôn mửa sau khi bị chấn thương ở đầu cũng cần phải được kiểm tra bởi nó có thể là dấu hiệu của sang chấn hoặc xuất huyết bên trong hộp sọ.
Bạn nên làm gì?
Tốt nhất là bạn nên đưa trẻ đến phòng cấp cứu. Cần phải ngay lập tức có sự đánh giá và kiểm tra của bác sĩ nhi khoa khi trẻ bị nôn ra đờm màu xanh hoặc màu cà phê.
Trẻ bị tổn thương vùng đầu đi kèm hoặc không đi kèm nôn mửa cũng nên được kiểm tra kỹ lưỡng. Trong những trường hợp này tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ để có được biện pháp xử trí phù hợp đối với trẻ.
Từ khóa » Tím Quanh Môi Trẻ Sơ Sinh
-
Những Dấu Hiệu Cảnh Báo Nguy Hiểm ở Trẻ | Vinmec
-
9 Dấu Hiệu Bất Thường ở Trẻ Sơ Sinh Mẹ Cứu Ngay Kẻo Trễ
-
Trẻ Sơ Sinh Bị Tím Quanh Miệng Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Do đâu?
-
Dấu Hiệu Trẻ Sơ Sinh Bị Tim Bẩm Sinh Cha Mẹ Cần Biết
-
Trẻ Sơ Sinh Môi Thâm Có Phải Cảnh Báo Bệnh Lý Nguy Hiểm?
-
Trẻ Nổi Mẩn Quanh Miệng Là Bị Bệnh Gì? Mẹ Nên Xử Lý Như Thế Nào?
-
CÁC DẤU HIỆU BẤT THƯỜNG Ở TRẺ SƠ SINH
-
[Tổng Hợp] 13 Hiện Tượng Sinh Lý Thường Gặp ở Trẻ Sơ Sinh
-
Những Biểu Hiện Bất Thường Hay Gặp Ở Trẻ Sơ Sinh
-
Tổng Quan Các Dị Tật Tim Mạch Bẩm Sinh - Khoa Nhi - MSD Manuals
-
Đánh Giá Và Chăm Sóc Của Trẻ Sơ Sinh Thông Thường - Khoa Nhi
-
Trẻ Sơ Sinh Bị Tím Quanh Miệng?
-
Một Số Dấu Hiệu Cha Mẹ Cần Biết để đưa Trẻ đi Khám Sớm