7 Bệnh Da Thường Gặp Nhất ở Trẻ Sơ Sinh Và Cách điều Trị

Bệnh về da ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh dễ mắc các bệnh ngoài da - Ảnh: Pixabay

Làn da của trẻ sơ sinh rất yếu ớt, mong manh. Chính vì vậy, trẻ sơ sinh thường dễ mắc các bệnh về da. Nếu không được theo dõi và điều trị kịp thời, các bệnh da liễu ở trẻ sơ sinh có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và thẩm mỹ của trẻ.

Dưới đây là những chia sẻ của BookingCare về các bệnh da liễu thường gặp ở trẻ sơ sinh. Hy vọng bài viết sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích cho cha mẹ trong quá trình chăm sóc cho bé.

Bệnh da về thường gặp ở trẻ sơ sinh

Vàng da

Vàng da là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Vàng da ở trẻ sơ sinh gồm 2 dạng là vàng da sinh lý hoặc vàng da bệnh lý. 

Vàng da sinh lý thường sẽ tự biến mất sau một thời gian ngắn. Ngược lại, vàng da bệnh lý rất nguy hiểm do trẻ có thể bị hôn mê, co giật. Vì vậy các bậc cha mẹ cần biết cách phát hiện vàng da ở trẻ sơ sinh là dạng nào để biết cách điều trị cho đúng.

Vàng da sinh lý thông thường sẽ biến mất trong vòng 1 tuần với trẻ đủ tháng và 2 tuần với trẻ non tháng. 

Màu da vàng nhẹ và chỉ vàng ở vùng mặt, cổ, ngực và vùng bụng phía trên rốn. Vàng da không kèm theo các triệu chứng bất thường khác như thiếu máu, gan lách to, bỏ bú, lừ đừ,... Ngoài ra, nước tiểu của trẻ sơ sinh có màu tối hoặc màu vàng và phân nhạt màu.

Vàng da bệnh lý thường là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó. Vàng da bệnh lý sẽ xuất hiện sớm trong vòng 24 giờ sau sinh. Vàng da bệnh lý có biểu hiện là da màu đậm, không  tự hết sau 1 tuần với trẻ đủ tháng và 2 tuần đối với trẻ thiếu tháng.

Vàng da là căn bệnh dễ nhận thấy được bằng mắt thường. Cha mẹ nên chú ý quan sát trẻ để biết khi nào cần đưa bé đi khám và điều trị bệnh vàng da.

Chàm sữa

Chàm sữa (lác sữa) ở trẻ sơ sinh là tình trạng khá thường gặp. Chàm sữa là giai đoạn đầu tiên của căn bệnh chàm thể tạng. Lúc mới phát bệnh, cơ thể trẻ chỉ xuất hiện nốt hồng rồi chuyển thành mụn nước có màu đỏ sau đó nứt da và tiết dịch, có vảy và bong tróc.

Chàm sữa thường xuất hiện ở các vị trí như mặt, hai má sau đó lan ra tay chân hay cơ thể. Chàm sữa có thể tự khỏi khi trẻ được 2 - 4 tuổi. Tuy nhiên, nếu đến tuổi đó vẫn không khỏi thì trẻ có nguy cơ mắc chàm thể tạng.

Chàm sữa tuy không thế nhưng khó điều trị nếu để lâu. Vì vậy, cha mẹ nên lưu ý cho con đi khám chàm sữa khi có những biểu hiện như sau:

  • Thường xuất hiện ở trẻ trên 6 tháng tuổi
  • Xuất hiện ở các khu vực trên mặt, 2 má, lan ra toàn cơ thể, tay chân,…
  • Biểu hiện ban đầu là các nốt mẩn đỏ, sau đó chuyển thành mụn nước nhỏ với màu đỏ gây nứt da, đóng vảy và bong tróc vảy
  • Vùng da bị chàm thô ráp, có vảy li ti, da bị khô và căng
  • Một số trẻ xuất hiện kèm thêm triệu chứng dị ứng của bệnh hen suyễn và viêm mũi
  • Trẻ khó chịu, quấy khóc, khó ngủ, bỏ bú
  • Trẻ bị ngứa, gãi liên tục vào vùng da bị chàm dẫn đến mụn nước bị vỡ và chảy máu
Bệnh chàm sữa
Trẻ gãi nhiều có thể khiến mụn nước vỡ và chảy máu - Ảnh: twitter.com

Rôm sảy

Rôm sảy là căn bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt là vào mùa hè ở nước ta với khí hậu nóng bức, oi ả khiến trẻ tiết ra nhiều mồ hôi.

Mồ hôi không thoát ra ngoài hết và bị ứ đọng lại do tuyến mồ hôi ở trẻ phát triển chưa hoàn chỉnh. Rôm sảy là gây ra tình trạng nốt nổi mẩn đỏ to như đầu kim, hình tròn hoặc lấm tấm, đầu rôm có một chút nước, đỏ ở xung quanh.

Các vị trí mọc rôm sảy thường là đầu, cổ, ngực, lưng. Rôm sảy gây ra cảm giác ngứa ngáy, nóng rát, trẻ nhỏ thường vô thức gãi ngứa dễ làm da bị lở do viêm nhiễm.

Rôm sảy là bệnh do quá nóng mà ra. Bên cạnh nguyên nhân thời tiết, trẻ có thể bị rôm sảy do mặc quá nhiều quần áo hoặc quần áo làm bằng các chất liệu không thấm hút, sốt cao, ở trong lồng kính, trẻ chơi đùa, vận động nhiều,...

Bệnh rôm sảy không thể nào tự khỏi nếu như cha mẹ không có các biện pháp can thiệp kịp thời.

Thậm chí, bệnh có thể tái phát nhiều lần và nghiêm trọng hơn rất nhiều so với lúc đầu, gây tổn thương vào sâu bên trong da, có thể dẫn tới tình trạng không có mồ hôi lan rộng, trẻ dễ bị kiệt sức, mạch đập nhanh, nôn ói liên tục...

Hăm tã

Hăm tã thường gặp ở trẻ dùng bỉm thường xuyên và tầm từ 3 đến 15 tháng tuổi. Hăm tã xảy ra khi bé đổ mồ hôi nhiều, nước tiểu đọng lại trong tã bỉm lâu nhưng lại bị tã bịt kín, không được thông thoáng khiến da bị tổn thương.

Hăm tã gây ngứa ngáy khiến trẻ phải liên tục gãi. Tuy nhiên, càng gãi càng khiến da bị trầy xước, dễ nhiễm khuẩn hoặc có thể nhiễm nấm do ẩm ướt.

Một số nguyên nhân chính gây ra hăm tã ở trẻ sơ sinh mà cha mẹ cần lưu ý:

  • Bỉm gây ẩm ướt cho vùng da của bé trong thời gian dài, tạo cơ hội cho vi khuẩn trong phân kết hợp với nước tiểu phát triển gây hại đến làn da của bé
  • Da bé bị chà xát với bỉm, làn da của trẻ có thể bị dị ứng với hương liệu, chất tẩy rửa  dùng giặt tã
  • Đồ ăn lạ khiến trẻ bị hăm tã, nhất là khi trẻ bắt đầu ăn dặm. Thức ăn lạ khiến trẻ đi đại tiện nhiều hơn bình thường và vùng da quanh hậu môn của bé dễ tấy đỏ và hăm
  • Nhiễm nấm men hoặc nấm Candida. Nấm phát triển tốt ở nơi ấm và ẩm, nhất là bên dưới tã lót

Nổi hạt kê

Mụn kê ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện ở các vùng trán, mũi và hai má của trẻ, những mụn này sẽ lan rộng theo thời gian gây ngứa ngáy và làm cho da bé trở nên sần sùi.

Mụn kê thường không đau, không ngứa và không gây nguy hiểm đối với trẻ. Tuy nhiên, nếu cha mẹ chăm sóc không đúng cách sẽ gây ra biến chứng, khiến vùng da mụn kê bị kích ứng hoặc viêm nhiễm và để lại di chứng trên da trẻ suốt đời.

Mụn hạt kê xuất hiện và gây ra một số triệu chứng như xuất hiện các sẩn nhỏ màu trắng, tập trung thành đám trên da hoặc rải rác, sẩn màu đỏ hồng trên có mụn nước nhỏ, đôi khi có mụn mủ trắng xen lẫn ở vùng da bài tiết nhiều mồ hôi như ngực, lưng, trán. 

Khi trẻ bị mụn hạt kê, cha mẹ không cần quá lo lắng nhưng cũng không nên chủ quan. Nếu cần, cha mẹ nên cho trẻ thăm khám với bác sĩ để biết cách chăm sóc trẻ, tránh để xảy ra sai lầm dẫn đến biến chứng.

Mụn hạt kê
Cha mẹ không nên chủ quan khi trẻ nổi hạt kê - Ảnh: giadinhmoi.vn

Viêm da tiết bã

Viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh là một bệnh về da mạn tính thường gặp. Ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ, bệnh thường khởi phát sớm lúc 2-10 tuần tuổi và nhìn chung sẽ hết lúc 8-12 tháng tuổi trước khi có thể xuất hiện trở lại ở tuổi dậy thì. 

Viêm da thường xuất hiện ở các vị trí như vùng tã lót, mặt, vùng nếp gấp (vùng sau tai, vùng nách, vùng bẹn),đỉnh đầu.

Viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh gây ra các triệu chứng vảy nhờn, dính trên đỉnh đầu sau đó dần lan tỏa khắp da đầu tạo hình ảnh giống như chiếc mũ (hay còn gọi là "cứt trâu") hoặc đỏ da ở vùng tã lót.

Ngoài ra, bệnh còn biểu hiện dưới dạng mảng vảy kèm ít hồng ban ở các vị trí nhiều tuyến bã nhờn như giữa lông mày, giữa trán giữa 2 lông mày, nếp gấp mũi má, quanh mí mắt, sau tai, trước xương ức, giữa xương bả vai, dưới nếp gấp vú, rãnh sau tai, ống tai ngoài.

Viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh không nguy hiểm nhưng khiến trẻ khó chịu và gây mất thẩm mỹ. Bệnh có thể tiến triển tốt nếu trẻ được chăm sóc và điều trị đúng cách.

Vì vậy, khi trẻ bị viêm da tiết bã, cha mẹ nên cho con thăm khám với các bác sĩ Da liễu để  sớm có phương pháp điều trị phù hợp.

Mề đay

Mề đay ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ là bệnh da liễu thường gặp (còn gọi là mày đay). Đây là căn bệnh khó điều trị, cộng thêm trẻ có thói quen gãi ngứa có thể khiến bệnh nặng hơn.

Nổi mề đay ở trẻ em là hiện tượng trên da xuất hiện các đám sẩn đỏ không đều, nổi gồ trên bề mặt da, có thể liên kết thành mảng. Nổi mề đay mẩn ngứa chia thành 2 dạng: Mề đay cấp tính và mề đay mạn tính

Dấu hiệu đặc trưng của bệnh mề đay là nổi mẩn đỏ, ngứa da, sưng tấy... Trẻ bị nổi mày đay bên cạnh yếu tố di truyền thì có thể do sức đề kháng yếu, dị ứng thực phẩm, dị ứng hóa chất, dị ứng thời tiết, cơ địa dị ứng, thay đổi thời tiết, sử dụng thuốc,...

Trẻ bị nổi mề đay sẽ ngứa ngáy khắp người, quấy khóc, hay cáu, bỏ ăn ảnh hưởng tới sức khỏe và tám lý của trẻ. Đặc biệt, cha mẹ cần sớm cho con đi khám khi trẻ có các dấu hiệu dị ứng kèm khó thở, đau bụng, đi ngoài phân lỏng, sưng phù môi, mắt...

Để điều trị mề đay hiệu quả, an toàn và tránh tái phát lâu dài, bên cạnh các biện pháp làm chăm sóc mề đay cho trẻ tại nhà, cha mẹ nên đưa con đến khám với các bác sĩ Da liễu để được thăm khám và tư vấn.

Điều trị bệnh về da ở trẻ sơ sinh

Để bảo vệ là da non nớt, yếu ớt của con, cha mẹ cần có trang bị kiến thức đầy đủ để chăm sóc cho con. Mỗi bệnh ngoài da ở trẻ sơ sinh cần có những cách chăm sóc và điều trị khác nhau.

Trong trường hợp trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ mắc bệnh ngoài da, cha mẹ nên cho con đi khám với các bác sĩ Da liễu để được hướng dẫn chăm sóc và điều trị cho con đúng cách.

Với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, nhiều cha mẹ ngại đưa con đi khám tại các bệnh viện, phòng khám vì trẻ còn nhỏ, yếu ớt đồng thời hay quấy khóc, không hợp tác khi chờ đợi đến lượt cũng như khi bác sĩ kiểm tra bệnh.

Trong trường hợp đó, phụ huynh có thể đăng ký cho con thăm khám với các bác sĩ từ xa qua video. Sau khi xem hình ảnh và cha mẹ mô tả triệu chứng ở trẻ, các bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán và hướng dẫn cha mẹ cách chăm sóc cũng như điều trị cho trẻ sao cho đúng cách.

Hướng dẫn cách đăng ký khám với các bác sĩ Da liễu từ xa:

  • Cách 1: Vào phần đặt lịch bác sĩ da liễu từ xa tại đây.
  • Cách 2: Truy cập trang chủ BookingCare và tìm kiếm "Bác sĩ Da liễu từ xa".
  • Lựa chọn bác sĩ, khung giờ khám và điền thông tin đầy đủ.
  • Thực hiện thanh toán để xác nhận lịch khám.
  • Tải app BookingCare về máy điện thoại và đăng nhập bằng mã OTP gửi về máy.
  • Tải lên hình ảnh triệu chứng bệnh, kết quả thăm khám, đơn thuốc (trước đó) nếu có để bác sĩ kiểm tra trước.
  • Bác sĩ chủ động liên lạc với bệnh nhân khi đến giờ đăng ký.
Bác sĩ Da liễu từ xa
Đăng ký khám với bác sĩ Da liễu từ xa - Ảnh: BookingCare

Phòng tránh bệnh về da cho trẻ sơ sinh tại nhà

Để phòng tránh các bệnh ngoài da cho trẻ, cha mẹ nên chú ý thực hiện các biện pháp phòng tránh:

  • Cho bé mặc quần áo cotton hoặc vải lụa
  • Chơi ở nơi thoáng mát, sạch sẽ
  • Tắm rửa thường xuyên hàng ngày bằng xà phòng dịu nhẹ
  • Cha mẹ không nên tự ý dùng loại kem hoặc gel bôi cho bé sơ sinh
  • Trường hợp bệnh không tự hết sau một thời gian ngắn và có biểu hiện nặng hơn thì cần cho con thăm khám sớm với bác sĩ.

BookingCare - Nền tảng chăm sóc sức khỏe toàn diện hiện đang hỗ trợ bệnh nhân kết nối với các bác sĩ Da liễu từ xa, bên cạnh việc đặt lịch tại các bệnh viện, phòng khám. Hy vọng cha mẹ sẽ lựa chọn được phương pháp phù hợp khi có nhu cầu cho bé thăm khám bệnh Da liễu.

Từ khóa » Các Loại Bệnh Về Da ở Trẻ Em