60 Câu Hỏi Trắc Nghiệm SO2 - Đọc Tài Liệu

Trang chủNgữ văn Soạn văn 6 Soạn văn 7 Soạn văn 8 Soạn văn 9 Soạn Văn 10 Soạn văn 11 Soạn văn 12Văn mẫu Văn mẫu 6 Văn mẫu 7 Văn mẫu 8 Văn mẫu 9 Văn mẫu 10 Văn mẫu 11 Văn mẫu 12Thi vào 10 Tra điểm Tin tuyển sinh Điểm chuẩn Đề thi thử Đề thi đáp ánGiải đápTrắc nghiệmĐăng nhập Tạo tài khoảnĐăng Nhập với Email Đăng nhậpLấy lại mật khẩuĐăng Nhập với Facebook Google Apple

Tạo tài khoản Doctailieu

Để sử dụng đầy đủ tính năng và tham gia cộng đồng của chúng tôi Tạo tài khoảnTạo tài khoản với Facebook Google AppleKhi bấm tạo tài khoản bạn đã đồng ý với quy định của tòa soạnLấy lại mật khẩuNhập Email của bạn để lấy lại mật khẩu Lấy lại mật khẩu Trang chủTrắc nghiệm Luyện Thi THPTTrắc nghiệm môn Hoá Học Luyện Thi THPT

Lý thuyết về SO2 và tổng hợp các phương trình điều chế SO2. Các dạng câu hỏi trắc nghiệm SO2 thường gặp.

Danh sách câu hỏi Đáp án

Lý thuyết về Lưu huỳnh đioxit (SO2)

Để giải được các bài tập trắc nghiệm, các em cần nắm rõ phần lý thuyết về SO2

1. Lưu huỳnh đioxit (SO2) là gì?

Lưu huỳnh đioxit hay anhiđrit sunfurơ là một hợp chất hóa học có công thức SO2. Đây là một khí vô cơ không màu, nặng hơn không khí và là sản phẩm chính của sự đốt cháy hợp chất lưu huỳnh.

2. Tính chất hóa học của SO2

- SO2 Oxy hóa chậm trong không khíSO2 dễ bị oxy hóa thành SO3 trong khí quyển dưới chất xúc tác hoặc do quá trình quang hóa.$O2 + 2SO2 \overset {450^oC, V2O5} \rightleftharpoons 2SO3$- SO2 tác dụng với nước tạo ra H2SO3SO2 + H2O → H2SO3- SO2 tác dụng với dung dịch kiềmSO2 + NaOH → NaHSO3SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O- SO2 phản ứng với chất oxy hóa mạnh (chất khử)Cl2 + SO2 + 2H2O → H2SO4 + 2HCl- SO2 tác dụng với chất khử mạnh (chất oxy hóa)SO2 + 2H2S → 3S + 2H2OSO2 + 2Mg → S + 2MgO- SO2 làm mất màu nước brom / dung dịch thuốc tímSO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO45SO2 + 2KMnO4 + 2H2O → K2SO4 + 2MnSO4 + 2H2SO4

Điều chế SO2 (lưu huỳnh đioxit)

1. Trong phòng thí nghiệm

- Cách thực hiện: Nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 10% vào ống nghiệm đựng dung dịch muối natri sunfit.- Hiện tượng nhận biết: Sủi bọt khí, khí không màu mùi sốc khó chịu thoát ra.Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + H2O + SO2

2. Điều chế SO2 trong công nghiệp

- Đốt lưu huỳnh: (Đốt s ra so2)$S + O2  \overset {t^o} \rightarrow SO2$- Đốt cháy H2S trong oxi dư2H2S + 3O2 → 2H2O + 2SO2- Cho kim loại phản ứng với H2SO4 đặc nóngCu + 2H2SO4 → CuSO4 + SO2 + 2H2O- Đốt pyrit sắt4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2

3. Một số phương trình điều chế SO2 khác

  • $2Al2(SO4)3 \overset {t^o} \rightarrow 2Al2O3 + 3O2 + 6SO2$
  • FeS2 + 3O2 ⟶ SO2 + FeSO4
  • O2 + PbS ⟶ SO2 + PbO
  • CuS + O2 ⟶ Cu + SO2
  • $3O2 + 2Cu2S \overset {t^o} \rightarrow 2SO2 + 2Cu2O$
  • O2 + HgS ⟶ Hg + SO2
  • $2Al2S3 + 9O2 \overset {t^o} \rightarrow 2Al2O3 + 6SO2$
  • Ag2SO4 ⟶ 2Ag + O2 + SO2
  • 2NaHSO3 ⟶ H2O + Na2SO3 + SO2

60 câu hỏi trắc nghiệm SO2 có đáp án

Câu 1. SO2 là oxit: A. Oxit axit B. Oxit bazo C. Oxit trung tính D. Oxit lưỡng tính Câu 2. Cặp chất tác dụng với nhau sẽ tạo ra khí lưu huỳnh đioxit (SO2) là: A. CaCO3 và HCl B. Na2SO3 và H2SO4 C. CuCl2 và KOH D. K2CO3 và HNO3 Câu 3. Hòa tan 12,6 gam natrisunfit vào dung dịch axit clohidric dư. Thể tích khí SO2 thu được ở đktc là: A. 2,24 lít B. 3,36 lit C. 1,12 lít D. 4,48 lít Câu 4. Cho 112 cm3 khi SO2 (đktc) lội qua 700ml dung dịch Ca(OH)2 0,01M. Khối lượng các chất sau phản ứng là: A. 0,148g và 0,6g B. 0,25g và 0,6g C. 0,22g và 0,8g D. 0,148g và 0,7g Câu 5. Phản ứng nào sau đây được dùng để điều chế SO2 trong công nghiệp? A. 4FeS2 + 11O2 →t∘ 2Fe2O3 + 8SO2 B. S+ 2H2SO4 (đặc) →t∘ 3SO2 + 2H2O C. 2Fe+ 6H2SO4 (đặc) →t∘ Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O D. 3S + 2KClO3 →t∘ 3SO2 + 2KCl Câu 6. Cho V lít khí SO2 tác dụng với 1lit dung dịch NaOH 0,2M thì thu được 11,5g muối. Giá trị của V là: A. 2,24l B. 1,87l C. 4,48l D. 1,12l Câu 7. Sục khí SO2 dư vào dung dịch Brom sẽ có hiện tượng gì xảy ra? A. Dung dịch vẫn có màu nâu B. Dung dịch bị vẩn đục C. Dung dịch mất màu D. Dung dịch chuyển màu vàng Câu 8. Thổi SO2 vào 500ml dung dịch Br2 đến khi vừa mất màu hoàn toàn, thu được dung dịch X. Để trung hòa dung dịch X cần 250ml dung dịch NaOH 0,2M. Nồng độ dung dịch Br2 là: A. 0,025M B. 0,01M C. 0,02M D. 0,005M Câu 9. Khí SO2 (sinh ra từ việc đốt các nhiên liệu hóa thạch, quặng sunfua) là một trong những chất gây ô nhiễm môi trường, do SO2 trong không khí sinh ra: A. mưa axit B. hiện tượng nhà kính C. lỗ thủng tầng ozon D. nước thải gây ung thư Câu 10. Thể tích khí SO2 (đktc) làm mất màu vừa hết 100ml dung dịch KMnO4 1M là: A. 0,896l B. 5,6l C. 2,24l D. 11,2l Câu 11. Trong khí thải công nghiệp thường chứa các khí: SO2, NO2, HF. Có thể dùng chất nào (rẻ tiền) sau đây để loại các khí đó? A. NaOH. B. Ca(OH)2. C. HCl. D. NH3. Câu 12. Cho các khí không màu sau: CH4, SO2, C2H4, C2H2, H2S . Số chất khí có khả năng làm mất màu dung dịch Br2 là: A. 3 B. 5 C. 2 D. 4 Câu 13. Để m gam một phoi bào sắt ngoài không khí, sau một thời gian được 12 gam chất rắn X gồm Fe,FeO,Fe2O3, Fe3O4. Hòa tan hết X trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được 2,24 lít SO2 là sản phầm khử duy nhất ở đktc. Giá trị của m là A. 10,08 B. 9,72 C. 9,62 D. 9,52 Câu 14. Hòa tan hoàn toàn 19,2 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 trong 50 ml dung dịch H2SO4 18M (đặc, dư, đun nóng) thu được dung dịch Y và V lít khí SO2 (đktc và là sản phẩm khử duy nhất). Cho 450 ml dung dịch NaOH 2M vào dung dịch Y thu được 21,4 gam kết tủa. Giá trị của V là A. 5,60 lít B. 3,36 lít C. 6,72 lít C. 6,72 lít Câu 15. Hòa tan hoàn toàn 12,64 gam hỗn hợp X chứa S, CuS, Cu2S, FeS và FeS2 bằng dung dịch HNO3 (đặc, nóng, vừa đủ). Sau phản ứng thu được dung dịch Y và 25,984 lít hỗn hợp khí Z (đktc) gồm SO2 và NO2 với tổng khối lượng 54,44 gam. Cô cạn Y thu được 25,16 gam hỗn hợp muối. Nếu cho Ba(OH)2 dư vào Y thì khối lượng kết tủa thu được là A. 32,26 B. 42,16 C. 34,25 D. 38,62 Câu 16. Trong thành phần của khói hương thường có các khí độc như CO, NO2, SO2 và các hóa chất độc hại khác. Khi đó dấu hiện buồn nôn, chóng mặt, khó thở do tiếp xúc với khói hương cần thực hiện giải pháp nào sau đây? A. Ra khỏi khu vực khói hương, nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát. B. Uống 1 lít giấm ăn. C. Uống 1 lít nước vôi trong. D. Uống 1 lít dung dịch xút. Câu 17. Cho hỗn hợp X gồm FexOy, Fe, MgO, Mg. Cho m gam hỗn hợp X trên tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu được 6,72 lít hỗn hợp khí N2O và NO (đktc) có tỉ khối so với H2 là 15,933 và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 129,4 gam muối khan. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 đặc nóng, thu được 15,68 lít khí SO2 (đktc, sản phẩm khử là duy nhất) và dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thu được 104 gam muối khan. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 22,0 B. 28,5 C. 27,5 D. 29,0 Câu 18. Hỗn hợp X gồm FeO, FeCO3, CuO, CuCO3, Fe3O4 trong đó oxi chiếm 31,381% khối lượng. Nung 36,2 gam hỗn hợp X trong điều kiên không có không khí đến khối lượng không đổi thu được 30,48 gam hỗn hợp Y. Cho 36,2 gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được 5,04 lít hỗn hợp khí (đktc, SO2 là sản phẩm khử duy nhất). Cho 36,2 gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HNO3 thu dược hỗn hợp khí CO2, NO và NO2 có tỉ khối so với hiđro là 21,125 (ngoài NO và NO2 không còn sản phẩm khử nào khác). Số mol HNO3 tham gia phản ứng là A. 1,40 B. 1,20 C. 1,60 D. 0,08 Câu 19. Chia hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4, Fe(OH)3 và FeCO3 thành hai phần bằng nhau. Hòa tan hoàn toàn một phần trong dung dịch HCl dư, thu được 0,1 mol hỗn hợp hai khí có tỉ khối so với H2 bằng 9,4 và dung dịch Y. Cho hai phần tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 đặc, nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Z và 0,2075 mol hỗn hợp khí T gồm CO2 và SO2 (sản phẩm khử duy nhất của S+6). Khối lượng của FeCl2 có trong dung dịch Y là A. 25,307 gam. B. 27,305 gam. C. 23,705 gam. D. 25,075 gam. Câu 20. Trong phản ứng: Cu+ 2H2SO4 (đặc, nóng) → CuSO4 + SO2 + 2H2O, axit sunfuric là A. là chất oxi hóa. B. vừa là chất oxi hóa, vừa là chất tạo môi trường. C. là chất khử. D. vừa là chất khử, vừa là chất tạo môi trường. Câu 21. Cho phản ứng hóa học sau: FeS2+O2 → Fe2O3+SO2.Khi cân bằng phương trình phản ứng với hệ số các chất là các số nguyên tối giản, hệ số của O2 là A. 4 B. 6 C. 9 D. 11 Câu 22. Lưu huỳnh tác dụng với axit sunfuric đặc, nóng: S + 2H2SO4 ->(to) 3SO2 + 2H2OTrong phản ứng này, tỉ lệ số nguyên tử lưu huỳnh bị khử và số nguyên tử lưu huỳnh bị oxi hoá là: A. 1 : 2. B. 1 : 3. C. 3 : 1. D. 2 : 1. Câu 23. Cấu hình electron ở trạng thái kích thích của S khi tạo SO2 là: A. $1s^22s^22p^63s^23p^4$ B. $1s^22s^22p^63s^23p^33d^1$ C. $1s^22s^22p^63s^23p^23d^2$ D. $1s^22s^22p^63s^13p^33^d2$ Câu 24. Cho các phản ứng hóa học sau: S + O2 to → SO2 S + 3F2 to → SF6 S + Hg → HgS S + 6HNO3 (đặc) to → H2SO4 + 6NO2 + 2H2O Trong các phản ứng trên, số phản ứng trong đó S thể hiện tính khử là A. 3 B. 2 C. 4 D. 1 Câu 25. Cho phương trình hóa học: aS + bH2SO4 (đặc) → cSO2 ↑ + dH2O. Tỉ lệ a:b là A. 1:1 B. 2:3 C. 1:3 D. 1:2 Câu 26. Hấp thụ 4,48 lít SO2 (đktc) vào 150 ml dung dịch NaOH 2M, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là A. 18,9 B. 25,2 C. 20,8 D. 23,0 Câu 27. Hấp thụ hoàn toàn 6,72 lít khí SO2 (đktc) vào dung dịch chứa a mol KOH, thu được dung dịch chứa 39,8 gam hỗn hợp muối. Giá trị của a là A. 0,5 B. 0,6 C. 0,4 D. 0,3 Câu 28. Nung m gam hỗn hợp X gồm FeS và FeS2 trong một bình kín chứa không khí (gồm 20% thể tích O2 và 80% thể tích N2) đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được một chất rắn duy nhất và hỗn hợp khí Y có thành phần thể tích: 84,8% N2, 14% SO2, còn lại là O2. Thành phần phần trăm khối lượng của Fe S trong hỗn hợp X là A. 42,31% B. 59,46% C. 19,64% D. 26,83% Câu 29. Dãy chất nào trong các dãy sau đây gồm các chất đều thể hiện tính oxi hóa khi phản ứng với SO2? A. H2S, O2, nước brom B. O2, nước brom, dung dịch KMnO4 C. Dung dịch NaOH, O2, dung dịch KMnO4 D. Dung dịch BaCl2, CaO, nước brom Câu 30. Hòa tan 12,8 gam Cu trong axit H2SO4 đặc, nóng dư. Thể tích khí SO2 thu được (đktc) là A. 4,48 lít B. 2,24 lít C. 6,72 lít D. 8,96 lít Câu 31. Cho m gam hỗn hợp X gồm Al, Cu vào dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được 6,72 lít khí (đktc). Nếu cho m gam hỗn hợp X trên vào một lượng dư dung dịch H2SO4 (đặc, nguội), thu được 6,72 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của m là A. 23,0 B. 21,0 C. 24,6 D. 30,2 Câu 32. Hòa tan hết 0,2 mol FeO bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư), thu được khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất). Hấp thụ hoàn toàn khí SO2 sinh ra ở trên vào dung dịch chứa 0,13 mol KOH, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là A. 15,80 B. 14,66 C. 15,60 D. 13,14 Câu 33. Cho phương trình hóa học: aAl + bH2SO4 → cAl2(SO4)3 + dSO2 + e H2O. Tỉ lệ a:b là A. 1:1 B. 2:3 C. 1:3 D. 1:2 Câu 34. Dẫn V lít khí SO2 (đktc) vào lượng dư dung dịch Br2, thu được dung dịch X. Cho dung dịch BaCl2 dư vào X, thu được 23,3 gam kết tủa. Giá trị của V là A. 3,36 B. 1,12 C. 4,48 D. 2,24 Câu 35. Hòa tan hoàn toàn 15,2 gam hỗn hợp Cu và Fe vào lượng dư dung dịch H2SO4 đăc, nong, thu được 6,72 lít khí SO2 (đktc). Thành phần phần trăm khối lượng của Fe trong hỗn hợp đầu là A. 36,84% B. 73,68% C. 55,26% D. 18,42% Câu 36. Nung m gam bột sắt trong oxi, thu được 12 gam hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan hết hợp X trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư), thu được 3,36 lít khí SO2 (là sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của m là A. 10,08 B. 16,80 C. 5,60 D. 8,40 Câu 37. Cho phương trình hóa học: aS + bH2SO4 (đặc) → cSO2 ↑ + dH2O. Tỉ lệ a:b là A. 1:1 B. 2:3 C. 1:3 D. 1:2 Câu 38. Để phân biệt SO2 và CO2 chỉ cần dùng thuốc thử là A. dung dịch Ba(OH)2 B. CaO C. dung dịch NaOH D. nước brom Câu 39. Để loại bỏ các khí HCl, CO2 và SO2 có lẫn trong khí N2, người ta sử dụng lượng dư dung dịch A. NaCl B. CuCl2 C. Ca(OH)2 D. H2SO4 Câu 40. Cho các cân bằng hóa học sau: (1) 2SO2 (k) + O_2 (k) ⇆ 2SO3 (k) (2) N2 (k) + 3H2 ⇆ 2NH3 (k) (3) 3CO2 (k) + H2 (k) ⇆ CO (k) + H2O (k) (4) 2HI (k) ⇆ H2 (k) + I2 (k) Khi thay đổi áp suất, các cân bằng hóa học đều không bị chuyển dịch là A. (1) và (3) B. (2) và (4) C. (1) và (2) D. (3) và (4) Câu 41. Phản ứng : 2SO2 + O2 → 2SO3 ΔH ‹ 0. Khi giảm nhiệt độ và khi giảm áp suất thì cân bằng của phản ứng trên chuyển dịch tương ứng là : A. Thuận và thuận. B. Thuận và nghịch. C. Nghịch và nghịch. D. Nghịch và thuận. Câu 42. Cho cân bằng hóa học sau: 2SO2 (k) + O2 (k) ⇆ 2SO3 (k) ; ΔH ‹ 0 Cho các biện pháp: (1) Tăng nhiệt độ; (2) Tăng áp suất chung của hệ phản ứng; (3) Hạ nhiệt độ; ​(4) Dùng thêm chất xúc tác V2O5; ​(5) Giảm nồng độ SO3; ​(6) Giảm áp suất chung của hệ phản ứng. Trong các biện pháp trên, những biện pháp nào làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận? A. (1), (2), (4), (5) B. (2), (3), (5) C. (2), (3), (4), (6) D. (1), (2), (5) Câu 43. Cho cân bằng hóa học: 2SO2 (k) + O2 (k) ⇆ 2SO3 (k). Khi tăng nhiệt độ thì tỉ khối của hỗn hợp khí so với H2 giảm đi. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về cân bằng hóa học này? A. Phản ứng thuận thu nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều nghịch khi tăng nhiệt độ. B. Phản ứng nghịch tỏa nhiệt, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ. C. Phản ứng nghịch thu nhiệt, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ. D. Phản ứng thuận tỏa nhiệt, cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi tăng nhiệt độ. Câu 44. Cho cân bằng hóa học: 2SO2 (k) + O2 (k) → 2SO3 Phản ứng thuận là phản ứng tỏa nhiệt. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ B. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ O2 C. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi giảm áp suất hệ phản ứng D. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ SO3 Câu 45. Cho cân bằng : 2SO2 (k) + O2 (k) ⇆ 2SO3 (k). Khi tăng nhiệt độ thì tỉ khối của hỗn hợp khí so với H2 giảm đi. Phát biểu đúng khi nói về cân bằng này là : A. Phản ứng nghịch toả nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ. B. Phản ứng thuận toả nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều nghịch khi tăng nhiệt độ. C. Phản ứng nghịch thu nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ. D. Phản ứng thuận thu nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều nghịch khi tăng nhiệt độ. Câu 46. Cho cân bằng hóa học: 2SO2 (k) + O2 (k) → 2SO3 (k) Yếu tố nào sau đây không làm nồng độ các chất trong hệ cân bằng biến đổi? A. biến đổi nhiệt độ B. biến đổi áp suất C. sự có mặt chất xúc tác D. biến đổi dung tích của bình phản ứng Câu 47. Cho 12,6 gam hỗn hợp Al và Mg phản ứng với 100 ml dung dịch hỗn hợp hai axit HNO3 4M và H2SO4 7M (đậm đặc) thu được 0,2 mol mỗi khí SO2, NO, NO¬2 (không tạo sản phẩm khử khác của N+5).Số mol của Al và Mg lần lượt là A. 0,15 và 0,35625 B. 0,2 và 0,3 C. 0,1 và 0,2 D. 0,1 và 0,3 Câu 48. Hỗn hợp X gồm các kim loại Mg, Al, Zn. Lấy m gam hỗn hợp X tác dụng hết với dung dịch HCl dư thu được 6,72 lít khí (đktc). Cũng lấy m gam X tác dụng hết với dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư thu được V lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và (m+a) gam muối. Giá trị của V và a lần lượt là A. 3,36 và 28,8 B. 6,72 và 28,8 C. 6,72 và 57,6 D. 3,36 và 14,4 Câu 49. Hấp thụ hoàn toàn 6,4 gam SO2 vào V ml dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng thu được 11,5 gam muối. Giá trị của V là A. 200 B. 250 C. 150 D. 275 Câu 50. Sau khi làm thí nghiệm, có những khí thải độc hại: HCl , H2S , CO2, SO2. Dùng chất nào sau đây để loại bỏ chúng là tốt nhất? A. Muối NaCl B. Nước vôi trong C. Dung dịch HCl D. Dung dịch $NaNO _{3}$ Câu 51. Hoà tan hoàn toàn m (g) FexOy bằng dd H2SO4 đặc, nóng thu được 2,24 lít SO2 ở đktc, phần dung dịch chứa 120g một muối sắt duy nhất. Công thức oxit sắt và khối lượng m là: A. Fe $_{3} O _{4} ; m =23,2( g )$ B. $FeO , m =32( g )$ C. $FeO ; m =7,2( g )$ D. $Fe _{3} O _{4} ; m =46,4( g )$ Câu 52. Hỗn hợp X gồm Fe và FeS. Cho m gam X tác dụng hết với dung dịch HCl dư, thu được V lít khí (đktc). Mặt khác, m gam X tác dụng hết với dung dịch HNO3 dư, thu được dung dịch Y chỉ chứa một muối nitrat duy nhất và 2V lít hỗn hợp khí (đktc) gồm NO và SO2.Phần trăm khối lượng của Fe trong X là A. $45,9 \%$ B. $54,1 \%$ C. $43,9 \%$ D. $52,1 \%$ Câu 53. Đem nung 13,0 gam Cr trong khí O2 thì thu được 15,0 gam chất rắn X. Hoà tan hoàn toàn X trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư. Thể tích khí SO2 (đktc) thu được là A. 4,48 lít B. 6,72 lít C. 8,40 lít D. 5,60 lít Câu 54. Trong các dung dịch sau: Ca(OH)2, BaCl2, Br2, H2S. Số dung dịch có thể dùng để phân biệt được 2 khí CO2 VÀ SO2 là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 55. Nhận biết khí SO2 ta dùng dung dịch brom dư, hiện tượng xảy ra là: A. Dung dịch $Br _{2}$ mất màu B. Dung dịch $Br _{2}$ chuyển màu da cam C. Dung dịch $Br _{2}$ chuyển màu xanh D. Không hiện tượng Câu 56. Trong các dung dịch sau: Ca(OH)2, BaCl2, Br2, H2S. Số dung dịch có thể dùng để phân biệt được 2 khí CO2 và SO2 là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 57. Có 3 khí SO2; CO2; H2S. Chỉ dùng một hóa chất nào sau đây để phân biệt được cả 3 khí trên? A. Dung dich $Ca ( OH )_{2}$ B. Dung dich Ba $( OH )_{2}$ C. Dung dịch $Br _{2}$ D. Dung dịch $HCl$ Câu 58. Trong các thí nghiệm sau: (1) Cho SiO2 tác dụng với axit HF. (2) Cho khí SO2 tác dụng với khí H2S. (3) Cho khí NH3 tác dụng với CuO đun nóng. (4) Cho CaOCl2 tác dụng với dung dịch HCl đặc. (5) Cho Si đơn chất tác dụng với dung dịch NaOH. (6) Cho khí O3 tác dụng với Ag. (7) Cho dung dịch NH4Cl tác dụng với dung dịch NaNO2 đun nóng (8) Điện phân dung dịch Cu(NO3)2 (9) Cho Na vào dung dịch FeCl3 (10) Cho Mg vào lượng dư dung dịch Fe2(SO4)3. Số thí nghiệm tạo ra đơn chất là A. 8 B.9 C. 6 D. 7 Câu 59. Khi làm thí nghiệm với H2SO4 đặc, nóng thường sinh ra khí SO2. Để hạn chế tốt nhất khí thoát ra gây ô nhiễm môi trường, người ta nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch nào sau đây? A. Giấm ăn B. Muối ăn C. Cồn D. Xút Câu 60. Một mẫu khí thải công nghiệp có chứa các khí: CO2, SO2, NO2, H2S. .Để loại bỏ các khí đó một cách hiệu quả nhất, có thể dùng dung dịch nào sau đây? A. $NaCl$ B. HCl C. Ca $( OH )_{2}$ D. $CaCl _{2}$

đáp án SO2: Kiến thức trọng tâm và 60 câu hỏi trắc nghiệm SO2

CâuĐáp ánCâuĐáp án
Câu 1ACâu 31C
Câu 2BCâu 32D
Câu 3ACâu 33C
Câu 4ACâu 34D
Câu 5ACâu 35A
Câu 6ACâu 36A
Câu 7CCâu 37D
Câu 8ACâu 38D
Câu 9ACâu 39C
Câu 10BCâu 40D
Câu 11BCâu 41B
Câu 12DCâu 42B
Câu 13DCâu 43D
Câu 14CCâu 44B
Câu 15CCâu 45B
Câu 16ACâu 46C
Câu 17DCâu 47B
Câu 18BCâu 48B
Câu 19BCâu 49C
Câu 20BCâu 50B
Câu 21DCâu 51D
Câu 22DCâu 52A
Câu 23BCâu 53D
Câu 24ACâu 54B
Câu 25DCâu 55A
Câu 26DCâu 56B
Câu 27CCâu 57C
Câu 28CCâu 58A
Câu 29BCâu 59D
Câu 30ACâu 60C

Cao Mỹ Linh (Tổng hợp)Hy vọng với phần lý thuyết và câu hỏi trắc nghiệm SO2 được Đọc tài liệu tổng hợp trên đây sẽ giúp các em học tốt môn hóa. Facebook twitter linkedin pinterestChi tiết Hóa mã đề 4 kỳ thi tốt nghiệp 2024

Chi tiết Hóa mã đề 4 kỳ thi tốt nghiệp 2024

Chi tiết Hóa mã đề 1 kỳ thi tốt nghiệp 2024 kèm hướng dẫn

Chi tiết Hóa mã đề 1 kỳ thi tốt nghiệp 2024 kèm hướng dẫn

Giải đáp đề thi thử Hóa 2024 THPT Đô Lương 1 lần 2

Giải đáp đề thi thử Hóa 2024 THPT Đô Lương 1 lần 2

Luyện giải đề thi Hóa THPT 2024 trường Kim Liên lần 4

Luyện giải đề thi Hóa THPT 2024 trường Kim Liên lần 4

Cùng giải đáp đề Hóa Nam Định lần 2 có gợi ý từng câu hỏi

Cùng giải đáp đề Hóa Nam Định lần 2 có gợi ý từng câu hỏi

Luyện giải đề thi thử tốt nghiệp 2024 môn hóa Sơn La lần 2

Luyện giải đề thi thử tốt nghiệp 2024 môn hóa Sơn La lần 2

X

Từ khóa » S O2 Dư Ra Gì