60 Năm Truyền Thống Binh Chủng Tăng Thiết Giáp Anh Hùng (05/10 ...
Có thể bạn quan tâm
Sự ra đời của Trung đoàn xe tăng 202 là một sự kiện có ý nghĩa lịch sử đánh dấu bước phát triển tất yếu của Quân đội ta trên con đường tiến lên chính quy, hiện đại, là cơ sở quan trọng cho sự ra đời của binh chủng tăng thiết giáp. Ngày 05 tháng 10 hàng năm trở thành ngày truyền thống của binh chủng Tăng Thiết giáp Quân đội nhân dân Việt Nam.
Cách đây 60 năm, vai trò của bộ đội TTG đã được Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng Tư lệnh xác định: “Bộ đội xe tăng là lực lượng đột kích của Lục quân Quân đội nhân dân Việt Nam”. Sau gần 5 năm thành lập, trong thời gian từ tháng 4-1964 đến tháng 3-1965, đã có ba đoàn cán bộ, chiến sĩ TTG lên đường vào chiến trường miền Đông Nam Bộ, với nhiệm vụ: Lấy xe địch đánh địch và nghiên cứu, chuẩn bị chiến trường để đưa xe TTG vào tác chiến khi có thời cơ.
Tháng 1-1968, lần đầu tiên lực lượng xe tăng của Quân đội ta tham gia cùng binh chủng hợp thành đánh hai trận then chốt ở Tà Mây - Làng Vây trong Chiến dịch tiến công Đường 9 - Khe Sanh (Bắc Quảng Trị, từ 27-01 đến 07-02-1968) và bộ đội TTG lập chiến công vang dội, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Ra quân, đánh thắng trận đầu ở Tà Mây - Làng Vây đã khẳng định vai trò của TTG là lực lượng đột kích quan trọng của Lục quân Việt Nam; đặt nền móng xây dựng nên truyền thống vinh quang “Đã ra quân là đánh thắng” của bộ đội Tăng Thiết giáp.
Sau chiến thắng Tà Mây - Làng Vây đến hết năm 1972, trên các chiến trường, lực lượng TTG tham gia nhiều chiến dịch tiến công, phản công, phòng ngự ở miền Trung, Tây Nguyên và trên đất Bạn Lào. Đây là những cuộc thử sức toàn diện về khả năng cơ động, khả năng đột phá tiến công, phản kích, bảo vệ mục tiêu trong phòng ngự và khả năng phát triển chiến đấu của lực lượng TTG; đồng thời, chuẩn bị mọi mặt cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Mở đầu cho cuộc Tổng tiến công, lực lượng TTG tham gia Chiến dịch tiến công Tây Nguyên (từ 04-3 đến 25-03-1975), giải phóng thị xã Buôn Ma Thuột (ngày 10, 11-03-1975); sau đó, phát triển thắng lợi, đánh địch tăng viện, ứng cứu, đuổi đánh địch rút chạy, giải phóng các tỉnh Tây Nguyên, phá vỡ thế chiến lược của địch, tạo điều kiện cho các chiến dịch tiếp theo.
Trong Chiến dịch tiến công giải phóng Huế - Đà Nẵng (từ 25-03 đến 29-03-1975) lực lượng TTG cùng với bộ đội binh chủng hợp thành và lực lượng tại chỗ giải phóng các tỉnh miền Trung, tập trung lực lượng cơ động chuẩn bị tham gia chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định.
Từ ngày 26-4 đến 30-4-1975, trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, lực lượng TTG tham gia Chiến dịch với quy mô lớn nhất trong cuộc kháng chiến chống Mỹ trên cả năm hướng tiến công của chiến dịch; một bộ phận TTG đột phá, tiêu diệt các cụm cứ điểm địch án ngữ trục đường tiến vào Sài Gòn - Gia Định, mở cửa chiến dịch. Phần lớn TTG được sử dụng tập trung dẫn đầu năm cánh quân tiến vào đánh chiếm năm mục tiêu đầu não trong trung tâm thành phố là: Dinh Tổng thống, Bộ Tổng Tham mưu, Tổng nha cảnh sát, Biệt khu Thủ Đô và sân bay Tân Sơn Nhất, cùng với sự nổi dậy của lực lượng tại chỗ, giải phóng Sài Gòn - Gia Định. 10 giờ 45 phút, hai chiếc xe tăng mang số hiệu 843 và 390 dẫn đầu đội hình tiến công của Lữ đoàn xe tăng 203 (Quân đoàn 2) húc tung cánh cổng sắt, tiến vào Dinh Tổng thống Ngụy quyền; 11 giờ 00, lá cờ giải phóng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập, báo hiệu giờ toàn thắng của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, 11 giờ 30 ngày 30-4-1975, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa - Dương Văn Minh phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, miền Nam được hoàn toàn giải phóng.
Qua những năm kháng chiến chống Mỹ, bộ đội TTG đã tham gia 14 chiến dịch, 211 trận chiến đấu, đóng góp công lao xứng đáng vào chiến thắng chung của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, góp phần làm nên mốc son chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam anh hùng; xây dựng nên truyền thống vẻ vang “Đã ra quân là đánh thắng” đồng thời, khẳng định rõ vai trò của TTG là lực lượng đột kích quan trọng của lục quân Quân đội nhân dân Việt Nam.
Trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc của Tổ quốc và thực hiện nghĩa vụ quốc tế trên đất bạn Campuchia, lực lượng TTG đã cùng quân, dân cả nước và quân tình nguyện Việt Nam tiến hành hàng trăm trận đánh khác nhau, đánh tan và tiêu diệt quân xâm lược, đẩy chúng về bên kia biên giới; bảo vệ vững chắc biên cương của Tổ quốc, cứu nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng Pôn Pốt - lêng Xa-ri, hoàn thành nghĩa vụ quốc tế cao cả.
Với những thành tích, chiến công qua 60 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, bộ đội TTG đã có 43 tập thể và 15 cá nhân được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, 1 Huân chương Hồ Chí Minh, 2 Huân chương Độc lập hạng nhất và nhiều phần thưởng cao quý khác; góp phần tô thắm thêm truyền thống “Đã ra quân là đánh thắng” của bộ đội TTG Việt Nam Anh hùng. Tự hào với truyền thống trong chặng đường 60 năm qua, toàn thể cán bộ, chiến sĩ lực lượng TTG quyết tâm giữ vững và phát huy truyền thống đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, truyền thống “Đã ra quân là đánh thắng”, xây dựng Binh chủng và lực lượng TTG toàn quân vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức; không ngừng nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu, trình độ và khả năng sẵn sàng chiến đấu, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nừớc và nhân dân giao phó với tinh thần: Bộ đội TTG Việt Nam thời kỳ mới, sức đột kích mới, vượt qua thách thức, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ.
Kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống Binh chủng Tăng thiết giáp, cán bộ, giảng viên Khoa TTG và học viên Tăng thiết giáp đang công tác, học tập tại Học viện Lục quân cùng nhau ôn lại truyền thống vẻ vang của binh chủng trong niềm phấn khởi, tự hào và trách nhiệm to lớn trước sự nghiệp xây dựng và phát triển lực lượng Tăng Thiết giáp nói riêng, Quân đội ta nói chung ngày càng lớn mạnh và hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Mỗi chúng ta hãy cùng nhau thi đua dạy tốt, học tốt, công tác tốt, cùng với các đơn vị trong toàn Học viện hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học 2019-2020 lập thành tích cao nhất để chào mừng kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống của Bộ đội Tăng thiết giáp Việt Nam Anh hùng.
Đồng chí Lê Ngọc Quang – Chính ủy binh chủng Tăng thiết giáp động viên cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn xe tăng 198 lên đường vào Nam chiến đấu (ngày 14 tháng 10 năm 1967)
Xe tăng tham gia trận đánh Tà Mây- Làng Vây
Xe tăng chuẩn bị lên tàu vào Nam chiến đấu năm 1972
Những chiếc xe tăng đầu tiên tiến vào giải phóng Thành phố Đà Nẵng, ngày 29 tháng 3 năm 1975
Xe tăng số hiệu 390 và 843 húc đổ cánh cổng Dinh Tổng Thống ngụy quyền Sài gòn trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975
Lễ xuất quân tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc, ngày 31 tháng 12 năm 1978
Binh chủng Tăng thiết giáp tiếp nhận trang bị mới, năm 2019
Các đại biểu tại Lễ họp mặt Kỷ niệm 50 năm ngày truyền thống Binh chủng Tăng Thiết giáp tại Học viên Lục quân
Cán bộ, giảng viên Khoa Tăng Thiết giáp chụp hình lưu niệm với Trung tướng Phan Văn Giang - Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam (năm 2016) - nguyên học viên Tăng Thiết giáp Học viện Lục quân
Từ khóa » Thiết Giáp Việt Nam Cộng Hòa
-
Binh Chủng Thiết Giáp Việt Nam Cộng Hòa Là Gì? Chi Tiết Về Binh ...
-
Binh Chủng Thiết Giáp Việt Nam Cộng Hòa - Du Học Trung Quốc
-
Binh Chủng Thiết Giáp Việt Nam Cộng Hòa - Flickr
-
Thiết Gíap Kỵ Binh VNCH - NGƯỜI LÍNH VIỆT NAM CỘNG HÒA
-
QLVNCH - Thiết Giáp Chiến Sử - Facebook
-
Chiến Dịch Hồ Chí Minh - Mốc Son Lịch Sử Chói Lọi - Quân Khu 4
-
Binh Chủng Tăng Thiết Giáp - Cổng TTĐT Bộ Quốc Phòng Việt Nam
-
Vì Sao Chính Quyền Việt Nam E Ngại Các Biểu Tượng VNCH? - BBC
-
Bộ Chỉ Huy Thiết-giáp-binh Hoa Kỳ Vinh Danh Thiết-giáp-binh Việt ...
-
Binh Chủng Tăng Thiết Giáp - .: VGP News - Báo điện Tử Chính Phủ
-
Top 14 Hồi Ký Lính Thiết Giáp Vnch 2022
-
Hội Nghị Quân Chính Binh Chủng Tăng - Thiết Giáp Năm 2020