60 đề Bài Rèn Luyện Phần đọc Hiểu Ngữ Văn Lớp 11

60 đề bài rèn luyện phần đọc hiểu Ngữ văn lớp 11.

Đề số 1:

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“Bài ca của Nguyễn Đình Chiểu làm chúng ta nhớ bài Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi. Hai bài văn: hai cảnh ngộ, hai thời buổi nhưng cùng một dân tộc. Bài ca của Nguyễn Trãi là khúc ca khải hoàn, ca ngợi những chiến công oanh liệt chưa từng thấy, biểu dương sức mạnh làm rạng rỡ nước nhà. Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là khúc ca những người anh hùng thất thế, nhưng vẫn hiên ngang “sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc…muôn kiếp nguyện được trả thù kia”.

Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Nêu ngắn gọn hoàn cảnh ra đời của văn bản đó?

Câu 2: Phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn là gì? Anh chị hiểu như thế nào về câu văn “hai cảnh ngộ, hai thời buổi, nhưng cùng một dân tộc”?

Câu 3: Đoạn văn sử dụng thao tác lập luận nào là chủ yếu? Tác dụng của thao tác lập luận đó đối với việc thể hiện quan điểm của người viết.

Đề số 2:

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Mười tay Bồng bồng con nín con ơi Dưới sông cá lội, ở trên trời chim bay. Ước gì mẹ có mười tay Tay kia bắt cá, còn tay này bắn chim. Một tay chuốt chỉ luồn kim Một tay đi làm ruộng, một tay tìm hái rau Một tay ôm ấp con đau Một tay đi vay gạo, một tay cầu cúng ma. Một tay khung cửi, guồng xa Một tay lo bếp nước, lo cửa nhà nắng mưa. Một tay đi củi, muối dưa Còn tay để van lạy, để bẩm thưa đỡ đòn. Tay nào để giữ lấy con Tay nào lau nước mắt, mẹ vẫn còn thiếu tay. Bồng bồng con ngủ cho say Dưới sông cá vẫn lội, chim vẫn bay trên trời.

(Trích ca dao – Dân tộc Mường)

Câu 1: Những thông tin sau về bài thơ đúng hay sai:

A. Tác phẩm thuộc thể loại Văn học trung đại B. Nhân vật trữ tình trong tác phẩm là người con C. Tác phẩm viết theo thể thơ lục bát biến thể D. Từ “tay” được nhắc lại 16 lần trong văn bản E. Đây là bài hát ru con của người mẹ lao động miền núi

Câu 2: Ý nghĩa nhan đề của bài ca dao?

Câu 3: Tác giả dân gian đã sử dụng các biện pháp tu từ nào trong bài ca dao? Tác dụng của các biện pháp tu từ đó?

Câu 4: Từ bài ca dao trên, anh (chị) viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nghĩ về mẹ?

Đề số 3:

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

“Câu chuyện hàng loạt địa phương suốt trong một thời gian dài thường “mắc lỗi” treo đèn lồng Trung Quốc đã được dư luận quan tâm, lên án. Người ta dễ dàng nhận ra những “phố Tàu” ở nhiều tỉnh thành, từ những vùng biên giới giáp Trung Quốc như Hà Giang, Lào Cai cho tới Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Vũng Tàu, Bình Dương,…Thậm chí ngay tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám giữa lòng Thủ đô văn hiến, nhiều lúc người tham quan cũng nhức mắt bởi sự trang trí màu mè, với hàng trăm chiếc đèn lồng đỏ “bao vây” Khuê Văn Các. Sự thiếu vắng ý thức công dân, thiếu vắng lòng tự hào dân tộc đã thể hiện từ sự “vô tư” dùng một thứ hàng hóa mang đậm bản sắc của một nước khác mà vô tình hoặc cố ý “bài hàng nội”. Về chiếc đèn lồng, rõ ràng người Việt không phải không có những sản phẩm tương tự, thậm chí còn được phương Tây chú ý, đó là chiếc đèn lồng Hội An. Thậm chí, chúng ta còn có những công ty chuyên sản xuất các loại đèn lồng, phục vụ lễ tết, hội hè, với nhiều mẫu mã, hình thù đa dạng,…”

(Đánh thức hồn Việt – Như Trang, nguồn: Báo Giáo dục và thời đại số đặc biệt cuối tháng 9/ 2014).

Câu 1: Xác định nội dung chính của đoạn văn?

Câu 2: Đoạn văn thuộc phong cách ngôn ngữ nào?

Câu 3: Xét theo mục đích nói, kiểu câu nào được sử dụng nhiều nhất trong đoạn văn trên?

Câu 4: Anh (chị) hãy viết đoạn văn ngắn bày tỏ quan điểm của mình về ý thức trách nhiệm của mỗi người trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Đề số 4:

Đọc đoạn thơ và trả lời các câu hỏi:

“Mùa thu nay khác rồi Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi Gió thổi rừng tre phấp phới Trời thu thay áo mới Trong biếc nói cười thiết tha Trời xanh đây là của chúng ta Núi rừng đây là của chúng ta Những cánh đồng thơm mát Những ngả đường bát ngát Những dòng sông đỏ nặng phù sa Nước chúng ta, nước những người chưa bao giờ khuất Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất Những buổi ngày xưa vọng nói về”…

(Đất Nước – Nguyễn Đình Thi).

Câu 1: Nêu nội dung đoạn thơ ?

Câu 2: Trong ba dòng thơ “Gió thổi rừng tre phấp phới/ Trời thu thay áo mới/ Trong biếc nói cười thiết tha”, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì ? Hãy nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.

Câu 3: Trình bày ngắn gọn cảm nhận của anh/chị về cảm xúc của nhà thơ thể hiện qua đoạn thơ trên.

Đề số 5:

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

Ngày 21 tháng 5 năm 2014, tại Phi-lip-pin, trả lời phỏng vấn của hãng AP (Mỹ) và Rây-tơn (Anh) về tình hỉnh biển Đông cũng như lập trường và các biện pháp giải quyết của Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh:

“Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích chính đáng của mình bởi vì chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng. Chúng tôi luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó.” 

(Dẫn theo Nguyễn Hoàng, Trang web Cổng thông tin điện tử Chính phủ).

Câu 1: Xác định nội dung chính và phương thức biểu đạt của đoạn văn?

Câu 2: Chỉ ra tác dụng của phép liên kết được sử dụng chủ yếu trong đoạn văn?

Câu 3:  Suy nghĩ của anh/chị về vấn đề độc lập chủ quyền được thể hiện qua đoạn văn trên.

Đề số 6:

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

…Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét  Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng,  Như xuân đến chim rừng lông trở biếc  Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương.

(Trích Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên, Ngữ văn 12, Tập một, NXBGD, 2013, tr.145).

Câu 4: Xác định nội dung chính của đoạn thơ?

Câu 5: Cho biết tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong đoạn thơ.

Câu 6: Trình bày ngắn gọn suy nghĩ của anh/chị về chiều sâu triết lí thể hiện qua câu thơ: “Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”.

Đề số 7:

Đọc đoạn thơ và thực hiện những yêu cầu sau: 

“Ta đã lớn lên rồi trong khói lửa Chúng nó chẳng còn mong được nữa Chặn bàn chân một dân tộc anh hùng Những bàn chân từ than bụi, lầy bùn Đã bước dưới mặt trời cách mạng. Những bàn chân của Hóc Môn, Ba Tơ, Cao Lạng Lừng lẫy Điện Biên, chấn động địa cầu Những bàn chân đã vùng dậy đạp đầu Lũ chúa đất xuống bùn đen vạn kiếp!

Ta đi tới, trên đường ta bước tiếp, Rắn như thép, vững như đồng. Đội ngũ ta trùng trùng điệp điệp Cao như núi, dài như sông Chí ta lớn như biển Đông trước mặt!”

(Ta đi tới – Tố Hữu)

Câu 1: Nêu ý nghĩa nội dung của đoạn thơ trên

Câu 2:  Tác giả của bài thơ trên là một nhà thơ lãng mạn 1930-1945, đúng hay sai?

Câu 3: Trong đoạn thơ trên hình ảnh “những bàn chân” được sử dụng là nghệ thuật gì? Nêu tác dụng?

Câu 4:  Trong đoạn thơ cuối, tác giả sử dụng chủ yếu các biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng của nó?

Đề số 8:

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

“Trong xã hội Truyện Kiều, đồng tiền đã thành một sức mạnh tác quái rất ghê. Nguyễn Du không phải không nhắc đến tác dụng tốt của đồng tiền. Có tiền, Thúc Sinh, Từ Hải mới chuộc được Kiều, Kiều mới cứu được cha và sau này mới báo ơn người này, người nọ. Đó là những khi đồng tiền nằm trong tay người tốt. Nhưng chủ yếu Nguyễn Du vẫn nhìn về mặt tác hại của đồng tiền. Vì Nguyễn Du thấy rõ cả một loạt hành động gian ác, bất chính đều là do đồng tiền chi phối: quan lại vì tiền mà bất chấp công lí; sai nha vì tiền mà buôn thịt bán người; Sở Khanh vì tiền mà táng tận lương tâm; Khuyển Ưng vì tiền mà làm những điều ác. Cả một xã hội chạy theo đồng tiền.”

(Hoài Thanh)

Câu 1: Xác định nội dung chính trong đoạn văn trên

Câu 2: Đoạn văn trên diễn đạt theo phương thức gì?

Câu 3: Phép tu từ nào được sử dụng trong câu văn: “Quan lại vì tiền mà bất chấp công lí; sai nha vì tiền mà buôn thịt bán người; Sở Khanh vì tiền mà táng tận lương tâm; Khuyển Ưng vì tiền mà làm những điều ác”? Tác dụng phép tu từ đó

Câu 4: Từ đoạn văn trên, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (7 đến 10 dòng) trình bày suy nghĩ của mình về sức mạnh của đồng tiền trong xã hội hiện nay

Đề số 9:

Đọc  văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Bên kia sông Đuống Quê hương ta lúa nếp thơm nồng Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp Quê hương ta từ ngày khủng khiếp Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn Ruộng ta khô Nhà ta cháy Chó ngộ một đàn Lưỡi dài lê sắc máu Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang

(Bên kia sông Đuống – Hoàng Cầm, SGK Ngữ văn 12, Nâng cao, Tập một,NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr.71)

Câu 1: Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ?

Câu 2: Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện lòng căm thù giặc của tác giả? Nêu hiệu quả nghệ thuật của các từ ngữ, hình ảnh đó.

Câu 3: Đoạn thơ thể hiện tâm tư, tình cảm gì của tác giả?

Câu 4: Từ đoạn thơ trên, hãy viết đoạn văn ngắn (12-14 câu) về tình yêu quê hương của thanh niên hiện nay.

Đề số 10:

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

” Chưa bao giờ cô Tơ thấy rõ cái đau khổ ngậm ngùi của tiếng đàn đáy buổi này. Tiếng đàn hậm hực, chừng như không thoát hết được vào không gian. Nó nghẹn ngào, liễm kiết (kết tụ lại) cái u uất vào tận bên trong lòng người thẩm âm. Nó là một cái tâm sự không tiết ra được. Nó là nỗi ủ kín bực dọc bưng bít. Nó giống như cái trạng huống thở than của một cảnh ngộ tri âm…Nó là niềm vang dội quằn quại của những tiếng chung tình. Nó là cái dư ba của bể chiều đứt chân sóng. Nó là cơn gió chẳng lọt kẽ mành thưa. Nó là sự tái phát chứng tật phong thấp vào cỡ cuối thu dầm dề mưa ẩm và nhức nhối xương tủy. Nó là cái lả lay nhào lìa của lá bỏ cành….Nó là cái oan uổng nghìn đời của cuộc sống thanh âm. Nó là sự khốn nạn khốn đốn của chỉ tơ con phím” 

( Trích từ Chùa đàn – Nguyễn Tuân) 

Câu 1: Hãy nêu chủ đề của đoạn trích? Thử đặt nhan đề đoạn trích?

Câu 2: Trong đoạn văn có rất nhiều câu bắt đầu bằng từ “Nó” được lặp lại nhiều lần. Biện pháp tu từ được sử dụng là gì? Tác dụng của biện pháp tu từ ấy?

Câu 3: Biện pháp tu từ nào đã được sử dụng trong câu văn: “Tiếng đàn hậm hực, chừng như không thoát hết được vào không gian” ? Tác dụng của biện pháp tu từ ấy?

Câu 4:Từ “Nó” được sử dụng trong các câu ở đoạn văn trích trên là ám chỉ ai, cái gì? Biện pháp tu từ gì được nhà văn sử dụng trong việc nhắc lại từ “Nó“?

Câu 5:Trong đoạn văn, Nguyễn Tuân sử dụng rất nhiều tính từ chỉ tính chất. Anh/ chị hãy thống kê 5 từ láy chỉ tính chất.

Đề số 11:

Đọc đoạn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

Ai cũng biết Hàn Quốc phát triển kinh tế khá nhanh, vào loại “con rồng nhỏ” có quan hệ khá chặt chẽ với các nước phương Tây, một nền kinh tế thị trường nhộn nhịp, có quan hệ quốc tế rộng rãi. Khắp nơi đều có quảng cáo, nhưng không bao giờ quảng cáo thương mại được đặt ở những nơi công sở, hội trường lớn, danh lam thắng cảnh. Chữ nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh, nếu có thì viết nhỏ đặt dười chữ Triều Tiên to hơn ở phía trên. Đi đâu. nhìn đâu cũng thấy nổi bật những bảng hiệu chữ Triều Tiên. Trong khi đó thì ở một vài thành phố của ta nhìn vào đâu cũng thấy tiếng Anh, có bảng hiệu của các cơ sở của ta hẳn hoi mà chữ nước ngoài lại lớn hơn cả chữ Việt, có lúc ngỡ ngàng tưởng như mình lạc sang một nước khác.

(Chữ ta, bài xã luận Bản lĩnh Việt Nam của Hữu Thọ)

Câu 1: Đoạn văn trên được diễn đạt theo phong cách ngôn ngữ gì?

Câu 2: Đoạn văn trên nói về vấn đề gì? Quan điểm của tác giả về vấn đề đó như thế nào?

Câu 3: Hãy đặt tên cho đoạn văn.

Câu 4: Tác giả đã sử dụng phương pháp lập luận gì trong đoạn văn nêu trên?

Câu 5: Từ 2 câu sau:

– Đi đâu. nhìn đâu cũng thấy nổi bật những bảng hiệu chữ Triều Tiên.

– Trong khi đó thì ở một vài thành phố của ta nhìn vào đâu cũng thấy tiếng Anh,…

Tác giả muốn nêu lên điều gì về về việc sử dụng quảng cáo của người Hàn Quốc và thực trạng quảng cáo ở Việt Nam?

Câu 6:Từ đoạn văn trên, để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, chúng ta phải làm gì?

Đề số 12:

Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi:

Đây bát ngát Trường Sơn nằm ở giữa Hai chị em Lào – Việt hai bên Rừng tươi mát như mẹ hiền lắm sữa Nghìn chiến khu từng nương bóng mẹ hiền

Tôi về giữa miền Nam trời của mẹ Miền Nam ơi! Nửa vạt áo mưa dầm Mỗi chiến công hay từng giọt lệ Đều xóa dần núi cách sông ngăn

(Chim lượn trăm vòng – Chế Lan Viên)

Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên.

Câu2: Xác định  2 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong hai câu thơ “Rừng tươi mát như mẹ hiền lắm sữa – Nghìn chiến khu từng nương bóng mẹ hiền ”.

Câu 3: Hình ảnh “Nửa vạt áo mưa dầm” thể hiện điều gì?

Câu 4: Trình bày suy nghĩ của anh/chị về hai câu cuối “Mỗi chiến công hay từng giọt lệ -Đều xóa dần núi cách sông ngăn”. ( Trả lời trong khoảng 5-7 dòng)

Đề số 13:

Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Hỏi

Tôi hỏi đất: Đất sống với đất như thế nào? – Chúng tôi tôn cao nhau

Tôi hỏi nước: Nước sống với nước như thế nào? – Chúng tôi làm đầy nhau

Tôi hỏi cỏ: Cỏ sống với cỏ như thế nào? – Chúng tôi đan vào nhau Làm nên những chân trời

Tôi hỏi người: – Người sống với người như thế nào?

Tôi hỏi người: – Người sống với người như thế nào?

Tôi hỏi người: – Người sống với người như thế nào?

(Hỏi – Hữu Thỉnh)

Câu 1: Hãy xác định một biện pháp tu từ được sự dụng đặc sắc trong đoạn hội thoại trên?

Câu 2: Hãy xác định nhân vật giao tiếp trong đoạn hội thoại? Hàm ý trong văn bản trên là gì? Chỉ rõ cách thức lĩnh hội tầng nghĩa hảm ẩn của văn bản?

Câu 3: Dường như câu hỏi của “Tôi” với người chưa có câu trả lời, bằng hai câu thơ em đã được học hoặc được biết hãy trả lời cho câu hỏi đó.

Đề số 14:

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:.

“Khi mạng xã hội ra đời, những người cổ xúy thường cho rằng chức năng quan trọng nhất của nó là kết nối. Nhưng trên thực tế phải chăng mạng xã hội đang làm chúng ta xa cách nhau hơn?

Tôi đi dự đám cưới, bữa tiệc được chuẩn bị chu đáo, sang trọng từ khâu tiếp khách, lễ nghi cho đến cách chọn thực đơn, loại nhạc biểu diễn trong suốt bữa tiệc, chứng tỏ bạn rất trân trọng khách mời.

Vậy mà suốt buổi tiệc, nhìn quanh mình đâu đâu tôi cũng thấy có người chăm chú dán mắt vào màn hình điện thoại, mà khỏi nói tôi cũng biết họ đang xem gì qua cách họ túm tụm thành từng nhóm vừa chỉ trỏ vào chiếc điện thoại vừa bình luận, nói cười rôm rả.

(…)Trẻ trung có (số này chiếm đông hơn cả), tầm tầm cũng có. Nói đâu xa, ngay trong bàn tôi cũng thế, mọi người xúm lại chụp ảnh rồi “post” lên Facebook ngay tức thì “cho nó “hot”!”, một người bảo vậy. ”…

Câu 1: Đoạn văn trên được viế theo phong cách nào? Nói về thực trạng gì đang phổ biến hiện nay?

Câu 2: Những người đi dự đám cưới ở đoạn văn trên quan tâm tới điều gì? Điều đó trái với sự tiếp đón của gia chủ ra sao?

Câu 3: Hãy đặt tên cho đoạn văn?

Đề số 15:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

…(1) Văn hóa ứng xử từ lâu đã trở thành chuẩn mực trong việc đánh giá nhân cách con người. Cảm ơn là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa. Ở ta, từ cảm ơn được nghe rất nhiều trong các cuộc họp: cảm ơn sự có mặt của quý vị đại biểu, cảm ơn sự chú ý của mọi người…Nhưng đó chỉ là những lời khô cứng, ít cảm xúc. Chỉ có lời cảm ơn chân thành, xuất phát từ đáy lòng, từ sự tôn trọng nhau bất kể trên dưới mới thực sự là điều cần có cho một xã hội văn minh. Người ta có thể cảm ơn vì những chuyện rất nhỏ như được nhường vào cửa trước, được chỉ đường khi hỏi… Ấy là chưa kể đến những chuyện lớn lao như cảm ơn người đã cứu mạng mình, người đã chìa tay giúp đỡ mình trong cơn hoạn nạn … Những lúc đó, lời cảm ơn còn có nghĩa là đội ơn.

(2) Còn một từ nữa cũng thông dụng không kém ở các xứ sở văn minh là “Xin lỗi”. Ở những nơi công cộng, người ta hết sức tránh chen lấn, va chạm nhau. Nếu có ai đó vô ý khẽ chạm vào người khác, lập tức từ xin lỗi được bật ra hết sức tự nhiên. Từ xin lỗi còn được dùng cả khi không có lỗi. Xin lỗi khi xin phép nhường đường, xin lỗi trước khi dừng ai đó lại hỏi đường hay nhờ bấm hộ một kiểu ảnh. Tóm lại, khi biết mình có thể làm phiền đến người khác dù rất nhỏ, người ta cũng đều xin lỗi. Hiển nhiên, xin lỗi còn được thốt ra trong những lúc người nói cảm thấy mình thực sự có lỗi. Từ xin lỗi ở đây đi kèm với một tâm trạng hối lỗi, mong được tha thứ hơn là một cử chỉ văn minh thông thường. Đôi khi, lời xin lỗi được nói ra đúng nơi, đúng lúc còn có thể xóa bỏ biết bao mặc cảm, thù hận, đau khổ…Người có lỗi mà không biết nhận lỗi là có lỗi lớn nhất. Xem ra sức mạnh của từ xin lỗi còn lớn hơn cảm ơn.

…(3) Nếu toa thuốc cảm ơn có thể trị bệnh khiếm nhã, vô ơn, ích kỷ thì toa thuốc xin lỗi có thể trị được bệnh tự cao tự đại, coi thường người khác. Vì thế, hãy để cảm ơn và xin lỗi trở thành hai từ thông dụng trong ngôn ngữ hàng ngày của chúng ta.

(Bài viết tham khảo)

Câu 1: Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích trên.

Câu 2: Trong đoạn (1), tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào?

Câu 3: Hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng “toa thuốc xin lỗi có thể trị được bệnh tự cao tự đại, coi thường người khác”?

Câu 4: Anh/chị hãy nêu ít nhất 02 ý nghĩa của việc cảm ơn và xin lỗi theo quan điểm riêng của mình. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng.

Đề số 16:

Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi:

Anh ra khơi Mây treo ngang trời những cánh buồm trắng Phút chia tay, anh dạo trên bến cảng Biển một bên và em một bên.

Biển ồn ào, em lại dịu êm Em vừa nói câu chi rồi mỉm cười lặng lẽ Anh như con tàu, lắng sóng từ hai phía Biển một bên và em một bên.

Ngày mai, ngày mai khi thành phố lên đèn Tàu anh buông neo dưới chùm sao xa lắc Thăm thẳm nước trôi nhưng anh không cô độc Biển một bên và em một bên….

(Trích Thơ tình người lính biển – Trần Đăng Khoa)

Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên.

Câu 2: Xác định 02 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong hai dòng thơ: “Anh như con tàu, lắng sóng từ hai phía. Biển một bên và em một bên.”

Câu 3: Nhân vật trữ tình trong đoạn thơ là ai? Nêu nội dung chính của đoạn thơ.

Câu 4: Anh/chị hãy nhận xét về dòng thơ cuối cùng ở mỗi khổ. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng.

Đề số 17:

Đọc kỹ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi :

“…Người Việt Nam có thể coi là ít tinh thần tôn giáo. Họ coi trọng hiện thế trần tục hơn thế giới bên kia. Không phải người Việt Nam không mê tín, họ tin có linh hồn, có ma quỷ, có thần Phật. Nhiều người thực hành cầu cúng. Nhưng về tương lai, họ lo cho con cháu hơn là linh hồn của mình. Tuy coi trọng hiện thế nhưng cũng không bám lấy hiện thế, không quá sợ hãi cái chết ( sống gửi thác về). Trong cuộc sống, ý thức về cá nhân và sở hữu không phát triển cao. Của cải vẫn được quan niệm là của chung, giàu sang chỉ là tạm thời, tham lam giành giật cho nhiều cũng không giữ được mãi mà hưởng được. Người ta mong ước thái bình, an cư lạc ngiệp để làm ăn cho no đủ, sống thanh nhàn, thong thả, có đông con nhiều cháu, ước mong về hạnh phúc nói chung là thiết thực, yên phận thủ thường, không mong gì cao xa, khác thường, hơn người. Con người được ưa chuộng là con người hiền lành, tình nghĩa. Không chuộng trí mà cũng không chuộng dũng. Dân tộc chống ngoại xâm liên tục nhưng không thượng võ (…). Trong tâm trí nhân dân thường có Thần và Bụt mà không có Tiên. Thần uy linh bảo hộ quốc dân và Bụt hay cứu giúp mọi người; còn Tiên nhiều phép lạ, ngao du ngoài thế giới thì xa lạ. Không ca tụng trí tuệ mà ca tụng sự khôn khéo. Khôn khéo là ăn đi trước, lội nước theo sau, biết thủ thế, giữ mình, gỡ được tình thế khó khăn. Đối với cái dị kỉ, cái mới, không dễ hòa hợp nhưng cũng không cự tuyệt đến cùng, chấp nhận cái gì vừa phải, hợp với mình nhưng cũng chần chừ, dè dặt, giữ mình.”

(Trần Đình Hựu, Trích “Đến hiện đại từ truyền thống”, Nxb Văn hóa, Hà Nội, 1996)

Câu 1: Ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích trên.

Câu 2: Xác định phương thức  biểu đạt chính của đoạn văn trên.

Câu 3: Kiểu câu ( xét theo mục đích giao tiếp) được sử dụng trong đoạn trích trên là gì?

Câu 4: Xác định phép liên kết trong hai câu sau: “Không ca tụng trí tuệ mà ca tụng sự khôn khéo. Khôn khéo là ăn đi trước, lội nước theo sau, biết thủ thế, giữ mình, gỡ được tình thế khó khăn.”

Câu 5: Nêu nội dung chính của đoạn văn trên

Câu 6: Câu văn: “ Đối với cái dị kỉ, cái mới, không dễ hòa hợp nhưng cũng không cự tuyệt đến cùng, chấp nhận cái gì vừa phải, hợp với mình nhưng cũng chần chừ, dè dặt, giữ mình.” thể hiện lối sống của người Việt Nam.

Anh/ chị hãy viết một đoạn văn (từ 5 đến 7 dòng ) nêu suy nghĩ của mình về lối sống đó.

Đề số 18:

Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi:

…Tuổi thơ con có những gì Có con cười với mắt tre trong hầm Có làn gió sớm vào thăm Có ông trăng rằm sơ tán cùng con Sông dài, biển rộng, ao tròn Khói bom đạn giặc, sao hôm cuối trời Ba tháng lẫy, bảy tháng ngồi Con chơi với đất, con chơi với hầm Mong ngày, mong tháng, mong năm Một năm con vịn vách hầm con đi

(Trích “ Tuổi thơ của con” – Theo “ Xuân Quỳnh  “Thơ và đời”, Nxb. Văn hóa, Hà Nội, 1998)

Câu 1: Xác định hai biện pháp tu từ tác giả sử dụng trong đoạn thơ.

Câu 2: Hãy cho biết tình cảm tác giả gửi gắm trong bốn câu thơ sau:

Ba tháng lẫy, bảy tháng ngồi Con chơi với đất, con chơi với hầm Mong ngày, mong tháng, mong năm Một năm con vịn vách hầm con đi

Trả lời trong khoảng từ 5 đến 7 dòng.

Đề số 19:

Đọc kĩ văn bản sau và trả lời ngắn gọn các câu hỏi:

“Người phải thật là người Không phải là con rối Để số phận ngược xuôi Đến bất ngờ chi phối.

Người phải thật là người Sức mạnh và dũng cảm Giúp cho ta tác chiến Với số phận, cuộc đời.

Như một cây đại thụ Gió bật gốc đi rồi Mà thân cây to lớn Vẫn thẳng tắp đời đời.”

(Mac-xim Go-rơ-ki)

Câu 1: Căn cứ vào cấu trúc, xác định từ loại của các từ “người” .

Câu 2: Ý nghĩa của hình ảnh “con rối”.

Câu 3: Lời khuyên của tác giả qua khổ 1 của văn bản.

Câu 4: Nghĩa của từ “tác chiến”.

Câu 5: Biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ cuối của văn bản.

Câu 6: Qua biện pháp tu từ đó, tác giả khuyên ta điều gì?

Câu 7: Hãy khái quát nội dung chính của văn bản.

Câu 8: Hãy đặt một nhan đề phù hợp cho văn bản.

Đề số 20:

Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:

(1) Tôi cảm kích trước lòng tự trọng của một kỹ sư người Nhật vừa mới tự tử tại Thổ Nhĩ Kỳ bởi vì một sợi dây cáp bị đứt khi cây cầu đang được thi công, mặc dù cầu không bị gãy và không có người thiệt mạng. Ông là Kishi Ryoichi, 51 tuổi, người đã tự nhận trách nhiệm cho sự cố này trong bức thư tuyệt mệnh mà ông để lại.

(2) Vậy mà ở Hà Nội, cả một dự án chặt cây liên quan đến nhiều vị lãnh đạo các cấp, khi mới bước đầu thực hiện đốn hạ được 500 cây, họ đã lập tức bị cả một làn sóng dư luận phản đối, chỉ trích từ người dân, từ các nhà khoa học, trí thức và truyền thông mà vẫn chưa một ai đứng ra nhận lỗi trước công luận thì đấy là một điều hết sức kỳ lạ. Nhưng lạ hơn là tất cả những câu trả lời báo chí của họ, dù chậm chạp, lại tìm mọi cách để né tránh hay tảng lờ. Họ chống lại cả các nhà khoa học, họ khăng khăng cây mỡ là cây vàng tâm. Họ cưa đổ hàng loạt cổ thụ đang sống yên ổn và phát triển tốt mà họ vẫn nói là chỉ chặt bỏ cây sâu, cây mọt rỗng… để làm đẹp đô thị và bảo đảm an toàn giao thông. Họ đốn hạ cả những cây mới trồng 4-5 năm dọc những vỉa hè thoáng đãng để thay cây mới không biết bao giờ mới khép tán nhưng họ nói đấy là cần thiết. Tóm lại là họ đang chống lại tai mắt, trí tuệ, tình cảm của người dân. Đó phải chăng là lòng tự trọng của họ?

Không. Không bao giờ có một kiểu “tự trọng” như thế cả. Chỉ là họ muốn né tránh trách nhiệm mà thôi.

(3) Nếu không thì tại sao họ không công nhận ngay những sai trái nhỡn tiền, ai ai cũng thấy. Chẳng lẽ, họ không nhìn thấy trên truyền hình những người dân biết tôn trọng chính quyền, ủng hộ chính quyền làm những việc ích nước lợi dân, những người dân đã khóc khi thấy những thân cây vô tội dọc những con phố yên ổn hàng mấy chục năm bỗng dưng bị đốn hạ? Chẳng lẽ, họ không thấy những em sinh viên xuống đường bảo vệ cây xanh, bảo vệ lá phổi của thủ đô? Chẳng lẽ, họ không thấy những nhà khoa học, những văn nghệ sĩ, những nhà báo, những trí thức lên tiếng phản đối vụ chặt cây này? Họ thấy mà cứ làm ngơ?

(Báo Người lao động-Ra ngày 28/03/2015)

Câu 1 :Trong đoạn 1 và 2, người viết đã sử dụng thao tác lập luận nào?

Câu 2 : Trong đoạn 3, việc sử dụng điệp từ “Chẳng lẽ” và các câu hỏi tu từ đã thể hiện thái độ gì của người viết.

Câu 3 : Bài báo trên đề cập đến vấn đề gì?

Câu 4: Anh/chị nêu một ý kiến bình luận về vấn đề đặt ra trong bài báo. Trả lời trong khoảng 7 – 10 dòng.

Đề số 21:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

“… Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị. Nếu người An Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học của châu Âu, việc giải phóng dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đề thời gian. Bất cứ người An Nam nào vứt bỏ tiếng nói của mình, thì cũng đương nhiên khước từ niềm hi vọng giải phóng giống nòi. […] Vì thế, đối với người An Nam chúng ta, chối từ tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với từ chối sự tự do của mình…”

(Nguyễn An Ninh, Tiếng mẹ đẻ – nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức- Theo SGK Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2014, tr. 90)

Câu 1: Hãy xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích?

Câu 2: Trong đoạn trích, tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào?

Câu 3: Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích.

Câu 4: Từ đoạn trích, anh/chị hãy nêu quan điểm của mình về vai trò của tiếng nói dân tộc trong bối cảnh hiện nay. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng.

Đề số 22:

Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi :

“Bão bùng thân bọc lấy thân Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm Thương nhau tre không ở riêng Lũy thành từ đó mà nên hỡi người Chẳng may thân gãy cành rơi Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng Nòi tre đâu chịu mọc cong Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường Lưng trần phơi nắng phơi sương Có manh áo cộc tre nhường cho con”

(Tre Việt Nam – Nguyễn Duy)

Câu 1: Hãy xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên?

Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên.

Câu3: Nêu 2 biện pháp tu từ tác giả sử dụng chủ yếu trong đoạn thơ trên.

Câu 4: Hai dòng thơ: “Lưng trần phơi nắng phơi sương/ Có manh áo cộc tre nhường cho con” biểu đạt vấn đề gì?

Đề số 23:

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi.

        Lá đỏ

Gặp em trên cao lộng gió Rừng lạ ào ào lá đ Em đứng bên đường như quê hương Vai áo bạc quàng súng trường. Đoàn quân vẫn đi vội vã Bụi Trường Sơn nhòa trong trời lửa. Chào em, em gái tiền phương Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn Em vẫy tay cười đôi mắt trong.

(– Nguyễn Đình Thi – Trường Sơn, 12/1974)

Câu 1: Dựa vào những thông tin trong tác phẩm, hãy nêu ngắn gọn hoàn cảnh ra đời của bài thơ.

 Câu 2: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

Câu 3: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ “Em đứng bên đường như quê hương”?

Câu 4: Chỉ ra các hình ảnh miêu tả thiên nhiên. Các hình ảnh đó gợi lên điều gì?

Câu 5: Không khí hành quân hào hùng, thần tốc được thể hiện qua những hình ảnh nào? Hãy ghi lại một câu thơ về khí thế của đoàn quân ra trận trong bài thơ đã học ở chương trình 12.

Câu 6: Hình ảnh “em gái tiền phương” được khắc họa như thế nào? Hình ảnh đó gợi lên cho anh (chị) suy nghĩ gì về sự góp mặt của những người phụ nữ trong chiến tranh bảo vệ tổ quốc?

Câu 7: Bài thơ từng được cho là có những dự cảm, dự báo về thắng lợi  tất yếu của dân tộc. Theo anh (chị) điều đó được thể hiện qua câu thơ hoặc hình ảnh thơ nào?

Câu 8: Nêu những biểu hiện của không khí sử thi và lãng mạn được thể hiện trong bài thơ

Đề số 24:

Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu:

“Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó.”

(Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn…- Phạm Lữ Ân)

Câu 1:Gọi tên phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích

Câu 2: Xác định câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn.

Câu 3: Chỉ ra điểm giống nhau về cách lập luận trong 4 câu đầu của đoạn trích.

Câu 4: Cho mọi người biết giá trị riêng (thế mạnh riêng) của bản thân bạn. Trả lời trong khoảng từ 5 – 7câu.

Đề số 25:

Đọc đoạn sau và trả lời câu hỏi: “Yêu Tổ quốc từ những giọt mồ hôi tảo tần. Mồ hôi rơi trên những cánh đồng cho lúa thêm hạt. Mồ hôi rơi trên những công trường cho những ngôi nhà thành hình, thành khối. Mồ hôi rơi trên những con đường nơi rẻo cao Tổ quốc của những thầy cô trong mùa nắng để nuôi ước mơ cho các em thơ. Mồ hôi rơi trên thao trường đầy nắng gió của những người lính để giữ mãi yên bình và màu xanh cho Tổ quốc…”

 (Nguồn http://vietbao.vn ngày 9-5-2014)

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ trong văn bản trên?

Câu 2. Biện pháp tu từ nào được sử dụng nhiều nhất trong văn bản trên? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?

Câu 3. Những từ ngữ: cánh đồng, công trường gợi nhớ đến đối tượng nào trong cuộc sống?

Câu 4. Đặt tiêu đề cho văn bản trên.

Đề số 26:

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

“…Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình Phải biết gắn bó và san sẻ Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở Làm nên Đất Nước muôn đời…”.

(Trích đoạn trích “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm

Câu 5. Nêu nội dung của đoạn thơ?

Câu 6. Tại sao từ “Đất Nước” được viết hoa?

Câu 7. Nêu biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ?

Câu 8. Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về trách nhiệm của mình với quê hương, đất nước trong xã hội ngày nay?

Đề số 27:

 Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi:

“Ngày xưa, Trần Hưng Đạo khuyên vua chước giữ nước hay hơn cả là “lúc bình thời khoan sức cho dân để kế sâu rễ, bền gốc”. Nguyễn Trãi chê Hồ Quý Ly để mất nước vì chỉ biết ngăn sông cản giặc, mà không biết lấy sức dân làm trọng. Các đấng anh hùng dân tộc đều lập nên công lớn, đều rất coi trọng sức dân để giữ nước, chống giặc.

Ngày nay, Hồ Chủ Tịch kêu gọi: “Diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm”. Người nói: phải “dựa vào lực lượng của dân, tinh thần của dân”. Khác với người xưa, Hồ Chủ Tịch chỉ rõ: Làm những việc đó là “để mưu cầu hạnh phúc cho dân”.”

(Những ngày đầu của nước Việt Nam mới – Võ Nguyên Giáp)

Câu 1. Đặt nhan đề cho phần trích trên?

Câu 2. Phần trích trình bày ý theo trình tự nào?

Câu 3. Tác giả đưa những nhân vật lịch sử như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Hồ Quý Ly vào đoạn văn thứ nhất để tạo hiệu quả lập luận như thế nào? Trả lời trong khoảng 4-6 dòng.

Đề số 28:

Đọc hai đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên Còn những bí và bầu thì lớn xuống Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.

(Mẹ và quả – Nguyễn Khoa Điềm)

Thời gian chạy qua tóc mẹ Một màu trắng đến nôn nao Lưng mẹ cứ còng dần xuống Cho con ngày một thêm cao.

(Trong lời mẹ hát – Trương Nam Hương)

Câu 1. Nêu hai phương thức biểu đạt nổi bật trong đoạn thơ thứ nhất.

Câu2. Xác định thể thơ của đoạn thơ thứ hai.

Câu 3. Xác định nghệ thuật tương phản trong từng đoạn thơ trên?

Câu 4. Nêu hiệu quả nghệ thuật của phép nhân hóa trong câu thơ “Thời gian chạy qua tóc mẹ”?

Câu 5. Những điểm giống nhau về nội dung và nghệ thuật của hai đoạn thơ trên là gì? Trả lời trong khoảng 6-8 dòng.

Đề số 29:

 Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi :

(1) Đưa những cuốn sách về với quê hương mình, với mái trường cũ thân thương của mình, để các em nhỏ sẽ không còn “khát” sách đọc. Đó là công việc thiện nguyện của những người tham gia chương trình “Sách hóa nông thôn Việt Nam”, đang chung tay đeo đuổi mục tiêu để 10 triệu trẻ em nông thôn có quyền đọc sách và có sách đọc như trẻ em thành phố.

(2) Anh Nguyễn Quang Thạch, người khởi xướng chương trình hiện đang trong quá trình đi bộ xuyên Việt từ Hà Nội vào TP Hồ Chí Minh. Chuyến đi được khởi hành từ ngày mồng 1 Tết Ất Mùi và dự kiến sẽ hoàn thành vào trung tuần tháng 6-2015. Anh là cử nhân tiếng Anh, đã từng trải qua nhiều vị trí ở cơ quan nhà nước và từng làm việc cho một số tổ chức quốc tế. Chuyến đi bộ xuyên Việt của anh lần này là mong muốn kêu gọi cộng đồng chung tay nhân rộng tủ sách trong trường học, dòng họ… để đạt con số 300 nghìn tủ sách được xây dựng trên toàn quốc vào năm 2017, giúp hơn 10 triệu học sinh nông thôn có sách đọc.

(…) (3) Chương trình Sách hóa nông thôn Việt Nam ra đời theo mong muốn của anh là nhằm giải quyết vấn đề thiếu sách ở nông thôn mà theo anh là để nâng cao dân trí, xây dựng tinh thần chia sẻ trách nhiệm xã hội trong cộng đồng. Tâm nguyện của anh là tạo ra một hệ thống thư viện mi-ni rộng khắp cả nước để mọi người dân thôn quê có thể tiếp cận tri thức. Chương trình Sách hóa nông thôn Việt Nam đến nay đã thực hiện thành công năm loại tủ sách, với hơn 3.800 tủ sách được xây dựng, giúp hơn 200 nghìn người dân nông thôn, đặc biệt là 100 nghìn học sinh nông thôn có cơ hội đọc 40 đầu sách/năm.”

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản.

Câu 2. Đoạn (2) giới thiệu những thông tin gì về hành động “đi bộ xuyên Việt” của anh Nguyễn Quang Thạch?

Câu 3. Từ nội dung văn bản, hãy nêu mục tiêu và kết quả đạt được của chương trình “Sách hóa nông thôn Việt Nam”.

Câu 4. Theo số liệu của Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch: hiện nay, trung bình người Việt đọc 0,8 cuốn sách/năm. Từ thực trạng này, anh/chị hãy nhận xét ngắn gọn về anh Nguyễn Quang Thạch và chương trình “Sách hóa nông thôn Việt Nam” do anh khởi xướng. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng.

Đề số 30:

Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi:

Tôi đứng lặng giữa cuộc đời nghiêng ngả Để một lần nhớ lại mái trường xưa Lời dạy ngày xưa có tiếng thoi đưa Có bóng nắng in dòng sông xanh thắm.

Thoáng quên mất giữa tháng ngày ngọt đắng Trưởng thành này có bóng dáng hôm qua Nhớ được điều gì được dạy những ngày xa Áp dụng – chắc nhờ cội nguồn đã có.

Nước mắt thành công hoà nỗi đau đen đỏ Bậc thềm nào dìu dắt những bước đi Bài học đời đã học được những gì Có nhắc bóng người đương thời năm cũ

Vun xới cơn mơ bằng trái tim ấp ủ Để cây đời có tán lá xum xuê Bóng mát dừng chân là một chốn quê Nơi ơn tạ là mái trường nuôi lớn

Xin phút tĩnh tâm giữa muôn điều hời hợt Cảm tạ mái trường ơn nghĩa thầy cô.

(Lời cảm tạ- sưu tầm)

Câu1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên?

Câu 2. Nêu rõ phép tu từ được sử dụng trong câu thơ Thoáng quên mất giữa tháng ngày ngọt đắng.

Câu 3. Nêu nội dung chính của bài thơ trên.

Câu 4. Anh chị hiểu hai dòng thơ: “Vun xới cơn mơ bằng trái tim ấp ủ/ Để cây đời có tán lá xum xuê” như thế nào? Từ ý thơ này, hãy viết một đoạn văn ngắn nêu vai trò của mái trường và thầy cô đối với cuộc đời của mỗi người. trả lời trong 5-10 dòng.

Đề số 31:

 Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi:

“Cái quý giá nhất trên đời mà mỗi người có thể góp phần mang lại cho chính mình và cho người khác đó là “năng lực tạo ra hạnh phúc”, bao gồm năng lực làm người, năng lực làm việc và năng lực làm dân.

Năng lực làm người là có cái đầu phân biệt được thiện – ác, chân – giả, chính – tà, đúng – sai…, biết được mình là ai, biết sống vì cái gì, có trái tim chan chứa tình yêu thương và giàu lòng trắc ẩn. Năng lực làm việc là khả năng giải quyết được những vấn đề của cuộc sống, của công việc, của chuyên môn, và thậm chí là của xã hội. Năng lực làm dân là biết được làm chủ đất nước là làm cái gì và có khả năng để làm được những điều đó. Khi con người có được những năng lực đặc biệt này thì sẽ thực hiện được những điều mình muốn. Khi đó, mỗi người sẽ trở thành một “tế bào hạnh phúc”, một “nhà máy hạnh phúc” và sẽ ngày ngày “sản xuất hạnh phúc” cho mình và cho mọi người.

Xã hội mở ngày nay làm cho không có ai là “nhỏ bé” trên cuộc đời này, trừ khi tự mình muốn “nhỏ bé”. Ai cũng có thể trở thành những “con người lớn” bằng hai cách, làm được những việc lớn hoặc làm những việc nhỏ với một tình yêu cực lớn. Và khi biết chọn cho mình một lẽ sống phù hợp rồi sống hết mình và cháy hết mình với nó, mỗi người sẽ có được một hạnh phúc trọn vẹn. Khi đó, ta không chỉ có những khoảnh khắc hạnh phúc, mà còn có cả một cuộc đời hạnh phúc. Khi đó, tôi hạnh phúc, bạn hạnh phúc và chúng ta hạnh phúc. Đó cũng là lúc ta thực sự “chạm” vào hạnh phúc!.”

(“ Để chạm vào hạnh phúc”- Giản Tư Trung, Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, 3/2/2012 )

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản.

Câu 2. Nêu nội dung chính của văn bản .

Câu 3. Trong văn bản có nhiều cụm từ in đậm được để trong ngoặc kép, hãy nêu công dụng của việc sử dụng dấu ngoặc kép trong những trường hợp trên. Từ đó, hãy giải thích nghĩa hàm ý của 02 cụm từ “nhỏ bé” và “con người lớn”

Câu 4. Theo quan điểm riêng của mình, anh/chị chọn cách “chạm” vào hạnh phúc bằng việc “làm những việc lớn” hay “làm những việc nhỏ với một tình yêu cực lớn”. Vì sao? ( Nêu ít nhất 02 lý do trong khoảng 5 – 7 dòng)

Đề số 32:

Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi:

“Mũi Cà Mau: mầm đất tươi non Mấy trăm đời lấn luôn ra biển; Phù sa vạn dặm tới đây tuôn, Đứng lại; và chân người bước đến.

Tổ quốc tôi như một con tàu, Mũi thuyền ta đó – mũi Cà Mau. Những dòng sông rộng hơn ngàn thước. Trùng điệp một màu xanh lá đước.

Đước thân cao vút, rễ ngang mình Trổ xuống nghìn tay, ôm đất nước! Tổ quốc tôi như một con tàu, Mũi thuyền ta đó – mũi Cà Mau.

(Mũi Cà Mau – Xuân Diệu, 10-1960)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu 2. Các từ: trăm, vạn, ngàn, nghìn là từ loại gì? Chúng góp phần tăng hiệu quả diễn đạt nội dung của văn bản trên như thế nào?

Câu 3. Xác định các dạng của phép điệp trong văn bản trên và nêu hiệu quả nghệ thuật của chúng .

Câu 4. Văn bản trên gợi cho anh/ chị cảm xúc gì đối với quê hương, Tổ quốc? (nêu cảm nhận ngắn gọn trong 4 – 6 dòng)

Đề số 33:

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ngoài ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc sống nghèo nàn, dù nó có đầy đủ tiện nghi đến đâu đi nữa. Nó giống như một mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm sạch sẽ và gọn gàng. Mảnh vườn này có thể làm chủ nhân của nó êm ấm một thời gian dài, nhất là khi lớp rào bao quanh không còn làm họ vướng mắt nữa. Nhưng hễ có một cơn dông tố nổi lên là cây cối sẽ bị bật khỏi đất, hoa sẽ nát và mảnh vườn sẽ xấu xí hơn bất kì một nơi hoang dại nào. Con người không thể hạnh phúc với một hạnh phúc mong manh như thế. Con người cần một đại dương mênh mông bị bão táp làm nổi sóng nhưng rồi lại phẳng lì và trong sáng như trước. Số phận cảu những cái tuyệt đối cá nhân không bộc lộ ra khỏi bản thân, chẳng có gì đáng thèm muốn.”

[Theo A.L.Ghec-xen, 3555 câu danh ngôn, NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, 1997]

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu 2: Nêu nội dung chính của văn bản trên.

Câu 3: Chỉ ra tác dụng của việc dùng phép so sánh trong văn bản trên.

Câu 4: Theo quan điểm riêng của anh/ chị, cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ở bên ngoài ngưỡng cửa nhà mình gây ra những tác hại gì? [Trả lời ít nhất 2 tác hại trong khoảng 5-7 dòng]

Đề số 34:

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

NƠI DỰA

Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia ? Khuôn mặt trẻ đẹp chim vào những miền xa nào.. Đứa bé đang lẫm chẫm muôn chạy lên, hai chân nó cứ ném về phía trước, bàn tay hoa hoa một điệu múa kì lạ. Và cái miệng líu lo không thành lời, hát một bài hát chưa từng có. Ai biết đâu, đứa bé bước còn chưa vững lại chính là nơi dựa cho người đàn bà kia sống. Người chiến sĩ nào đỡ bà cụ trên đường kia? Đôi mắt anh có cái ánh riêng của đôi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chết. Bà cụ lưng còng tựa trên cánh tay anh bước tìmg bước run rẩy. Trên khuôn mặt già nua, không biết bao nhiêu nếp nhăn đan vào nhau, mỗi nếp nhăn chứa đựng bao nỗi cực nhọc gắng gỏi một đời. Ai biết đâu, bà cụ bước không còn vững lại chính là nơii dựa cho người chiến sĩ kia đi qua những thử thách.

(Nguyễn Đình Thi, Tia nắng, NXB Văn học, Hà Nội, 1983)

Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên.

Câu 2: Hãy chỉ ra nghịch lí trong hai câu in đậm của văn bản trên.

Câu 3: Qua văn bản trên, anh/ chị hiểu thế nào là nơi dựa của mỗi con người trong cuộc đời?

Câu 4: Xác định các dạng của phép điệp trong văn bản trên và nêu hiệu quả nghệ thuật của chúng.

Đề số 35:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi :

“… (1) Thật vậy, Nguyễn Du, đại thi hào của dân tộc từng viết: “Sách vở đầy bốn vách/ Có mấy cũng không vừa”. Đáng tiếc, cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha. Sách in nhiều nơi không bán được, nhiều nhà xuất bản đóng cửa vì thua lỗ, đặc biệt sách bị cạnh tranh khốc liệt bởi những phương tiện nghe nhìn như ti vi, Ipad, điện thoại Smart, và hệ thống sách báo điện tử trên Internet. Nhiều gia đình giàu có thay tủ sách bằng tủ … rượu các loại. Các thư viện lớn của các thành phố hay của tỉnh cũng chỉ hoạt động cầm chừng, cố duy trì sự tồn tại.

…(2) Bỗng chợt nhớ khi xưa còn bé, với những quyển sách giấu trong áo, tôi có thể đọc sách khi chờ mẹ về, lúc nấu nồi cơm, lúc tha thẩn trong vườn, vắt vẻo trên cây, lúc chăn trâu, lúc chờ xe bus… Hay hình ảnh những công dân nước Nhật mỗi người một quyển sách trên tay lúc ngồi chờ tàu xe, xem hát, v.v… càng khiến chúng ta thêm yêu mến và khâm phục. Ngày nay, hình ảnh ấy đã bớt đi nhiều, thay vào đó là cái máy tính hay cái điện thoại di động. Song sách vẫn luôn cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sống phẳng hiện nay…”

(Trích “Suy nghĩ về đọc sách” – Trần Hoàng Vy, Báo Giáo dục & Thời đại, Thứ hai ngày 13.4.2015)

Câu 1. Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích trên.

Câu 2. Trong đoạn (2), tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào?

Câu 3. Hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng: “cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha”?

Câu 4. Anh/chị hãy nêu ít nhất 02 tác dụng của việc đọc sách. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng.

Đề số 36:

Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi:

Những mùa quả mẹ tôi hái được Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng Những mùa quả lặn rồi lại mọc Như mặt trời, khi như mặt trăng

Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên Còn những bí và bầu thì lớn xuống Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi

Và chúng tôi một thứ quả trên đời Bảy mươi tuổi mẹ mong chờ được hái Tôi hoảng sợ, ngày bàn tay mẹ mỏi Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.

(Thơ Việt Nam 1945 – 1985, NXB Văn học, Hà Nội, 1985)

Câu 5. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên.

Câu 6. Xác định 02 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong bốn dòng đầu của đoạn thơ trên.

Câu 7. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên.

Câu 8. Anh/chị hãy nhận xét tư tưởng của tác giả thể hiện trong hai dòng thơ: “Tôi hoảng sợ, ngày bàn tay mẹ mỏi/ Mình vẫn còn một thứ quả non xanh”. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng.

Đề số 37:

Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi:

NHỚ ĐỒNG

Gì sâu bằng những trưa thương nhớ Hiu quạnh bên trong một tiếng hò!

Đâu dáng hình quen, đâu cả rồi Sao mà cách biệt, quá xa xôi Chao ôi thương nhớ, chao thương nhớ Ôi mẹ già xa đơn chiếc ơi!

Đâu những hồn thân tự thuở xưa Những hồn quen dãi gió dầm mưa Những hồn chất phác hiền như đất Khoai sắn tình quê rất thiệt thà!

Đâu những ngày xưa, tôi nhớ tôi Băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời Vơ vẩn theo mãi vòng quanh quẩn Muốn thoát, than ôi, bước chẳng rời

Rồi một hôm nào, tôi thấy tôi Nhẹ nhàng như con chim cà lơi Say hương đồng vui ca hát Trên chín tầng cao bát ngát trời…

Cho tới chừ đây, tới chừ đây Tôi mơ qua cửa khám bao ngày Tôi thu tất cả trong thầm lặng Như cánh chim buồn nhớ gió mây.

Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh Ôi ruộng đồng quê thương nhớ ơi!

Câu 1: Đọc kĩ đoạn thơ, các thông tin liên quan đến bài thơ và cho biết Tố Hữu sáng tác bài thơ “Nhớ đồng” trong hoàn cảnh nào?

Câu 2: Đồng quê hiện lên qua nỗi nhớ của tác giả với những bóng dáng con người nào? Nêu cảm nhận của anh/chị về tình cảm của tác giả dành cho những con người đó.

Câu 3: Nhận xét về hai câu thơ đầu đoạn và hai câu cuối đoạn.

Đề số 38:

Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi :

… Điền thương con lắm. Vút cái, Điền thấy Điền không thể nào đi được. Điền không thể sung sướng khi con Điền còn khổ. Chao ôi! Trăng đẹp lắm! Trăng dịu dàng và trong trẻo và bình tĩnh. Nhưng trong trong những căn lều nát mà trăng làm cho cái bề ngoài trông cũng đẹp, biết bao người quằn quại, nức nở, nhăn nhó với những đau thương của kiếp mình! Biết bao tiếng nghiến răng và chửi rủa! Biết bao cực khổ và lầm than?… Không, không, Điền không thể nào mơ mộng được. Cái sự thật tàn nhẫn luôn luôn bày ra đấy. Sự thực giết chết những ước mơ lãng mạn gieo trong đầu óc Điền cái thứ văn chương của bọn nhàn rỗi quá. Điền muốn tránh sự thực, nhưng trốn tránh làm sao được? Vợ Điền khổ, con Điền khổ, cha mẹ Điền khổ. Chính Điền cũng khổ. Bao nhiêu người nữa, cùng một cảnh, khổ như Điền! Cái khổ làm héo một phần lớn những tính tình tươi đẹp của người ta. Tiếng đau khổ vang dội lên mạnh mẽ. Chao ôi! Chao ôi! Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than, vang dội lên mạnh mẽ trong lòng Điền. Điền chẳng cần đi đâu cả. Điền chẳng cần trốn tránh, Điền cứ đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy tất cả những vang động của đời …

Sáng hôm sau, Điền ngồi viết. Giữa tiếng con khóc, tiếng vợ gắt gỏng, tiếng léo xéo đòi nợ ngoài đầu xóm. Và cả tiếng chửi bới của một người láng giềng ban đêm mất gà.

(Trích Giăng sáng – Nam Cao)

Câu 4: Nội dung chính của văn bản trên là gì?

Câu 5: Ngôn ngữ trong văn bản trên là của ai? Việc sử dụng ngôn ngữ đó có tác dụng gì?

Câu 6: Anh/chị cảm nhận như thế nào về nhân vật Điền trong văn bản trên? Viết câu trả lời trong khoảng 10 dòng.

Câu 7: Điền quan niệm: “Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than”. Anh/chị có đồng ý với quan niệm đó hay không? Vì sao?

Đề số 39:

Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi :

Những đối thủ của ông đã chết từ lâu Bạn chiến đấu cũng chẳng còn ai nữa Ông ngồi giữa thời gian vây bủa Nghe hoàng hôn chầm chậm xuống quanh mình Bàn chân đi qua hai cuộc chiến tranh Giờ chậm rãi lần theo dấu gậy Đôi bàn tay nhăn nheo run rẩy Đã từng gieo khủng khiếp xuống đầu thù Trong góc vườn mùa thu Cây lá cũng như ông lặng lẽ Tám mươi tuổi ông lại như đứa trẻ Nở nụ cười ngơ ngác ngây thơ Ông ra đi (Vị tướng già, Anh Ngọc)

Câu 1. Bài thơ lấy hình tượng nguyên mẫu từ ai? Thông qua đoạn thơ này, nhà thơ gửi gắm những tư tưởng, tình cảm gì đối với hình tượng nguyên mẫu đó?

Câu 2. Đoạn thơ trên sử dụng nhiều từ láy. Đó là những từ láy nào, nêu hiệu quả của những từ láy đó đối với việc xây dựng hình tượng của vị tướng?

Câu 3. Cảm nhận của anh (chị) về câu thơ “Tám mươi tuổi ông lại như đứa trẻ”.

Đề số 40:

Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi:

Tháng 4-2009, một cô sinh viên người Hàn Quốc đã viết thư cho Tuổi Trẻ thể hiện sự “không hiểu nổi” về việc chẳng thấy những người đến căng tin của Trường ĐH Khoa học xã hội & nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) khi đó chịu xếp hàng.

Ngay lập tức diễn đàn về văn hóa xếp hàng được mở ra, nhiều người thấy chuyện kỳ cục đó và đã có một vài nơi người ta biết xếp hàng.

Nhưng hơn bốn năm sau, việc xếp hàng đang khiến nhiều người nghĩ rằng đó chỉ là trào lưu, qua từng đợt rồi đâu lại vào đó. Đến những nơi công cộng hiện nay, nỗi sợ hãi vô hình của nhiều người vẫn là cảnh chen lấn, giành chỗ.

Một nhà báo sống tại Pháp có thẻ VIP khi đi máy bay kể lại cảnh “ấn tượng” tại một số sân bay ở VN: “Mặc dù được ưu tiên không phải xếp hàng làm thủ tục nhưng cảnh chen lấn thiếu ý thức từ những vị khách VIP cũng luôn xảy ra. Có lần tôi làm thủ tục ở quầy, chỉ có vài khách đang đợi đến lượt. Vậy mà một ông từ đâu xộc tới chen vào trước chỗ tôi đứng với vẻ mặt tỉnh queo. Cô nhân viên phải nhắc nhở anh ta mới chịu lùi xuống xếp hàng. Nhưng thái độ thì không có gì là mắc cỡ. Có vẻ như đó là thói quen của vị khách VIP này…”

(Đâu rồi, chuyện tử tế? Nguyễn Nghĩa, báo Tuổi trẻ)

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn văn.

Câu 2. Vấn đề xã hội nào được đề cập trong đoạn văn? Tác giả thể hiện thái độ gì khi bàn về vấn đề này.

Câu 3. Anh/chị hãy đề xuất một vài biện pháp để nâng cao ý thức của mọi người trong vấn đề được tác giả đề cập đến trong đoạn văn.

Câu 4. Thậm chí có người còn cảm thấy băn khoăn với suy nghĩ tử tế chỉ có thiệt thòi, có người thì xem những chuyện không tử tế chẳng liên quan gì đến mình, chuyện thiếu tử tế lại nhiều hơn… Anh/Chị suy nghĩ như thế nào về điều đó.

Đề số 41:

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

Các anh đi Ngày ấy đã lâu rồi Xóm làng tôi còn nhớ mãi Các anh đi Bao giờ trở lại Xóm làng tôi trai gái vẫn chờ mong Làng tôi nghèo Nho nhỏ bên sông Gió bấc lạnh lùng Thổi vào mái rạ Làng tôi nghèo Gió mưa tơi tả Trai gái trong làng vất vả ngược xuôi Các anh về mái ấm nhà vui Tiếng hát câu cười Rộn ràng xóm nhỏ Các anh về tưng bừng trước ngõ Lớp đàn em hớn hở theo sau Mẹ già bịn rịn áo nâu Vui đàn con nhỏ rừng sâu mới về

Câu 1. Đoạn thơ trên  được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Xác định nội dung của văn bản.

Câu 3. Tìm những từ láy được sử dụng trong văn bản và nêu tác dụng của chúng?

Câu 4. Cảm nhận của anh/chị (khoảng 5-7 dòng) về bốn câu thơ sau:

Làng tôi nghèo Nho nhỏ bên sông Gió bấc lạnh lùng Thổi vào mái rạ

Đề số 42:

Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi:

(1) “Gần đây có nhiều khẩu hiệu, bích chương, bài báo … kêu gọi phải “nói không với cái xấu”, như phải nói không với ma túy, xì ke, mại dâm, quan hệ tình dục sớm…Thế nhưng nói “không” không phải chuyện dễ, nhất là ở tuổi vị thành niên. Ở các nước, dạy trẻ cách nói không là một trong những kỹ năng sống quan trọng hàng đầu.

(2)Dạy trẻ nói “không” là một điều cần thiết! Nhưng vì sao khó nói “không”?

Thường là vì sợ mất bạn bè, sợ bạn bè coi khinh. Thực ra khi nói “không” thì trẻ đã chứng tỏ mình có nghị lực, có quan điểm riêng, có sức mạnh tinh thần cứng cỏi, đã trưởng thành và có ý thức trách nhiệm với bản thân. Có thể có người trong nhóm bạn chê cười  nhưng đa số chắc chắn sẽ nể phục. Một người bạn tốt luôn tôn trọng quan điểm cá nhân của người khác chứ không ép uổng, bó buộc người khác phải giống mình. Một người ép ta làm điều gì ta không thích – nhất là điều này lại có hại – thì rõ ràng đó là người bạn không tốt. Mất càng hay chứ sao!”

(Trích: Thư gởi người bận rộn. –Đỗ Hồng Ngọc –)

Câu 1: Dấu … trong đoạn (1) tương đương với phép tu từ nào? Hiệu quả diễn đạt của nó trong đoạn trích?

Câu 2: Đặt nhan đề cho đoạn trích?

Câu 3: Theo Đỗ Hồng Ngọc, vì sao trẻ không nên “ngại” khi nói “không” với cái xấu?

Câu 4: Theo em, làm thế nào để nói “không” với cái xấu?

Đề số 43:

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Chị lúa phất phơ bím tóc Những cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng học Đàn cò áo trắng Khiêng nắng Qua sông Cô gió chăn mây trên đồng Bác mặt trời đạp xe qua đỉnh núi

(Em kể chuyện này – Trần Đăng Khoa)

Câu 1: Đoạn thơ trên viết theo thể thơ gì?

Câu 2: Xác định nội dung của đoạn thơ?

Câu 3: Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ là gì? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy.

Câu 4: Cảm nhận của anh (chị) về bức tranh làng quê trong đoạn thơ? Trình bày trong khoảng từ 5 đến 7 câu.

Đề số 44:

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

(…) “Trước khi  đi vào thực trạng văn hóa đọc của thanh niên nước ta, chúng ta cần phải trả lời được câu hỏi: văn hóa đọc là gì? Văn hóa đọc bắt nguồn từ việc đọc sách nhưng không đơn thuần là việc đọc sách. Thật vậy, từ việc đọc sách thường xuyên, ta có được thói quen đọc sách và thói quen này dần nhân rộng trong xã hội, trở thành một nét đẹp. Trong qúa trình hình thành và phát triển nét đẹp ấy, ta dần luyện tập được thêm ứng xử đọc, giá trị đọc và chuẩn mực đọc. Với ứng xử đọc là cách ta nhìn nhận tri thức từ sách vở. Gía trị đọc là khả năng ta đãi được những hạt vàng trong các trang sách. Chuẩn mực đọc là cái thước đo để xác định một cuốn sách, một tài liệu là đáng để chúng ta bỏ thời gian đọc hay không. Tất cả các nhân tố ấy hợp lại tạo nên một văn hóa mà ta gọi là văn hóa đọc.”

(Phạm Lâm Ngọc Bích – HS trường chuyên Lương Thế Vinh – Đồng Nai)

Câu 1: Nêu nội dung chính của đoạn văn?

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là gì?  Hãy xác định vị trí đoạn trích (Vị trí nào trong văn bản?)

Câu 3: Hãy chỉ ra và phân tích hiệu quả của các biện pháp tu từ  được sử dụng trong đoạn văn.

Câu 4: Anh/ chị rút ra được bài học gì về phương pháp viết đoạn văn nghị luận nói riêng, bài văn nghị luận nói chung? (Yêu cầu trình bày ngắn gọn khoảng 5 – 8 dòng)

Đề số 45:

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Hạt gạo làng ta Có bão tháng bảy Có mưa tháng ba Giọt mồ hôi sa Những trưa tháng sáu Nước như ai nấu Chết cả cá cờ Cua ngoi lên bờ Mẹ em xuống cấy… ( Trích “ Hạt gạo làng ta” – Trần Đăng Khoa)

Câu 1. Nêu hình ảnh đối lập được sử dụng trong đoạn thơ.

Câu 2. Qua đoạn thơ, tác giả muốn khẳng định những giá trị gì của “hạt gạo làng ta”?

Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả biểu đạt của phép tu từ được sử dụng trong hai câu thơ Nước như ai nấu/Chết cả cá cờ.

Câu 4. Viết một đoạn văn khoảng 5 – 7 dòng trình bày suy nghĩ của anh/chị về thái độ cần có của mỗi người với những sản phẩm lao động giống như “hạt gạo” được nhắc đến trong đoạn thơ trên.

Đề số 46:

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Trong dòng đời vội vã có nhiều người dường như đã quên đi tình nghĩa giữa người với người. Nhưng đã là cuộc đời thì đâu phải chỉ trải đầy hoa hồng, đâu phải ai sinh ra cũng có được cuộc sống giàu sang, có được gia đình hạnh phúc toàn diện mà còn đó nhiều mảnh đời đau thương, bất hạnh cần chúng ta sẻ chia, giúp đỡ.Chúng ta đâu chỉ sống riêng cho mình, mà còn phải biết quan tâm tới những người khác. (Đó chính là sự “cho” và “nhận” trong cuộc đời này)

“Cho” và “nhận” là hai khái niệm tưởng chừng như đơn giản nhưng số người cóthể cân bằng được nó lại chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Ai cũng có thể nói “Những ai biết yêu thương sẽ sống tốt đẹp hơn” hay “Đúng thế, cho đi là hạnh phúc hơn nhận về”. Nhưng tự bản thân mình, ta đã làm được những gì ngoài lời nói? Cho nên, giữa nói và làm lại là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thật sự đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình. Đâu phải ai cũng quên mình vì người khác. Nhưng xin đừng quá chú trọng đến cái tôi của chính bản thân mình. Xin hãy sống vì mọi người để cuộc sống không đơn điệu và để trái tim cỏ những nhịp đập yêu thương.

Cuộc sống này có qua nhiều điều bất ngờ nhưng cái quan trọng nhất thực sự tồn tại là tình yêu thương. Sống không chỉ là nhận mà còn phải biết cho đi. Chính lúc ta cho đi nhiều nhất lại là lúc ta được nhận lại nhiều nhất.

(Trích “Lời khuyên cuộc sống…”)

Câu 1. Trong văn bản trên, tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào?

Câu 2. Nêu nội dung chính của văn bản trên?

Câu 3. Hãy giải thích vì sao người viết cho rằng: “Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thật sự đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình’’?

Câu 4. Cho biết suy nghĩ của anh/chị về quan điểm của người viết: “Chính lúc ta cho đi nhiều nhất lại là lúc ta được nhận lại nhiều nhất”. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng.

Đề số 47:

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Các anh đứng như tượng đài quyết tử Thêm một lần Tổ quốc được sinh ra Dòng máu Việt chảy trong hồn người Việt Đang bồn chồn thao thức với Trường Sa Khi hy sinh ở đảo đá Gạc Ma Họ đã lấy ngực mình làm lá chắn Để một lần Tổ quốc được sinh ra

( Nguyễn Việt Chiến, Tổ quốc ở Trường Sa)

Câu 1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Chỉ ra và nêu hiệu quả của phép tu từ được sử dụng trong câu thơ:  Các anh đứng như tượng đài quyết  tử.

Câu 3. Hai từ bồn chồn, thao thức thể hiện tình cảm gì đối với Trường Sa?

Câu 4. Câu thơ Để một lần Tổ quốc được sinh ra gợi cho anh/ chị những suy nghĩ gì? (Trả lời từ 5 đến 7 dòng).

Đề số 48:

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Liên quan đến vụ tổ chức khủng bố IS đánh bom và xả súng đẫm máu ở Paris hôm 13-11-2015 vừa qua, khiến 129 người thiệt mạng và cả thế giới bàng hoàng, tại buổi tưởng niệm các nạn nhân, một video của hãng truyền thông Le Petit Journal đã ghi lại cuộc đối thoại xúc động giữa một ông bố người Pháp gốc Việt và cậu con trai nhỏ về những kẻ khủng bố và thảm kịch vừa xảy ra. Chỉ sau thời gian ngắn, video này đã lan truyền chóng mặt trên các trang mạng xã hội và ngay lập tức nhận được hơn 11 triệu lượt chia sẻ trên Facebook.

Khi được hỏi về chuyện xảy ra ở Paris, cậu bé hồn nhiên cho biết, đó là do những người độc ác gây ra. Cậu bé còn nói cần phải chuyển nhà vì người độc ác có súng, có thể bắn chết người. Người bố ở bên cạnh dịu dàng trấn an con trai đừng nên lo lắng, sau đó còn dạy cậu bé: “Họ có súng còn chúng ta có hoa. Những bông hoa có thể chiến đấu chống lại những họng súng”.

(Theo danviet.vn)

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản?

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?

Câu 3. Theo anh/chị, hình ảnh súng và hoa ở đây mang ý nghĩa gì?

Câu 4. Viết một đoạn văn (từ 5 đến 7 dòng) trình bày suy nghĩ của anh/chị về lời nói dịu dàng trấn an con trai của người bố: Họ có súng còn chúng ta có hoa. Những bông hoa có thể chiến đấu chống lại những họng súng.

Đề số 49:

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Con bị thương, nằm lại một mùa mưa Nhớ dáng mẹ ân cần mà lặng lẽ Nhà yên ắng, tiếng chân đi rất nhẹ, Gió từng hồi trên mái lá ùa qua.

Nhớ vườn cây che bóng kín sau nhà Trái chín rụng suốt mùa thu lộp độp Những dãy bưởi sai, những hàng khế ngọt, Nhãn đầu mùa, chim đến bói lao xao…

Con xót lòng, mẹ hái trái bưởi đào Con nhạt miệng, có canh tôm nấu khế Khoai nướng, ngô bung, ngọt lòng đến thế Mỗi ban mai toả khói ấm trong nhà.

Ba con đầu đi chiến đấu nơi xa Tình máu mủ mẹ dồn con hết cả, Con nói mớ những núi rừng xa lạ Tỉnh ra rồi, có mẹ, hoá thành quê!

(Mẹ- Bằng Việt)

Câu 1: Xác định nội dung của đoạn thơ

Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ?

Câu 3: Chỉ ra một biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ

Câu 4: Viết đoạn văn 5-7 dòng phát biểu cảm nhận của mình về tình cảm của tác giả dành cho quê hương trong đoạn thơ?

Đề số 50:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

(1) Hiện nay, công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa cũng còn nhiều bất cập. (2) Nguy cơ thất truyền, mai một của nhiều loại hình di sản văn hóa phi vật thể và sự xuống cấp của các di tích lịch sử vẫn còn ở mức báo động; việc phát huy giá trị các lễ hội truyền thống còn nhiều hạn chế, hiện tượng thương mại hóa trong lễ hội chưa được ngăn chặn một cách hiệu quả; sự hạn hẹp về kinh phí để bổ sung hiện vật cho bảo tàng; nạn trộm cắp buôn bán cổ vật vẫn diễn ra phức tạp; tình trạng lấn chiếm di tích, danh lam thắng cảnh; hiện tượng xây dựng trái phép, tu bổ di tích sai nguyên tắc chưa có biện pháp ngăn chặn kịp thời…

(Giáo dục ý thức bảo vệ di sản văn hóa cho thế hệ trẻ – Nguyễn Bá Khiêm)

Câu 1: Hãy ghi lại câu văn nêu chủ đề của đoạn trích.

Câu 2: Trong đoạn trích, tác giả đã sử dụng những thao tác lập luận nào?

Câu 3: Hãy tìm thành phần phụ trong câu văn số (1) và gọi tên thành phần đó.

Câu 4: Theo anh/chị, cần làm gì để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc?

Trả lời trong khoảng 10 dòng.

Đề số 51:

Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi:

Nắng trong mắt những ngày thơ bé Cũng xanh mơn như thể lá trầu Bà bổ cau thành tám chiếc thuyền cau Chở sớm chiều tóm tém Hoàng hôn đọng trên môi bà quạnh thẫm Nắng xiên khoai qua liếp vách không cài Bóng bà đổ xuống đất đai Rủ châu chấu, cào cào về cháu bắt Rủ rau má, rau sam Vào bát canh ngọt mát Tôi chan lên suốt dọc tuổi thơ mình.

(Thời nắng xanh, Trương Nam Hương)

Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên.

Câu 2: Xác định 02 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên.

Câu 3: Xác định thể loại của bài thơ trên.

Câu 4: Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên.

Đề số 52:

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

[1] … Năm 1902, Hà Nội trở thành Thủ đô của Liên bang Đông Dương thì tòa đốc lý càng chú ý đến bộ mặt dô thị. Đốc lý Baille Frédéric (nắm quyền từ 1901-1903) ra quy định cây xanh trồng ở Hà Nội phải tuân theo tiêu chí: Có bóng mát, bảo đảm mỹ quan, không có nhựa, không đổ trước các trận bão vừa phải. Bên cạnh đó là tùy theo chiều cao quy định cho các phố để chọn giống cây phù hợp. Quy định cũng có điều khoản phạt tiền với những hành vi phá hoại cây xanh. Và thử thách đầu tiên đối với cây xanh Hà Nội là trận bão mạnh quét qua Hà Nội ngày 7-6-1903 làm gãy và đổ nhiều cây quanh Hồ Gươm và phố Ngô Quyền.

[2] Chính quyền cũng thí điểm qua cây xanh tạo ra kiến trúc đô thị nên phố Trần Hưng Đạo, Lê Thánh Tôn, đầu phố Hàng Bài đã trồng sấu, phố Quán Thánh trồng toàn hoa sữa, phố Lý Thường Kiệt chỉ trồng cây cơm nguội, nửa đầu phố Lò Đúc trồng sao đen…cây xà cừ không ưa ẩm, trồng ở các khu đất cao. Khi cây đã lớn cho bóng mát thì nhiều giống cây đã lộ ra “khuyết điểm”. Cây xà cừ lớn nhanh, tán rộng ở Châu Phi có bộ rễ cọc nhưng khi trồng tại Hà Nội, do đất có độ ẩm cao nên rễ lại ăn ngang, có cây rễ ăn cả vào móng các nhà mặt phố nên khả năng chịu bão kém. Sấu khó trồng, lâu lớn nhưng có ưu điểm thân khá thẳng, tán cũng rộng, dễ ăn mới lan ngang, lá hình mắt nai lại xanh thẫm rất đẹp. Cuối mùa xuân, hoa nhỏ li ti màu trắng nở rụng trắng vỉa hè tỏa mùi thơm dịu, làm ngây ngất người đi qua. Đặc biệt, quả sấu xanh có vị chua được dùng để luộc rau, nấu canh hay ngâm đường làm nước giải khát. Cây sao đen có rễ cọc, chậm lớn nhưng bù lại thân thẳng, hàng sao thẳng tắp nom khỏe khoắn và uy nghi. Cây cơm nguội lại toát lên vẻ chân chất , mùa thu lá vàng rất đẹp nhưng nhược điểm là lâu năm thì thân cây tự mục rỗng, vì thế những năm 70 thế kỷ XX, thành phố đã cưa hang cơm nguội ở phố Lý Thường Kiệt trồng thay vào đó là phượng. Hàng cây sữa ở phố Quán Thánh đến nay cũng đã quá già cỗi, trên ngọn chỉ còn vài ba cành lơ  thơ. Muồng sẫm nở hoa vàng rất đẹp nhưng lại giòn, gió lớn dễ bị gãy ngang thân. Cọ nhập từ châu Phi cho cảm giác khát khao bầu trời, khát khao tự do nhưng khi lá rụng rất nguy hiểm. Bàng lâu lớn, có sâu róm nhưng bù lại tán rộng. Còn bằng lăng khi đâm chồi, lá non màu ánh tím rất lạ và đẹp… Họ cũng rút ra bài học cây lá nhỏ như me, muồng lá rụng, không gây tắc cống như những giống lá to.

[3] Có thể nói từ khi cây xanh được trồng trên các tuyến phố, nơi công cộng, vườn hoa, khuôn viên công sở cho đến năm 1945 không chỉ giảm bớt cái nóng mùa hè, không khí thêm trong sạch mà còn làm cho Hà Nội đẹp và lãng mạn hơn. Tuy nhiên, trong 9 năm thành phố bị thực dân Pháp tạm chiếm, các quy định về cây xanh bị chính quyền sao nhãng do chiến tranh, ngân sách bị cắt giảm nên chính quyền đã “xã hội hóa” trồng cây. Nhà nào thích trồng cây gì thì mua về báo cho nhân viên lục lộ đến trồng. Và cây xanh Hà Nội đã không còn như trước…

(Nguồn: Trang hanoimoi.com.vn)

Câu 1: Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt nào?

Câu 2: Chỉ ra phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn.

Câu 3: Nội dung của văn bản trên đề cập đến vấn đề gì?

Câu 4: Từ văn bản anh/chị có suy nghĩ gì về giá trị của cây xanh đối với thủ đô Hà Nội?

Đề số 53:

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng, Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi; Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời.

Ngoài đường đê cỏ non tràn biếc cỏ, Đàn sáo đen sà xuống mổ vu vơ; Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió, Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa.

Trong đồng lúa xanh rờn và ướt lặng, Lũ cò con chốc chốc vụt bay ra, Làm giật mình một cô nàng yếm thắm Cúi cuốc cào cỏ ruộng sắp ra hoa.

(Chiều xuân– Anh Thơ, Ngữ văn 11, tập 2, NXB Giáo dục 2008, tr.51-52)

Câu 1. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?

Câu 2 : Xác định phương thức biểu đạt của văn bản

Câu 3 :Các từ  êm êm, im lìm, tơi bời, vu vơ, rập rờn, thong thả, chốc chốc thuộc loại từ gì?

Câu 4. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi? Tác dụng của biện pháp tu từ đó?

Câu 5. Tìm những câu thơ có sử dụng từ chỉ màu sắc.

Câu 6. Viết một đoạn văn (7 – 10 dòng) thể hiện cảm nhận của anh/chị về bức tranh quê buổi chiều xuân được tác giả phác họạ trong bài thơ.

Đề số 54:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

… Song song với một loạt những tiến bộ kĩ thuật trong cuộc sống thường nhật của bạn, kết nối mạng trong tương lai còn hứa hẹn một loạt tiến bộ đáng kinh ngạc về “chất lượng cuộc sống”: bạn sẽ sống khỏe mạnh hơn, an toàn hơn và tham gia nhiều hơn các hoạt động chính trị, xã hội…

Các thiết bị, màn hình và những máy móc khác nhau trong căn hộ tương lai của bạn không chỉ có giá trị tiện ích – chúng còn là nguồn cung cấp giải trí, bổ sung kiến thức trí tuệ và văn hóa, thư giãn và những cơ hội để sẻ chia với những người khác. Tiến bộ chủ yếu trong tương lai là khả năng đặt dấu ấn cá nhân trong cuộc sống của bạn.

Bạn sẽ có thể tùy biến các thiết bị của mình – hay hầu hết các công nghệ xung quanh bạn cho phù hợp với nhu cầu của bạn, để môi trường quanh bạn thể hiện các sở thích riêng của bạn. Mọi người có thể sắp xếp hình ảnh, kí ức của cuộc sống quá khứ của mình mà không phải phụ thuộc vào các cuốn album hình thật ngoài đời hay album ảo trên mạng, mặc dù cả hai đều sẽ vẫn tồn tại. Kỹ thuật chụp hình và quay video trong tương lai sẽ cho phép bạn phóng bất cứ hình ảnh tĩnh hay động nào mà album đã chụp dưới hình thức ảnh ba chiều…

(Eric Schmidt – Jared Conhen, Sống sao trong thời đại số? NXB Trẻ, 2014)

Câu 1: Đoạn trích trên đề cập đến vấn đề gì?

Câu 2: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?

Câu 3: Theo tác giả đoạn trích: “Các thiết bị, màn hình và những máy móc khác nhau trong căn hộ tương lai của bạn” có các giá trị nào?

Câu 4: Anh/ chị có muốn được sống trong thế giới với “những tiến bộ đáng kinh ngạc” về “chất lượng cuộc sống” như tác giải của đoạn trích đề cập đến hay không? Vì sao?

Đề số 55:

Đọc bài thơ sau đây và trả lời các câu hỏi:

Chẳng ai muốn làm hành khất Tội trời đày ở nhân gian Con không được cười giễu họ Dù họ hôi hám úa tàn

Nhà mình sát đường họ đến Có cho thì có là bao Con không bao giờ được hỏi Quê hương họ ở nơi nào

Con chó nhà mình rất hư Cứ thấy ăn mày là cắn Con phải răn dạy nó đi Nếu không thì con đem bán

Mình tạm gọi là no ấm Ai biết cơ trời vần xoay Lòng tốt gửi vào thiên hạ Biết đâu nuôi bố sau này.

(“Dặn con” Trần Nhuận Minh)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt trong văn bản trên ?

Câu 2. Nêu ý nghĩa của cách dùng từ “hành khất” mà không phải là “người ăn mày” trong câu đầu ?

Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật điệp cấu trúc “Con không…” ?

Câu 4. Lời dặn con của người cha qua hai câu thơ:

“Con không bao giờ được hỏi Quê hương họ ở nơi nào?”

Câu 5. Anh/chị có suy nghĩ gì về bài học rút ra mà người cha nói với con qua bài thơ ?

Đề số 56:

Đọc đoạn văn sau đây và trả lời các câu hỏi:

(1) Làng tôi là một làng nghèo nên chẳng nhà nào thừa đất để trồng hoa mà ngắm. Tuy vậy, đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê. Đó là những mùi thơm mộc mạc, chân chất. (2) Chiều chiều hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, lọc qua không khí rồi bay nhẹ đến, rồi thoáng cái lại bay đi. Tháng ba, tháng tư hoa cúc thơm lạ lùng. Tháng tám, tháng chín, hoa ngây cứ nồng nàn những viên trừng cua tí tẹo, ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp. Tưởng như có thể sờ được, nắm được những làn hương ấy.

(3) Ngày mùa, mùi thơm từ đồng thơm vào, thơm trên đường làng, thơm ngoài sân đình, sân hợp tác, thơm trên các ngõ, đó là hương cốm, hương lúa, hương rơm rạ, cứ muốn căng lồng ngực ra mà hít thở đến no nê, giống như hương thơm từ nồi cơm gạo mới, mẹ bắc ra và gọi cả nhà ngồi quanh mâm. (4) Mùa xuân, ngắt một cái lá chanh, lá bưởi, một lá xương sông, một chiếc lá lốt, một nhánh hương nhu, nhánh bạc hà… hai tay mình như cũng đã biến thành lá, đượm mùi thơm mãi không thôi. (5) Nước hoa ư? Nước hoa chỉ là một thứ hăng hắc giả tạo, làm sao bằng được mùi rơm rạ trong nắng, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa sen trong gió… (6) Hương làng ơi, cứ thơm mãi nhé!

(Băng Sơn – “Hương làng”)

Câu 1: Tình cảm chủ đạo của tác giả trong văn bản trên là gì?

Câu 2: Nêu nội dung chính của các đoạn (2), (3), (4) trong văn bản trên

Câu 3: Tác giả muốn nói gì qua câu: “Hương làng ơi, cứ thơm mãi nhé”?

Câu 4: Anh/chị có đồng tình với quan niệm sau của tác giả hay không? Vì sao? “Nước hoa ư? Nước hoa chỉ là một thứ hăng hắc giả tạo, làm sao bằng được mùi rơm rạ trong nắng, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa sen trong gió.”

Đề số 57:

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới

Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhất Nhưng Anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng Và Anh chết trong khi đang đứng bắn Máu Anh phun theo lửa đạn cầu vồng.

Chợt thấy anh giặc hoảng hốt xin hàng Có thằng sụp dưới chân anh tránh đạn Bởi anh chết rồi, nhưng lòng dũng cảm Vẫn đứng đàng hoàng nổ súng tiến công.

Anh tên gì hỡi Anh yêu quý Anh vẫn đứng lặng im như bức thành đồng Như đôi dép dưới chân anh giẫm lên bao xác Mỹ Mà vẫn một màu bình dị, sáng trong

Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ Anh chẳng để lại gì cho riêng Anh trước lúc lên đường Chỉ để lại cái dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ Anh là chiến sĩ Giải phóng quân.

(Trích Dáng đứng Việt Nam – Lê Anh Xuân, )

Câu 1. Đoạn thơ trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?

Câu 2. Phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn thơ trên có đặc điểm gì?

Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: Anh vẫn đứng lặng im như bức thành đồng.

Câu 4. Đoạn thơ đã gợi cho anh/chị tình cảm gì đối với sự hy sinh của người chiến sĩ Giải phóng quân? (Trình bày khoảng 5 đến 7 dòng).

Đề số 58:

Đọc đoạn văn sau đây và trả lời các câu hỏi:

“Đọc, trong nghĩa đó là một trò chơi. Nơi mỗi người đọc có ba nhân vật chồng lên nhau, tác động lên nhau. Một là người đọc bằng xương bằng thịt, hai chân đụng đất, vẫn còn ý thức liên hệ với thế giới bên ngoài. Hai là, người đọc bị lôi cuốn, đang ngao du trong thế giới tưởng tượng của cảm xúc. Đó là người đang chơi. Ba là, người đọc suy tư, đưa vào trò chơi sự chú ý, sự suy nghĩ, sự phán đoán của tri thức. Đó là phút giây của trí tuệ có khả năng đưa người đọc lùi ra khỏi bài văn, mở một khoảng cách để diễn dịch. Người đọc vẫn ý thức rằng mình đang chơi nhưng biết phán đoán. Ba tay chơi là một trong việc đọc, chơi với nhau một trò chơi tinh tế khiến người đọc vừa bị lôi cuốn vừa biết dừng lại, vừa tham dự vừa cách biệt với bài văn. Tư thế của người đọc văn là vậy: tham dự và cách biệt qua lại không đứt quãng.”

(Trích “Chuyện trò” – Cao Huy Thuần, NXB Trẻ, 2013)

Câu 1: Xác định thao tác lập luận chính trong đoạn văn?

Câu 2:  Đoạn văn được viết theo kiểu nào?

Câu 3:  Nêu nội dung chính của văn bản?

Câu 4:  Đoạn văn được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?

Đề số 59:

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4 :

Tôi yêu truyện cổ nước tôi Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa Thương người rồi mới thương ta Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm Ở hiền thì lại gặp hiền Người ngay thì được phật, tiên độ trì. Mang theo truyện cổ tôi đi Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa em>Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi. Đời cha ông với đời tôi Như con sông với chân trời đã xa Chỉ còn chuyện cổ thiết tha Cho tôi nhận mặt ông cha của mình

(Trích Truyện cổ nước mình, Lâm Thị Mỹ Dạ – SGK Tiếng Việt 4, tập 1)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là gì?

Câu 2 : Nêu nội dung chính của đoạn thơ?

Câu 3 : Hãy liệt kê ít nhất hai câu tục ngữ, ca dao được gợi ra trong đoạn thơ trên

Câu 4: Anh/ chị có đồng tình với quan niệm của tác giả trong hai câu thơ :Chỉ còn chuyện cổ thiết tha/ Cho tôi nhận mặt ông cha của mình? Vì sao ?

Đề số 60:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

“Tủ rượu” của người Việt và “tủ sách” của người Do Thái

“ (1)Hôm rồi tôi có dịp ghé nhà một ông tá hải quân cùng quê chơi. Ông hiện phụ trách quân  lực của cả một vùng. Ông vừa cất xong ngôi nhà (biệt thự thì đúng hơn) và sắm xe hơi mới. Bước vào phòng khách ngôi nhà, ập vào mắt tôi chính là chiếc tủ rượu hoành tráng được gắn sát chiếm diện tích gần nửa bức tường chính diện. Thôi thì đủ thương hiệu rượu danh tiếng: từ Chivas, Hennessy, Napoleon, Johnnie Walker cho tới Vodka xịn tận bên Nga… được gia chủ bày khá ngay ngắn trên kệ. Ông đi giới thiệu cho chúng tôi xuất xứ từng chai rượu: chai này thằng bạn đi nước ngoài về tặng, chai kia đồng nghiệp cho, chai nọ do cấp dưới biếu với giọng khá hào hứng cũng như thể hiện sự am hiểu về rượu ngoại….

…(2)Câu chuyện thứ hai tôi muốn đề cập với các bạn thói quen đọc sách của người Do Thái. “Trong mỗi gia đình Do Thái luôn luôn có 1 tủ sách được truyền từ đời này sang đời khác. Tủ sách phải được đặt ở vị trí đầu giường để trẻ nhỏ dễ nhìn, dễ thấy từ khi còn nằm nôi. Để sách hấp dẫn trẻ, phụ huynh Do Thái thường nhỏ nước hoa lên sách để tạo mùi hương cho các em chú ý.” Tác giả Nguyễn Hương trong bài “Người Việt ít đọc sách: Cần những chính sách để thay đổi toàn diện” (đăng trên trang tin điện tử Cinet.com của Bộ VH-TT-DL) kể với chúng ta như vậy.

…(3)Câu chuyện về cái “tủ rượu” của ông tá hải quân trong câu chuyện đầu bài và cái “tủ sách” của người Do Thái, hay câu chuyện “văn hóa đọc” của người Việt Nam có mối liên hệ chặt chẽ với khoảng cách phát triển hiện tại giữa chúng ta với thế giới. Để đất nước và con người Việt Nam phát triển về mọi mặt, bền vững, việc đầu tiên là phải làm sao để “văn hóa đọc” của người Việt lan tỏa và thăng hoa, tạo thói quen đọc sách và yêu sách. Muốn phát triển như Âu-Mỹ, Nhật hay người Do Thái, trước hết phải học hỏi văn hóa đọc từ họ. Phải làm sao nhà nhà đều có “tủ sách” để tự hào và gieo hạt, chứ không phải là “tủ rượu” để khoe mẽ vật chất và phô trương cái tư duy trọc phú. Mọi thay đổi phải bắt đầu từ thế hệ trẻ.”

 (Dẫn theo http://vanhoagiaoduc.vn/tu-ruou-cua-nguoi-viet-va-tu-sach-cua-nguoi-do-thai-19029.html)

Câu 1. Đoạn trích trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?

Câu 2. Các ý trong đoạn trích trên được trình bày theo kiểu nào?

Câu 3. Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của toàn bộ đoạn trích trên

Câu 4. Anh/chị hãy nêu ít nhất 02 giải pháp để phát triển “văn hóa đọc” của người Việt.  Trả lời trong khoảng 5-7 dòng.

Từ khóa » đọc Hiểu Văn Bản Lớp 11 Hk2