6 Vòng Hợp âm để đệm Piano Bạn Nên Biết
Có thể bạn quan tâm
Các hợp âm sẽ có khuynh hướng nối tiếp nhau từ nhịp này sang nhịp khác theo các cách sau:
- Vòng hợp âm Quãng bốn (thường áp dụng cho các bài giọng thứ)
Ví dụ: C => F => Bb => Eb => Ab => Db (C#) => Gb (F#) => Cb (B) => Fb (E) => A => D => G => và quay về C
- Vòng đi xuống Diatonic âm giai quãng hai đúng (cũng sẽ là vòng đi lên nhưng không hay bằng)
Ví dụ: Am – G – F – E7 – Am
- Kết hợp vòng hợp âm quãng bốn và vòng đi xuống diatonic âm giai quãng hai đúng
Ví dụ: Am – G – F – Em – Am – Dm – C- Bdim – E7 – Am
- Vòng chromatic nữa cung (thường được xài chen vào) nhưng ít thông dụng vì hơi khó nghe
Ví dụ: câu Bass sẽ dịch chuyển từ Am – Am/G# – Am/G – Am/F# – Am/F – E7 – Am.
- Vòng hợp âm Quãng năm
Ví dụ: C => G => D => A => E => B => F# => C# => G# (Ab) => D# (Eb) => A# (Bb) => F => và quay về C
- Vòng hợp âm lướt (2-5-1)
Vòng hợp âm lướt (2-5-1) là những hợp âm chỉ được chơi trong một khoảng thời gian ngắn, thường được chèn vào giữa những hợp âm khác nhằm tăng sức hút mạnh về mặt hoà thanh cũng như tạo thêm màu sắc hoà thanh phong phú, lạ tai.
Vòng 2-5-1 trưởng thì bậc II là min7, bật V là 7 át và bậc I là Maj7. Ví dụ từ Am về F hoặc FM7 thì bạn sẽ đi từ Am => Gm7 (bậc II của F) => C7 (bậc V của F) => FM7 (bậc I).
Vòng 2-5-1 thứ thì bậc II là min7-5, bật V là 7 át và bậc I là min7 hoặc min-maj7. Ví dụ, từ C => Am thì bạn sẽ đi từ C => Bm7-5 (bậc II của Am) => E7 (bậc V của Am) => Am7 (bậc I).
Vòng 2-5-1 cũng sẽ chỉ được sử dụng một phần thôi tức là thành Vòng 5-1 hoặc Vòng 2-1. Ví dụ, từ C về G thì bạn đi từ C => D7 (bậc V của G) => G (bậc I) (Vòng 5-1). Hoặc từ Am => F thì bạn sẽ đi từ Am => Gm7 (bậc II của F) => FM7 (bậc I) (Vòng 2-1).
- Vòng hợp âm (6-2-5-1)
Vòng hợp âm (6-2-5-1) là mở rộng của Vòng hợp âm (2-5-1). Bằng cách từ hợp âm chủ di chuyển lùi về bậc VI rồi từ đó cho hút về bậc II rồi từ bậc II cho hút về bật V.
Để vòng hợp âm nghe được hay thì vòng hợp âm được chọn phải nhất quán (ví dụ như lặp lại quãng bốn) và được lặp đi lặp lại (chơi lại vài lần).
Bài viết này của tôi được viết trên cơ sở dựa vào những kiến thức âm nhạc mà tôi đã được học cũng như những kinh nghiệm tập chơi đàn piano trong nhiều năm qua. Nếu bạn thấy những thông tin chia sẻ của tôi ở trên là hữu ích cho việc học đàn piano của bạn, xin hãy ủng hộ tôi bằng một cú click chuột vào website này nhé www.phuoc-partner.com. Cám ơn bạn rất nhiều và chúc bạn thành công chinh phục loại nhạc cụ khó tính này nhé. Xin chào bạn.
Từ khóa » Cách Sử Dụng Hợp âm Màu Piano
-
Top 4 Hợp âm Màu Trong Piano – Hợp âm Sus4, Sus2, Major7, Hợp ...
-
Hướng Dẫn Sử Dụng Hợp âm Màu (sus2, Sus4, Hợp âm 7, Major7)
-
HÒA ÂM NHẠC NHẸ - #1 Sử Dụng Hợp âm Màu: Hợp âm "add9"
-
Hợp Âm Màu Là Gì? (Đại Thành Piano) - YouTube
-
3 Cách Thêm Hợp âm Màu - Guitara - Dạy Guitar Hát Piano Long Biên
-
Cách Sử Dụng Hợp âm Màu Piano Rất Hay Mà Dân Chuyên Nghiệp Hay ...
-
[Piano] Sử Dụng Hợp âm Sus Trong đệm Hát - Blog Làm Nhạc
-
Hợp âm Màu Guitar: Siêu đã Tai Khi đệm Hát - Nhạc Cụ Minh Phụng
-
4 Loại Hợp âm Thường Dùng Trong đệm Piano - ABM Music
-
Khi Chạy Hợp âm Piano Cần Phải Lưu ý Những Vấn đề Gì
-
Những Hợp âm Cơ Bản Trên đàn Piano - VietthuongShop
-
By DẠY PIANO ĐỆM HÁT | Cách Sử Dụng Hợp âm Màu Piano Cực Hay
-
CÁC BÀI VIẾT VỀ HỢP ÂM NÂNG CAO VÀ CÁCH SỬ DỤNG
-
Hướng Dẫn Cách Rải Hợp âm Piano Từ Cơ Bản đến Nâng Cao