62 Trò Chơi Dân Gian Tết 2022
Có thể bạn quan tâm
Trò chơi dân gian có ý nghĩa rất lớn đối với người dân Việt Nam, những trò chơi dân gian không chỉ thể hiện được văn hóa mà còn giữ gìn được giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam được trường tồn, truyền qua nhiều thế hệ.
Chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn 63 trò chơi với những cách khác nhau mà hầu hết chúng ta đều biết cách chơi. Tuy rằng mỗi địa phương sẽ có đôi chút thay đổi những chỉ với hướng dẫn rất đơn giản mọi người sẽ nhanh chóng chơi một cách thành thạo. Thông qua các trò chơi dân gian như: kéo co, bịt mắt bắt dê, đu quay, vv mọi người sẽ có những trò chơi Tết thật vui vẻ, gần gũi với nhau.
Tổng hợp 63 trò chơi dân gian Việt Nam
- 1. Một hai ba
- 2. Tên trái cây
- 3. Tập tầm vông
- 4. Chơi chuyền
- 5. Ô ăn quan
- 6. Đếm sao
- 7. Dung dăng dung dẻ
- 8. Chi chi chành chành
- 9. Bịt mắt bắt dê
- 10. Mèo đuổi chuột
- 11. Rồng rắn lên mây
- 12. Đua thuyền
- 13. Chim bay cò bay
- 14. Cá sấu lên bờ
- 15. Cáo và Thỏ
- 16. Cướp cờ
- 17. Thả chó
- 18. Chùm nụm
- 19. Nhảy bao bố
- 20. Kéo co
- 21. Oẳn tù tì
- 22. Chơi đáo
- 23. Bắt vịt dưới ao
- 24. Chơi đu
- 25. Đấu vật
- 26. Truyền tin
- 27. Tìm địa danh Việt Nam
- 63. Tả cáy
Bịt mắt bắt dê, Chi chi chành chành, Rồng rắn lên mây, Mèo đuổi chuột... là những trò chơi dân gian gắn liền với tuổi thơ của mỗi người. Thông qua đó giúp các em rèn luyện trí nhớ, sự linh hoạt, nhạy bén của mình.
Với 60 trò chơi dân gian này, các bạn thỏa sức lựa chọn để tổ chức Chương trình chơi dịp Tết Nguyên đán, Tết thiếu nhi, Tết Trung thu cho các em nhỏ. Mời các bạn cùng theo dõi chi tiết trong bài viết dưới đây:
1. Một hai ba
Cách chơi: Những trò chơi sẽ oẳn tù tì để xác định người bị phạt. Người bị phạt đứng úp mặt vào tường. Những người còn lại đứng cách xa tường khoảng trên 3m trên một lằn mức. Trong khi người bị phạt đập tay vào tường 3 cái đồng thời đọc to “Một – hai – ba”, những người ở phía sau bước lên thật nhanh một hoặc hai bước. Sau tiếng “ba”, người bị phạt quay lại, nếu thấy ai đang bước thì người đó bị phạt tạm ngừng chơi và lên đứng sát tường. Đến lúc có người nào đó đã bước lên được sát đằng sau người bị phạt (cách khoảng 0.5m) sẽ đập vào lưng người bị phạt, tất cả người chơi (kể cả người đang bị tạm ngưng chơi) sẽ chạy ùa về mức ban đầu. Người bị phạt sẽ rượt theo, chạm tay trúng ai thì người đó sẽ bị phạt và trò chơi lại bắt đầu.
2. Tên trái cây
Cách chơi: Cả nhóm chơi gồm từ 10 em trở lên, trong đó bầu ra một em bị, em bị sẽ đi lùa các bạn còn lại, đụng vào bạn nào thì bạn đó bị. Để tránh bị, người chơi phải hô tên của một loại trái cây bất kỳ, và đứng yên tại chỗ theo trạng thái vừa thực hiện, chỉ được di chuyển khi có người khác đến cứu, và trò chơi tiếp tục.
3. Tập tầm vông
Cách chơi:
Trò chơi này cần 2 người hoặc 3, 4 người chơi. Một người nắm một đồ vật nhỏ trong một bàn tay, trái hoặc phải (vd: viên sỏi) và giấu vào sau lưng. Sau đó, người đó đọc to bài đồng dao:
TẬP TẦM VÔNGTAY KHÔNG TAY CÓTẬP TẦM VÓTAY CÓ TAY KHÔNGTAY KHÔNG TAY CÓTAY CÓ TAY KHÔNG?
Và nắm chặt lòng bàn tay và đưa hai tay ra. Những người chơi còn lại sẽ đoán xem tay nào có nắm viên sỏi.
4. Chơi chuyền
Cách chơi:
- Trò chơi dành cho con gái. Số người chơi 2-5 người. Đồ chơi gồm có 10 que nhỏ và một quả tròn nặng (quả cà, quả bòng nhỏ…), ngày nay các em thường chơi bằng quả bóng tennis. Cầm quả ở tay phải tung lên không trung và nhặt từng que. Lặp lại cho đến khi quả rơi xuống đất là mất lượt. Chơi từ bàn 1 (lấy một que một lần tung) bàn 2 (lấy hai que một lần) cho đến 10, vừa nhặt quả chuyền vừa hát những câu thơ phù hợp với từng bàn. Một mốt, một mai, con trai, con hến,… Đôi tôi, đôi chị… Ba lá đa, ba lá đề v.v. Hết bàn mười thì chuyền bằng hai tay: chuyền một vòng, hai vòng hoặc ba vòng… và hát: “Đầu quạ, quá giang, sang sông, trồng cây, ăn quả, nhả hột…” khoảng 10 lần là hết một bàn chuyền, đi liền mấy ván sau và tính điểm được thua theo ván.
5. Ô ăn quan
- Vẽ một hình chữ nhật được chia đôi theo chiều dài và ngăn thành 5 hàng dọc cách khoảng đều nhau, ta có được 10 ô vuông nhỏ. Hai đầu hình chữ nhật được vẽ thành 2 hình vòng cung, đó là 2 ô quan lớn đặc trưng cho mỗi bên, đặt vào đó một viên sỏi lớn có hình thể và màu sắc khác nhau để dễ phân biệt hai bên, mỗi ô vuông được đặt 5 viên sỏi nhỏ, mỗi bên có 5 ô.
- Hai người hai bên, người thứ nhất đi quan với nắm sỏi trong ô vuông nhỏ tùy vào người chơi chọn ô, sỏi được rãi đều chung quanh từng viên một trong những ô vuông cả phần của ô quan lớn, khi đến hòn sỏi cuối cùng ta vẫn bắt lấy ô bên cạnh và cứ thế tiếp tục đi quan (bỏ những viên sỏi nhỏ vào từng ô liên tục). Cho đến lúc nào viên sỏi cuối cùng được dừng cách khoảng là một ô trống, như thế là ta chặp ô trống bắt lấy phần sỏi trong ô bên cạnh để nhặt ra ngoài. Vậy là những viên sỏi đó đã thuộc về người chơi, và người đối diện mới được bắt đầu.
- Đến lượt đối phương đi quan cũng như người đầu tiên, cả hai thay phiên nhau đi quan cho đến khi nào nhặt được phần ô quan lớn và lấy được hết phần của đối phương. Như thế người đối diện đã thua hết quan.
- Hết quan tàn dân, thu quân kéo về. Hết ván, bày lại như cũ, ai thiếu phải vay của bên kia. Tính thắng thua theo nợ các viên sỏi.
- Quan ăn 10 viên sỏi.Cách chơi ô ăn quan được nói lên rất đơn giản nhưng người chơi ô ăn quan đã giỏi thì việc tính toán rất tài tình mà người đối diện phải thua cuộc vì không còn quan (sỏi) bên phần mình để tiếp tục cuộc chơi…
6. Đếm sao
Cách chơi: Tất cả ngồi thành một vòng tròn, một người đứng ngoài vòng, phía sau lưng mọi người. Bắt đầu từ một người bất kỳ, vừa đi vừa hát:
Một ông sao sángHai ông sáng saoTôi đố anh chị nàoMột hơi đếm hếtTừ một ông sao sángĐến 10 ông sáng sao.
Mỗi từ đập vào vai một người, đến từ sao cuối cùng, trúng vào người nào thì người ấy phải đọc một hơi không nghỉ: "Một ông sao sáng, hai ông sáng sao, ba ông sao sáng... Cho đến 10 ông sáng sao. Yêu cầu phải đếm một hơi không được dừng và phải luân phiên "sao sáng" với "sáng sao" không được lộn. Số lẻ là "sao sáng" và số chẵn là "sáng sao". Nếu hết hơi hay đọc sai là bị phạt.
7. Dung dăng dung dẻ
Cách chơi: Một người lớn đứng giữa, các cháu nhỏ đứng hai bên, tất cả nắm tay nhau vừa đi vừa đung đưa ra phía trước rồi ra sau theo nhịp bài đồng dao:
Dung dăng dung dẻDắt trẻ đi chơiĐến cửa nhà trờiLạy cậu lạy mợCho cháu về quêCho dê đi họcCho cóc ở nhàCho gà bới bếpÙ à ù ậpNgồi sập xuống đây.
Đến câu "Ngồi sập xuống đây" thì tất cả cùng ngồi xổm một lát, rồi đứng dậy vừa đi vừa hát tiếp.
8. Chi chi chành chành
Cách chơi:
Một người đứng xòe bàn tay ra, các người khác giơ một ngón tay trỏ ra đặt vào lòng bàn tay đó, người đó đọc nhanh:
"Chi chi chành chànhCái đanh thổi lửaCon ngựa chết trươngBa vương ngũ đếChấp dế đi tìmÙ à ù ập."
Đến chữ "ập" thì người đó nắm tay lại, còn mọi người thì cố gắng rút tay thật mạnh, ai rút không kịp bị nắm trúng thì xòe ra, đọc câu đồng dao cho người khác chơi.
9. Bịt mắt bắt dê
Cách chơi 1
Sau khi chơi trò chơi "Tay trắng tay đen" để loại ra 2 người. Hai người đó sẽ chơi oẳn tù tì, người thua sẽ bịt mắt đi tìm dê, người thắng làm dê.
Những người còn lại đứng thành vòng tròn. Người làm dê phải luôn miệng kêu "be, be" và né tránh người bị bịt mắt đang tìm cách bắt dê. Người làm dê không được chạy ra ngoài vòng tròn, nếu phạm luật sẽ bị bịt mắt. Khi nào người bịt mắt bắt được dê thì thay đổi người khác
Cách chơi 2:
Sau khi chơi trò "Tay trắng tay đen" và "Oẳn tù tì", người thua sẽ phải bị bịt mắt và đi tìm dê, những người khác làm dê chạy nhảy xung quanh.
Những người làm dê phải luôn miệng kêu "be, be" hoặc trêu chọc người bị bắt làm dê, phải luôn né tránh người bị bịt mắt đang tìm cách bắt dê. Khi nào người bị bịt mắt chạm vào con dê nào thì người đó bị bịt mắt.
Sau khi dùng khăn tay bịt mắt, mọi người sẽ chạy xung quanh người bịt mắt bằng cách đập vào vai hay vuốt má người bị bịt mắt rồi chạy khi người đó bắt mình. Khi người bị bịt mắt chụp được người nào, phải đoán và nói tên người đó. Nếu nói đúng thì người bị bắt bị bịt mắt, nếu nói sai trò chơi tiếp tục như cũ. Người bị bắt có thể lừa người bị bịt mắt bằng cách khụy chân xuống giả làm người lùn hoặc kiễng chân lên cao, cốt làm sao cho người bị bịt mắt không đoán ra mình.
10. Mèo đuổi chuột
Cách chơi:
- Cho trẻ đứng thành 2 vòng tròn, vòng tròn nhỏ bên trong, vòng tròn lớn bên ngoài. Một trẻ làm Mèo và một trẻ làm Chuột đứng quay lưng vào nhau trong vòng tròn nhỏ.
- Một trẻ vòng tròn trong, một trẻ vòng tròn ngoài đứng đối diện nắm hai tay nhau giơ cao làm thành hang.
- Khi nghe hiệu lệnh của cô, trẻ làm Chuột chạy trước và trẻ làm Mèo đuổi theo. Chuột chạy vào hang nào thì Mèo phải chạy vào hang đó. Trong khi đó, các trẻ làm hang đồng thanh đọc:
Đã là MèoPhải bắt ChuộtBắt được ChuộtLà chén liềnĐã là chuộtTrông thấy MèoPhải chạy ngay.
- Khi Mèo bắt được Chuột ở hang nào thì hai trẻ làm hang đó đổi vai thành Mèo và Chuột, còn hai trẻ làm Mèo. Chuột sẽ nắm tay nhau làm hang.
11. Rồng rắn lên mây
Cách chơi:
- 1 trẻ đóng vai "ông chủ" và ngồi một chỗ.
- Những trẻ còn lại nối đuôi nhau thành hàng dài, đi vòng vèo trong sân, vừa đi vừa đọc:
'Rồng rắn lên mâyCó cái cây lúc lắcCó cái nhà điểm binhCó ông chủ ở nhà không?"
- Khi đọc đến câu "Có ông chủ ở nhà không?" trẻ dừng lại trước mặt "ông chủ" có thể trả lời "có hoặc không". Nếu "ông chủ" trả lời "không" trẻ sẽ đi tiếp, vừa đi vừa đọc những câu trên. Nếu "ông chủ" trả lời "có" cả nhóm trả lời những câu hỏi xin của "ông chủ".
Ông chủ: Cho xin khúc đầu?Cả nhóm: Những xương cùng xẩuÔng chủ: Cho xin khúc giữa?Cả nhóm: Chả có gì ngonÔng chủ: Cho xin khúc đuôi?Cả nhóm: Tha hồ mà đuổi.
- Sau câu "Tha hồ mà đuổi", "ông chủ" chạy đuổi bắt cho được "khúc đuôi" (người cuối cùng) còn cả nhóm sẽ chạy tránh, người đứng đầu nhóm dang hai tay che chở cho cả nhóm không bị bắt. Nếu trẻ làm "ông chủ" bắt được "khúc đuôi" thì trẻ đổi vai và chơi lại từ đầu.
12. Đua thuyền
Cách chơi:
- Chia trẻ thành các nhóm nhỏ (mỗi nhóm 7 – 8 trẻ, có thể chia nhóm trẻ trai, gái riêng).
- Cô cho trẻ ngồi thành hàng dọc theo từng nhóm, trẻ ngồi sau cặp chân vào hết vòng bụng của trẻ ngồi trước thành một chiếc thuyền đua.
- Khi nghe hiệu lệnh của cô, tất cả các thuyền đua dùng sức hai tay của tất cả các thành viên trong nhóm nâng cơ thể lên và tiến về phía trước cho đến đích.
13. Chim bay cò bay
Cách chơi:
Mọi người đứng chung quanh tạo thành một vòng tròn, một người điều khiển trò chơi đứng giữa. Người điều khiển hô "chim bay" đồng thời nhảy bật lên, giang hai cánh tay như chim đang bay. Cùng lúc đó mọi người phải làm động tác và hô theo người điều khiển. Nếu người điều khiển hô những vật không bay được như "nhà bay" hay "bàn bay" mà người nào làm động tác bay theo người điều khiển hay những vật bay được mà lại không làm động tác bay thì sẽ bị phạt bằng cách lò cò một vòng bên ngoài vòng tròn. Trong lúc người bị phạt lò cò, mọi người có thể vừa vỗ tay vừa hát các câu đồng dao có ý chọc bạn như:
Xấu hổLấy rổ mà cheLấy nong mà đậyLấy chày đập bóng.
Để lôi cuốn hơn, có thể biến tấu thêm phần "cá lặn" hay "tàu lặn, vịt lặn"... để xen kẽ với trò "Chim bay, cò bay"
14. Cá sấu lên bờ
Cách chơi:
Vạch 2 đường vạch cách nhau từ 3m trở lên tùy độ tuổi của nhóm chơi làm bờ. Người "bị" sẽ làm cá sấu đi lại ở giữa 2 vạch đó và tìm bắt người ở dưới nước hoặc có một chân ở dưới nước. (Tức thò 1 chân ra khỏi vạch hay nhảy ra khỏi vạch)
Những người còn lại đứng ngoài hai bên vạch, nghĩa là đứng trên bờ vừa chọc tức cá sấu bằng cách đợi các sấu ở xa thì thò một chân xuống nước vừa vỗ tay hát "cá sấu, cá sấu lên bờ".
Khi nào cá sấu quay lại thì lại nhảy lên bờ. Người nào nhảy lên không kịp bị cá sấu bắt được phải thay làm các sấu. Nếu cá sấu bắt được một lúc hai người, thì 2 người đó sẽ xác định ai sẽ làm cá sấu qua trò chơi oẳn tù tì.
Nếu cá sấu không nhanh nhẹn khi bắt người khác thay thế thì bị làm cá sấu đến lúc "chảy nước mắt cá sấu" hay mệt quá thì thôi.
Trò chơi lại quay về lại ban đầu để tìm con cá sấu khác
15. Cáo và Thỏ
Cách chơi:
Chọn một cháu làm cáo ngồi rình ở góc lớp. Số trẻ còn lại làm thỏ và chuồng thỏ. Cứ mỗi trẻ làm thỏ thì có một trẻ làm chuồng. Trẻ làm chuồng chọn chỗ đứng của mình và vòng tay ra phía trước đón bạn khi bị cáo đuổi. Trước khi chơi, cô yêu cầu các chú thỏ phải nhớ đúng chuồng của mình. Bắt đầu trò chơi, các chú thỏ nhảy đi kiếm ăn, vừa nhảy vừa giơ bàn tay lên đầu vẫy vẫy (giống tai thỏ) vừa đọc bài thơ:
Trên bãi cỏChú thỏ conTìm rau ănRất vui vẻThỏ nhớ nhéCó cáo gianĐang rình đấyThỏ nhớ nhéChạy cho nhanhKẻo cáo gianTha đi mất.
Khi đọc hết bài thì cáo xuất hiện, cáo "gừm, gừm" đuổi bắt thỏ. Khi nghe tiếng cáo, các chú thỏ chạy nhanh về chuồng của mình. Những chú thỏ bị cáo bắt đều phải ra ngoài một lần chơi. Sau đó, đổi vai chơi cho nhau.
16. Cướp cờ
Cách chơi:
Chia tập thể chơi thành hai đội, có số lượng bằng nhau mỗi đội có từ 5-6 bạn, đứng hàng ngang ở vạch xuất phát của đội mình. Đếm theo số thứ tự 1,2,3,4,5… các bạn phải nhớ số của mình.
- Khi quản trò gọi tới số nào thì số đó của hai đội nhanh chóng chạy đến vòng và cướp cờ.
- Khi quản trò gọi số nào về thì số đó phải về
- Một lúc quản trò có thể gọi hai ba bốn số
17. Thả chó
Cách chơi:
- Một bạn đóng vai “chú chó”
- Một bạn đóng vai “ông chủ”
- Các bạn còn lại đóng vai “thỏ con”
- Các bạn cùng hát: “ve ve chùm chùm, cá bóng nổi lửa, ba con lửa chết trôi, ba con voi thượng đế, ba con dế đi tìm, ù a ù ịch”.
- Một bạn làm ông chủ xòe ngửa bàn tay phải, các bạn tập trung thành một vòng tròn bên xung quanh ông chủ và lấy ngón tay trái của mình đặt vào lòng bàn tay của ông chủ khi nghe có có câu “ù a ù ịch” thì các bạn sẽ rút tay ra ông chủ sẽ bóp tay lại.
18. Chùm nụm
Cách chơi và luật chơi:
Tất cả các bạn chơi phải nắm tay lại và xếp chồng lên nhau. Tay người này xen kẽ tay người kia không được để hai tay của mình gần nhau.
Người nào để tay đầu tiên chỉ đặt một tay và cũng được xem là người bị đầu tiên, tay còn lại dùng để chỉ mỗi từ trong bài đồng dao tương ứng với một nắm tay. Tất cả cùng hát:
Chùm nụm chùm nẹoTay tí tay tiênĐồng tiền chiếc đũaHạt lúa ba bôngĂn trộm ăn cắpTrứng gà trứng vịtBù xe bù xítCon rắn con rítNó rít tay này
Đến từ cuối cùng “này” trúng tay ai thì người đó phải rút nắm tay ra hoặc người chỉ chặt ngang nắm tay của người đó. Lúc này người bị phải chỉ thay cho người đầu tiên vừa hát vừa chỉ các nắm tay các bạn chơi. Cuộc chơi cứ thế tiếp tục đến hết các nắm tay thì trò chơi kết thúc.
19. Nhảy bao bố
Cách chơi:
- Người chơi chia làm hai đội trở lên thông thường thì từ hai đến ba đội, mỗi đội phải có số người bằng nhau.Mỗi đội có một ô hàng dọc để nhảy và có hai lằn mức một xuất phát và một mức đích. Mỗi đội xếp thành một hàng dọc.
- Người đứng đầu bước vào trong bao bố hai tay giữ lấy miệng bao. Sau khi nghe lệnh xuất phát người đứng đầu mỗi đội mới nhảy đến đích rồi lại quay trở lại mức xuất phát đưa bao cho người thứ 2. Khi nào người thứ nhất nhảy về đến đích thì người thứ 2 tiếp theo mới bắt đầu nhảy. Cứ như vậy lần lượt đến người cuối cùng. Đội nào về trước đội đó thắng
20. Kéo co
Tục kéo co ở mỗi nơi có những lối chơi khác nhau, nhưng bao giờ số người chơi cũng chia làm hai phe, mỗi phe cùng dùng sức mạnh để kéo cho được bên kia ngã về phía mình.
Có khi cả hai bên đều là nam, có khi bên nam, bên nữ. Trong trường hợp bên nam bên nữ, dân làng thường chọn những trai gái chưa vợ chưa chồng.
Một cột trụ để ở giữa sân chơi, có dây thừng buộc dài hay dây song, dây tre hoặc cây tre, thường dài khoảng 20m căng đều ra hai phía, hai bên xúm nhau nắm lấy dây thừng để kéo. Một vị chức sắc hay bô lão cầm trịch ra hiệu lệnh. Hai bên ra sức kéo, sao cho cột trụ kéo về bên mình là thắng. Bên ngoài dân làng cổ vũ hai bên bằng tiếng “dô ta”, “cố lên”.
Có nơi người ta lấy tay người, sức người trực tiếp kéo co. Hai người đứng đầu hai bên nắm lấy tay nhau, còn các người sau ôm bụng người trước mà kéo. Đang giữa cuộc, một người bên nào bị đứt dây là thua bên kia. Kéo co cũng kéo ba keo, bên nào thắng liền ba keo là bên ấy được.
21. Oẳn tù tì
Trong các trò chơi dân gian khi chỉ có 2 người, để biết được một trong hai người ai là người được ưu tiên thì với trò Sình Sầm dễ phân biệt trước sau. Những vật dụng được thể hiện qua bàn tay:
- Cái Búa: nắm các ngón tay lại như quả đấm
- Cái Kéo: nắm 3 ngón tay gồm có ngón cái, ngón áp út, và ngón út lại, và xòe 2 ngón tay còn lại (ngón trỏ, ngón giữa) ta có hình cái Kéo
- Cái Bao: xòe cả 5 ngón tay ra.
Luật chơi: Cái Búa thì đập cái kéo, cái kéo thì cắt cái bao, cái bao thì chùm được cái búaKhi cả hai cùng đọc: “Uýnh Sình Sầm mày ra cái gì? tao ra cái này”, trong khi bàn tay được dấu sau lưng và khi dứt câu thì đưa tay ra cùng một lúc không được trước sau với dấu hiệu tùy vào mỗi bên, như thế ta biết được bên nào thắng bên nào thua theo luật định, khi hai bên ra cùng một dấu hiệu thì được sình sầm lại.
22. Chơi đáo
Chơi đáo là trò chơi rất phổ biến ở khắp các vùng quê, trên một bãi đất bằng phẳng khoét 1 lỗ, dễ thì khoét lỗ to, khó thì khoét lỗ nhỏ. Ngoài lỗ đáo là vạch quy định để từ đó người chơi đứng ném tiền xu về phía lỗ đáo. Vạch này xa hay gần lỗ đáo cũng do những người chơi tự quy định, càng xa thì càng khó. Đồng xu nào trúng vào lỗ thì người ấy được ăn. Cứ như vậy, lần lượt tới người tiếp theo, đến khi nào không còn xu nữa thì hết ván.
23. Bắt vịt dưới ao
Chọn một khoảng ao sâu, bờ cao hoặc dùng lưới hay que tre quây xung quanh. Người chơi từ 2 đến 4 người tùy theo diện tích của ao rộng hay hẹp. Người ta thả xuống ao 2 con vịt to khỏe và lần lượt 2 hoặc 4 người đăng ký xuống bắt.
24. Chơi đu
Chuẩn bị các cột đu, chọn cây tre to, dài, để trồng đu. Một cây đu có thể được trồng bởi 4-6 cây tre to. Cần đu cũng là những cây tre dài nhưng thon nhỏ, để lúc người đu nắm vào cho gọn và chắc, tránh xảy ra trượt hay tuột tay lúc đu nhanh, mạnh.
25. Đấu vật
Đấu vật là một môn thể thao rất nổi tiếng vào các dịp Tết, dịp Hội. Người chiến thắng phải vật cho đối phương thua trắng bụng (ngã ngửa ra đất) hay nhấc bổng được đối phương lên. Trong môn vật này không chỉ đòi hỏi sức khỏe mà sự mưu trí và nhanh nhẹn đóng góp phần đáng kể.
26. Truyền tin
Người chơi nên lắng nghe thật kỹ thông tin của người chơi trước để truyền tin cho đồng đội của mình được chính xác, tránh việc truyền tin không đúng và làm cho đội bị trừ điểm.
Luật chơi:
Tất cả các người chơi sẽ chia làm nhiều đội chơi, các đội chơi sẽ đứng xếp thành một hàng dọc. Lúc này, trọng tài sẽ cho người đứng đầu hàng đọc nội dung của một thông tin nào đó (tất cả cùng chung 1 bản).
Sau đó, người thứ nhất sẽ truyền tin cho người thứ hai bằng cách nói nhỏ vào tai người đó, trò chơi cứ tiếp tục như thế cho đến khi truyền tin đến cho người cuối cùng. Lúc này, người cuối cùng nhận được thông tin sẽ ghi vào giấy và đưa cho trọng tài.
Đội nào có nội dung bản thông tin giống bản gốc nhất là đội đó thắng.
27. Tìm địa danh Việt Nam
Với trò chơi này, không chỉ hấp dẫn và vui vẻ, người chơi còn có thể ghi nhớ và học thuộc tên các tỉnh/thành phố/huyện,... trên khắp cả nước Việt Nam.
Luật chơi:
Các đội chơi sẽ ghi tên các tỉnh/thành phố/huyện,... trong toàn cả nước vào một trang giấy trong khoảng thời gian nhất định.
Quy định ghi tên: Chữ đầu của từ cuối tỉnh trước là chữ đầu của từ đầu tỉnh sau
Ví dụ: Hà Nội, Nghệ An, An Lão (Huyện của Tỉnh Hải Phòng), Long Thành (Đồng Nai), ...
Trong quá trình chơi, người chơi không được sử dụng các tỉnh/thành phố lập lại và đội nào có nhiều địa danh nhất đội đó thắng.
....
63. Tả cáy
Tả cáy là một trò chơi dân gian phổ biến ở làng Sán Dìu, vùng Thanh Lanh (Bình Xuyên).
Chuẩn bị:
- Trò tả cáy không giới hạn số lượng người tham gia, thông thường sẽ có khoảng 5 – 10 người chơi.
Dụng cụ chơi:
- Con gà: làm bằng gỗ tiện tròn kết hợp với các quả bóng bàn.
- Gậy: dài hơn một mét, có thể làm bằng tre hoặc gỗ đều được, dùng để đánh gà.
- Lỗ: người ta sẽ đào một cái lỗ to bằng một cái bát (chén) con để làm bãi chơi cho con gà rơi xuống.
Không gian chơi:
- Nơi rộng rãi có đất cát bằng phẳng, mềm mại, không có các chướng ngại vật nguy hiểm để những người tham gia chơi dễ đào hố và nhảy né tránh khỏi cây gậy mà không lo gặp phải tai nạn đáng tiếc.
Luật chơi:
- Người đứng cái vừa phải cản gậy hối không cho gà rơi xuống lỗ, vừa phải dùng gậy di chuyển để đỡ đòn kẽo gậy của những người khá không cho đập vào chân mình.
Cách chơi:
- Chia đội chơi thành hai phe, một phe là một người đứng cái và một phe là tất cả những người chơi còn lại.
- Người đứng cái có nhiệm vụ đẩy con gà ra khỏi lỗ.
- Những người chơi còn lại có nhiệm vụ hối làm sao cho con gà rơi vào lỗ.
- Khi gà rơi xuống lỗ thì người vừa hối gà rớt xuống lỗ sẽ đổi thành người đứng cái.
- Tất cả người tham gia chơi tuần tự thay phiên làm người đứng cái, và người giữ không cho gà rơi xuống lâu nhất chính là người thắng cuộc.
...
Tải file để xem trọn bộ 62 trò chơi dân gian Tết!
Từ khóa » Các Trò Chơi Vui Ngày Tết
-
Tổng Hợp 10 Trò Chơi Dân Gian Ngày Tết Cổ Truyền Phổ Biến, đặc Sắc
-
Tổng Hợp 12 Trò Chơi Ngày Tết Vui Nổ Trời Không Nên Bỏ Qua
-
Top 17 Trò Chơi Dân Gian độc đáo Ngày Tết Cổ Truyền
-
Top Trò Chơi Dân Gian Ngày Tết Cổ Truyền Thú Vị Và Hấp Dẫn - CoolMate
-
Những Trò Chơi Dân Gian Thú Vị Trong Ngày Tết Phù Hợp Với Mọi Lứa Tuổi
-
Gợi ý Các Trò Chơi Dân Gian Ngày Tết Vui Nhộn, Phù Hợp Với Mọi Người
-
Top 9 Trò Chơi Ngày Tết Tại Nhà Khiến Bé Thích Mê, Cả Nhà Gắn Kết
-
Các Trò Chơi Dân Gian Vô Cùng Hấp Dẫn Nhất Trong Dịp Tết Cổ Truyền
-
20 Trò Chơi Dân Gian Ngày Tết Thú Vị Ở Việt Nam - BTaskee Blog
-
Top 7 Trò Chơi Dân Gian Ngày Tết độc đáo Và Thú Vị Nhất - Yêu Trẻ
-
Trò Chơi Dân Gian Ngày Tết - 11 Trò Chơi Hấp Dẫn Và Thú Vị Nhất
-
Những Trò Chơi Dân Gian Trong Dịp Tết Cổ Truyền Việt Nam
-
Những Trò Chơi Dân Gian độc đáo Dịp Tết Cổ Truyền - YouTube