60 Cấu Trúc Ngữ Pháp Tiếng Nhật N5 (Phần 2)

Trong bài ngữ pháp tiếng Nhật N5 hồi 1, mình đã giới thiệu đến các bạn 20 cấu trúc trong 60 cấu trúc ngữ pháp cơ bản. Qua bài học đó, có lẽ các bạn đã phần nào nắm được các ngữ pháp hay, đồng thời biết cách vận dụng rồi đúng không nào. Vậy thì hôm nay chúng ta hãy cùng học 20 cấu trúc ngữ pháp tiếng Nhật cơ bản tiếp theo thuộc Hồi 2 của chương nhé.

20 Cấu trúc ngữ pháp tiếng Nhật n5 (phần 2)

21. ~ ましょうか?~ :Tôi ~(làm gì) giúp cho bạn nhé

Cách dùng:

Diễn tả sự xin phéplàm một hành động gì đó để giúp đỡ người khác

Ví dụ:

Nặng nhỉ, để tôi mang giúp cho bạn nhé

重いですね。待ちましょうか?

Mệt quá,nghĩ một chút được không?

疲れました、ちょっと休みましょうか?

Chú ý:

~ ましょうか?~ Thường được dùng trong mẫu câu rủ rê, yêu cầu, thuyết phục người đối diện cùng làm việc gì đó.

22. ~ がほしい~: Muốn

Công dụng:

Mẫu câu này biểu thị mong muốn sở hữu một vật hoặc muốn kết nối, làm quen với một người nào đó của người nói.

Nó cũng được dùng để hỏi về sự mong muốn của người nghe. Đối tượng mà người mong muốn hướng tới được biểu thị bằng trợ từ [が]

[ほしい] là tính từ đuôi [い]

Ví dụ:

ngu phap tieng nhat hoi 2 1

Chú ý:

Vì là tính từ đuôi い , nên phủ định của 「ほしい」là 「ほしくない」có nghĩa là không muốn.

犬がほしいですか。(Bạn muốn có nuôi chó không ? )

いいえ、ほしくないです。(Không , tôi không muốn)

Mẫu câu không thể dùng để biểu thị mong muốn của người thứ ba.

Mẫu câu không thể dùng để mời người nghe dùng một thứ gì hay làm gì.

Ví dụ, trong trường hợp muốn mời người nghe uống cà phê thì không nói [コーヒーが欲しいですか?mà nói là「コーヒーはいかがですか?」

KỲ THI NĂNG LỰC TIẾNG NHẬT JLPT | 8 ĐIỀU “BỎ TÚI, NẰM LÒNG”

23. ~たい~: Muốn

Giải thích:

Động từ thể「ます」 gắn với 「たい」là cách nói của sự “muốn làm” một cái gì đó. Cách nói này dùng để biểu thị ý muốn của bản thân người nói, và để hỏi về ý kiến của người nghe. Ngoài 「を」thì không có trợ từ nào dùng thay thế「が」. Động từ thể「たい」cách chia tương tự như tính từ đuôi「い」

Ví dụ:

ngu phap tieng nhat hoi 2 2

Chú ý:

Mẫu câu 「たいです」không thể dùng để biểu thị mong muốn của người thứ ba.

Mẫu câu [ động từ thể たいです] không thể dùng để mời người nghe dùng một thứ gì hay làm gì.

Ví dụ, trong trường hợp muốn mời người nghe uống cà phê thì không nói [コーヒーが飲みたいですか?」mà nói là「コーヒーが飲みませんか?」

24. ~へ~を~に行来ます・来ます: Đi đến….(địa điểm nào đó) để làm gì

Công dụng:

Động từ ở thể [ます] hoặc danh từ đặt trước trợ từ [に] biểu thị mục đích của「いきます」 . Danh từ đặt trước [に] phải là danh từchỉ hành động.

Ví dụ:

Tôi đi đến Nhật để học văn hóa.

日本へ文化の勉強に来ました。

Tôi đi siêu thị để mua sắm.

スーパーへ買い物に行きます

Tôi đi nhà hàng để ăn tối.

レストランーヘ晩御飯を食べに行きます

Chú ý:

Có thể đặt trước[に] các danh từ chỉ sự việc được tổ chức ra như lễ hội, buổi hòa nhạc. Trong trường hợp này thì mục đích của người nói là xem lễ hội, nghe nhạc v.v….

Ngày mai tôi đi Tokyo để xem lễ hội

明日東京のお祭りに行きます。

25. ~てください~: Hãy

Công dụng:

Mẫu câu này được dùng khi người nói muốn nhờ vả, sai khiến hoặc khuyên nhủ người nghe. Khi nói với người vai vế cao hơn thì không nên dùng mẫu này với ý sai khiến.

Ví dụ:

ngu phap tieng nhat hoi 2 3

Chú ý:

Khi đề nghị ai làm việc gì,すみませんがluôn đặt trước – てください như trong VD1, như vậy sẽ lịch sự hơn trường hợp chỉ dùng – てください

26. ~ ないてください: ( xin ) đừng / không

Cách dùng:

Mẫu câu này được dùng khi muốn yêu cầu ai đó đừng làm một việc gì đó.

Ví dụ:

Vì tôi khỏe nên đừng lo cho tôi

私は元気ですから、心配しないでください

Xin đừng chụp ảnh ở đây

ここで写真を撮らないでください。

Xin đừng hút thuốc trong bệnh viện

病院でタバコを吸わないでください。

Học tiếng Nhật qua phim có phụ đề

27. ~ てもいいです~: Làm ~ được:

Cách dùng:

Mẫu câu này dùng để biểu thị sự được phép làm một điều gì đó.

Nếu đổi mẫu câu này thành câu nghi vấn thì chúng ta sẽ được một câu xin phép.

Khi trả lời thì chú ý cách trả lời tế nhị khi có ý từ chối.

Ví dụ:

ngu phap tieng nhat hoi 2 4

28. ~ てはいけません~: Không được làm ~

Cách dùng:

Mẫu câu này biểu thị ý nghĩa “cấm” hay “không được” làm một việc gì đó.

Dùng để trả lời cho câu hỏi [ Động từ thể てもいいですか?]

Ví dụ:

Không được đậu xe ở đây. Vì đây là khu vực cấm đậu xe.

ここで車に止めてはいけません。駐車禁止ですから。

Tôi hút thuốc ở đây có được không?

ここでタバコを吸ってはいけませんか?

Không, không được hút

いいえ。吸ってはいけません。

Chú ý:

Đối với câu hỏi [ Động từ thể てもいいですか?], khi muốn nhấn mạnh câu trả lời là không, từ chối thì có thể lược bỏ [ Động từ thểては] mà chỉ trả lời là [ いいえ, いけません」

Cách trả lời này không dùng với người có vai vế hoặc vị trí cao hơn mình

Thưa cô, chúng em nói chuyện ở đây có được không?

先生、ここで話してもいいですか?

Không, không được

いいえ、いけません。

29. ~ なくてもいいです~:Không phải, không cần ~ cũng được

Giải thích:

Mẫu câu này biểu thị rằng một đối tượng nào đó không phải làm một việc gì đó

Ví dụ:

ngu phap tieng nhat hoi 2 5

30. ~ なければなりません~: Phải~

Cách dùng:

Mẫu câu này biểu thị rằng một đối tượng nào đó phải làm một việc gì đó mà không phụ thuộc vào ý muốn của đối tượng thực hiện hành động. Lưu ý là mẫu câu này không mang ý nghĩa phủ định

Ví dụ:

Tôi phải uống thuốc

薬を飲まなければなりません。

Mỗi ngày tôi phải học tiếng Nhật 1 tiếng

毎日一時間日本語を勉強しなければなりません。

Thầy giáo không biết tiếng Việt, nên phải nói tiếng Nhật

先生はベトナム語が分かりません、日本語が話さなければなりません。

Mua sách học tiếng Nhật ở đâu ngon nhỉ

31. ~ないといけない~: Phải ~

Giải thích:

Động từ ở thể 「ない」ghép với「といけない」

Ví dụ:

ngu phap tieng nhat hoi 2 6

Chú ý:

Có thể dùng mẫu câu này để đặt câu hỏi : cần phải…

Vậy thì cần phải học đến mấy năm?

では、どうのくらい何時間勉強しないといけないか?

32. ~ なくちゃいけない~: Không thể không (phải)

Cách dùng:

Động từ thể ない bỏ い thay bằng なくちゃいけない

Có nghĩa cần thiết làm gì đó.

Ví dụ:

Tôi phải ăn

食べなくちゃいけない。

Tôi phải ngủ trước 10h

10時前に寝なくちゃいけない。

Tôi phải học bài mỗi ngày

毎日勉強しなくちゃいけない。

Chú ý:

Mẫu câu này tương đương mẫu câu なくてはいけない。

Tuy nhiên người ta sử dụng mẫu câu なくちゃいけない để biểu đạt trong văn nói

33. ~だけ~: Chỉ ~

Giải thích:

Diễn tả ý nghĩa ngoài điều đó ra thì không còn điều nào khác

Ngoài ra còn diễn tả ý nghĩa phủ định 「だけでなく」( không chỉ )

Ví dụ:

ngu phap tieng nhat hoi 2 7

34. ~から~: Vì ~

Giải thích:

Được dùng để nối hai câu thành một câu.Câu 1 biểu thị lý do cho câu 2. Cũng có thể nối 2 câu trước, sau đó nối câu 1 kèm theo「から」

Ví dụ:

Vì buổi sáng bận quá nên tôi không ăn sáng

朝忙しいですから、朝ごはんを食べません。

Anh có xem tin tức vào buổi sáng không?

毎朝、ニュースを見ませんか?

Không, vì tôi không có thời gian

いいえ、時間がありませんから。

35. ~のが~: Danh từ hóa động từ

Giải thích:

Trong mẫu câu này thì các tính từ chỉ sở thích, kỹ năng, năng lực, ví dụ như すてき(な)、きらい(な)、じょうず「な」、へた「な」、はやい、おそい。。。sẽ được dùng.

Ví dụ:

ngu phap tieng nhat hoi 2 8

36. ~のを~: Danh từ hóa động từ

Cách dùng:

Diễn tả danh từ hóa động từ với động từ わすれました sẽ sử dụng thể nguyên dạng(辞書形)có nghĩa là quên

Diễn tả danh từ hóa động từ với động từ 知っていますか? Sử dụng thể thông thường (普通形)có ý nghĩa là bạn có biết…không?

Mẫu câu dùng để hỏi xem người nghe có biết được nội dung được biểu thị ở phần trước hay không?

Ví dụ:

Tôi quên mua thuốc

薬を買うのを忘れました。

Tôi quên đóng cửa sổ

窓を閉めるのをわすれました。

Bạn có biết cô giáo mới tên Mei không?

新先生のめいさんが名前のを知っていますか?

Bạn có biết chị Mai đã sinh em bé không?

マイさんに赤ちゃんが生まれたのを知っていますか?

Tổng hợp tài liệu luyện thi JLPT

37. ~のは~ : Danh từ hóa động từ

Giải thích:

Trong mẫu câu này, 「の」dùng để thay thế danh từ biểu thị đồ vật, người, địa điểm v.v…để nêu ra chủ đề của câu.

Ví dụ:

ngu phap tieng nhat hoi 2 9

38. ~もう~ました~: Đã làm gì ~

Cách dùng:

~もう~ました~ dùng để diễn tả hành động đã hoàn thành

Ví dụ:

Đã làm bài tập xong chưa?

もう宿題をしましたか?

Đã ăn tối chưa?

もう晩御飯を食べましたか?

39. ~まだ~ていません。: Vẫn chưa làm ~

Cách dùng:

Diễn tả một hành động chưa hoàn thành nhưng có ý định sẽ làm.

Ví dụ:

Ăn cơm chưa? Vẫn chưa ăn

ご飯を食べましたか? いいえ、まだ食べていません。

Bạn đọc cuốn sách này chưa? Vẫn chưa đọc nữa.

この本は、まだ読んでいませんか? いいえ、まだです。

Nguyên nhân của tai nạn vẫn chưa rõ

事故の原因は、まだ分かっていません。

Tôi vẫn chưa từng đi ra nước ngoài.

外国には、まだ一度も行っていません。

Bị cảm vẫn chưa khỏi.

風邪はまだよくていません。

40. ~より~: So với…

Cách dùng:

Diễn tả sự so sánh

Ví dụ:

ngu phap tieng nhat hoi 2 10

Chú ý:

N1 は N2 より không dùng cho tính từ ở dạng phủ định.

Sushi rẻ hơn Tempura phải không?

寿司は天ぷらより安いですか?

Không, Tempura thì đắt hơn

Đúng いいえ、天ぷらは寿司より高いです。

Sai いいえ、天ぷらは寿司より安くありません。

Nếu muốn phủ định thì dùng tính từ ngược nghĩa chứ không dùng thể phủ định của tính từ.

Trên đây là 20 cấu trúc ngữ pháp cơ bản rất bổ ích, các bạn có thể tham khảo đồng thời làm thêm các bài tập vận dụng để hiểu rõ và nhớ lâu hơn. Bạn nào đang luyện thi tiếng Nhật N5 thì phải nắm thật kỹ các cấu trúc ngữ pháp này nhé.

Luôn theo dõi Ichigo để đón 60 cấu trúc ngữ pháp tiếng Nhật phần cuối nhé, chúc các bạn học tốt.

Từ khóa » Câu Hỏi Ngữ Pháp N5