64% Học Sinh Từng Nhìn Thấy Nữ Sinh đánh Nhau - PLO

Qua kết quả khảo sát, đúng như lo ngại của nhiều người, chuyện nữ sinh đánh nhau ngay trong khuôn viên trường học không phải là chuyện hiếm. Với câu hỏi “Bạn có thường nhìn thấy các nữ sinh đánh nhau trong khuôn viên trường?”, 64% học sinh cho biết đã từng nhìn thấy.

Bên cạnh, nhận xét về hiện tượng học sinh đánh nhau, đâm chém nhau trong thời gian gần đây, 56% giáo viên cho rằng tình trạng bạo lực đang gia tăng, học sinh đang có xu hướng giải quyết mâu thuẫn bằng sức mạnh.

67% học sinh đã chọn giải pháp tích cực khi nhìn thấy bạn bè đánh nhau: can ngăn bạn, gọi người lớn can thiệp... Bên cạnh cũng có 2,6% học sinh trả lời sẽ cổ vũ khi nhìn thấy bạn đánh nhau. Để lý giải việc không can ngăn khi nhìn thấy bạn bị đánh, hơn một nửa (54%) các em giải thích sợ bị trả thù. Lý do khác có số lượng học sinh trả lời nhiều thứ hai là: “chuyện riêng của ai, người đó tự giải quyết”. Kết quả này cho thấy vấn đề đáng lo ngại khác là lối sống Makeno (mặc kệ nó) đang hình thành một cách đáng sợ trong lứa tuổi học trò.

64% học sinh từng nhìn thấy nữ sinh đánh nhau ảnh 1

Học sinh trường Trần Khai Nguyên tìm hiểu bản thăm dò về “Bạo lực học đường”. Ảnh: HTD

Bày tỏ thái độ của mình trước sự việc không có học sinh nào can ngăn khi chứng kiến bạn bị đánh, thái độ của các nam sinh và nữ sinh có phần khác nhau. Đáp án “Các bạn nam đứng xem không can ngăn không đáng mặt nam nhi” chiếm câu trả lời của các nữ sinh nhiều nhất (25%) thì chỉ có 17% nam sinh chọn đáp án này. Tuy nhiên, với câu trả lời cảm thấy việc không can ngăn bạn đánh nhau là “bình thường, chuyện ai người đó lo” thì số đông chọn đáp án này là nữ sinh (14%, trong khi số nam sinh chọn câu trả lời này là 3%). Đáp án được nhiều nam sinh chọn (33%) là: “cần phải can ngăn, dù có nguy hiểm cho bản thân”.

Các thầy cô giáo cũng trả lời có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng bạo lực trong trường học. Trong nhiều nguyên nhân từ gia đình, nguyên nhân được nhiều thầy cô chọn nhất là “do cha mẹ bận rộn, không quan tâm dạy dỗ con” (45%).

Nguyên nhân từ nhà trường và xã hội dẫn đến tình trạng bạo lực gia tăng được nhiều thầy cô chọn lần lượt là: “các môn học giáo dục công dân, đạo đức chưa hiệu quả và chưa phù hợp” (31%), thiếu hoạt động tư vấn giúp học sinh tháo gỡ vướng mắc tâm lý là 17%.

Nguyên nhân gia tăng bạo lực học đường từ môi trường xã hội có 67% giáo viên cho rằng do “ảnh hưởng của văn hóa phẩm xấu, có 5% cho rằng do pháp luật chưa nghiêm, 10% cho rằng do khuynh hướng giải quyết mâu thuẫn bằng sức mạnh đang phổ biến”.

82% giáo viên đã chọn giải pháp ôn hòa như tháo gỡ vướng mắc về tâm lý cho học sinh hoặc tổ chức cho các em đối thoại với nhau để giải quyết tình trạng bạo lực. Chỉ 18% đề nghị áp dụng các biện pháp mạnh như giao cho công an xử lý, kỷ luật, đuổi học... Về lâu dài, các thầy cô cũng nêu ý muốn nên đổi mới chương trình dạy học các môn giáo dục công dân, đạo đức, nâng cao kỹ năng sống cho học sinh hơn là kết hợp với công an hay xây dựng “mật báo viên” trong lớp học để phòng ngừa bạo lực.

Bạo lực học đường gia tăng

64% học sinh từng nhìn thấy nữ sinh đánh nhau ảnh 2

57% giáo viên cho rằng bạo lực học đường đang gia tăng. 6% cho là chỉ do báo chí thổi phồng 22% cho rằng bạo lực chỉ là hành vi cá biệt.

Môi trường xã hội ô nhiễm nghiêm trọng

64% học sinh từng nhìn thấy nữ sinh đánh nhau ảnh 3

68% giáo viên cho rằng do ảnh hưởng văn hóa phẩm độc hại

10% cho rằng do khuynh hướng giải quyết mâu thuẫn bằng sức mạnh gia tăng.

5% cho rằng pháp luật chưa nghiêm minh. 5% cho rằng chưa có giá trị đạo đức mới thay giá trị truyền thống Á Đông.

Cha mẹ thiếu quan tâm

64% học sinh từng nhìn thấy nữ sinh đánh nhau ảnh 4

46% giáo viên: do cha mẹ thiếu quan tâm tới con.

4% cho rằng cha mẹ đối xử khắc nghiệt làm con ức chế sinh ra bạo lực.

4% : cha mẹ nêu gương xấu.

9% : cha mẹ nuông chiều làm con hư

Cần tìm giải pháp tâm lý giáo dục

64% học sinh từng nhìn thấy nữ sinh đánh nhau ảnh 5

Hơn 36% giáo viên đề nghị tìm giải pháp tháo gỡ vướng mắc tâm lý cho học sinh.

Hơn 7% đề nghị tổ chức đối thoại.

Hơn 7% đề nghị chuyển cho công an xử lý.

5% đề nghị đuổi học; 6,1 % đề nghị áp dụng kỷ luật theo quy chế nhà trường.

Giáo dục chưa đáp ứng yêu cầu đào tạo

64% học sinh từng nhìn thấy nữ sinh đánh nhau ảnh 6

32% giáo viên cho rằng các môn học đạo đức, giáo dục công dân chưa phù hợp, chưa hiệu quả.

10% cho rằng giáo viên chủ nhiệm và giám thị chưa phát huy vai trò.

17% cho rằng thiếu các hoạt động tư vấn học đường.

4% cho rằng hoạt động đoàn, đội chưa hiệu quả.

Biện pháp cơ bản: Giáo dục kỹ năng sống và đạo đức con người

64% học sinh từng nhìn thấy nữ sinh đánh nhau ảnh 7

29% giáo viên đề nghị giáo dục kỹ năng sống. 28% đề nghị đổi mới môn giáo dục công dân và đạo đức.

Hơn 2% đề nghị kết hợp với công an quản lý học sinh.

Nữ sinh đánh nhau: chuyện không hiếm gặp

64% học sinh từng nhìn thấy nữ sinh đánh nhau ảnh 8

64% học sinh đã từng nhìn thấy nữ sinh đánh nhau, trong đó gần 2% nhìn thấy thường xuyên, gần 17% thỉnh thoảng, hơn 45% từng nhìn thấy.

33% học sinh giữ thái độ "Mackeno"

64% học sinh từng nhìn thấy nữ sinh đánh nhau ảnh 9

30% học sinh sẽ can các bạn đánh nhau.

21% bỏ đi nơi khác và 12% đứng xem, cổ vũ

Không can ngăn vì sợ bị trả thù

64% học sinh từng nhìn thấy nữ sinh đánh nhau ảnh 10

54% học sinh giải thích là sợ bị trả thù.

22% cho rằng chuyện ai người đó lo.

Hơn 6% cho rằng thích xem đánh nhau

Thấy nữ sinh đánh nhau: không ít học sinh coi là chuyện thường

64% học sinh từng nhìn thấy nữ sinh đánh nhau ảnh 11

30% cảm thấy sợ.

21% thấy bực mình.

15% thấy bình thường và 1% thấy vui.

Điều đáng mừng: Đa số lên án hiện tượng đánh hội đồng

64% học sinh từng nhìn thấy nữ sinh đánh nhau ảnh 12

70% học sinh phê phán những bạn đứng xem không can ngăn là vô cảm, trong đó 22% phê phán các bạn trai không đáng mặt con trai, 23% quyết định sẽ can ngăn dù có nguy hiểm tới bản thân.

10 % cho rằng chuyện ai người ấy lo.

Giải quyết mâu thuẫn: Không nhờ thầy cô

64% học sinh từng nhìn thấy nữ sinh đánh nhau ảnh 13

66% học sinhchọn giải pháp nói chuyện ôn hòa.

10% mặc kệ, không cần giải quyết.

6% thưa với thầy cô và chỉ có 2% nói chuyện với cha mẹ

NHÓM PHÓNG VIÊN

Từ khóa » Hiện Tượng Học Sinh Nữ đánh Nhau