7 Biểu Tượng May Mắn Trong Văn Hóa Nhật Bản - Song Han Tourist

Không ngoa khi nói văn hóa Nhật Bản luôn có vô vàn những điều độc đáo so với các quốc gia khác. Và tôn giáo tín ngưỡng, tâm linh tại Nhật luôn có những điều bí ẩn thôi thúc mọi người tìm hiểu và khám phá. Điểm qua 7 biểu tượng may mắn được người Nhật xem trọng ngay dưới đây!

1. Đồng 5 Yên Nhật

Trong văn hóa của người Nhật, đồng 5 yên được xem như một biểu tượng may mắn về tiền bạc, tài chính. Vì chúng được phát âm đồng nghĩa với từ “kết duyên”. Ý nói giúp gắn kết, nên duyên với những tin tức may mắn trong tài chính, ngày một thịnh vượng hơn.  Đồng 5 Yên tương tự tờ tiền 2 Dollar ở Mỹ. 

Đồng 5 yên - Biểu tượng may mắn của người Nhật

Đồng 5 yên - Biểu tượng may mắn của người Nhật (Nguồn: Flickr)

Khi du lịch Nhật Bản bạn có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh những đồng xu 5 yên nằm gọn gàng trong ví của nhiều người. Bởi trong văn hóa Nhật Bản, mọi người tin rằng nếu tháng lương đầu tiên bạn nhận được và bỏ đồng 5 yên vào ví thì về sau không còn lo thiếu thốn tiền bạc. 

Điều này còn được thể hiện trong nét văn hóa tặng quà của người dân xứ Phù Tang. Khi tặng cho người thân, bạn bè một chiếc ví người ta thường thêm vào đó đồng 5 yên như cách gửi lời chúc một cách tinh tế và đầy ý nghĩa.

2. Búa Thần Kỳ Uchide No Kozuchi

Uchide No Kozuchi trong tiếng Nhật được gọi là “chiếc búa nhỏ thần kỳ”. Đây chính là biểu tượng may mắn trong văn hóa Nhật Bản xuất phát từ câu chuyện dân gian nổi tiếng “Cậu bé tí hon” Issun Boshi. 

Chiếc búa thần kỳ trong văn hóa Nhật Bản

Chiếc búa thần kỳ trong văn hóa Nhật Bản (Nguồn: Flickr)

Chuyện kể rằng Issun Boshi được sinh ra với kích cỡ chỉ bằng ngón tay cái. Tuy nhiên, cậu lại sở hữu hình hài lành lặn và lớn lên với sức mạnh phi thường. Trong một lần gan dạ, Issun đã ngồi lên chiếc tô, xuôi theo dòng nước để đến nơi ở của lãnh chúa xin làm cận vệ thì bị nhạo báng và cười khinh. Tuy vậy, công chúa thì lại hết mực thích cậu vì trong cậu khá đáng yêu. 

Trong một lần dạo chơi, công chúa bị quái vật tấn công, Issun Boshi đã ra tay bảo vệ nàng. Quái vật dễ dàng nuốt cậu vào bụng nhưng Issun không bỏ cuộc. Cậu đã đánh trả dữ dội, đâm vào bao tử quái vật khiến cho nó phải ói cậu ra và đau đớn bỏ chạy. Quái vật đi và bỏ lại chiếc búa thần. Khi đó, cô công chúa nhanh nhẹn cầm búa lên và hô to “Cầu cho Issun được lớn lên”. Lời cầu xin của công chúa đã linh nghiệm, Issun bỗng trở về với kích thước to lớn, cường tráng của một nam nhi độ tuổi đó. Hai người đã kết hôn và sinh sống với nhau đến trọn đời.

Khám phá biểu tượng đặc biệt của nước Nhật

Khám phá biểu tượng đặc biệt của nước Nhật (Nguồn: Flickr)

Khi đến các đền chùa Nhật Bản bạn sẽ dễ dàng bắt gặp chiếc búa Uchide No Kozuchi này. Đôi khi, chúng được treo như một vật trang trí hoặc được dùng để cầu may. Nhiều người khi đến đây sẽ cầm cây búa vẫy vài cái sau đó đọc lời cầu nguyện của mình. Người Nhật tin rằng khi làm điều này thì ước nguyện của bạn sẽ thành sự thật.

3. Mèo Maneki Neko

Maneki Neko chắc hẳn là biểu tượng may mắn quen thuộc mà nhiều người thường bắt gặp. Nguồn gốc mèo Maneki Neko xuất phát từ Nhật Bản. Tuy nhiên, ngày nay bạn dễ dàng thấy những chú mèo xinh xắn này tại khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là các cơ sở kinh doanh của người châu Á. 

Mèo Maneki được vẽ với các nét đặc sắc

Mèo Maneki được vẽ với các nét đặc sắc (Nguồn: Flickr)

Mèo Maneki là hình ảnh biểu tượng của chú mèo Tama - vật nuôi của vị thầy tu nghèo tại đền Gotokuji vào thời Edo (1603 - 1867). Tama đã cứu sống 6 vị samurai trong gang tấc bằng một cái vẫy tay khiến cho các vị samurai này tiến lại nhìn. Bất chợt, cơn bão kéo đến và sấm sét đánh ngay nơi họ vừa đứng khiến cho các vị có một phen hoảng loạn. Để bày tỏ lòng biết ơn, các samurai đã cho xây dựng lại chùa thật khang trang và nổi tiếng nhất khu vực thời đó. Đồng thời, đền cũng được đổi tên thành Gotokuji năm 1697. 

Khu vực trưng bày Maneki tại đền chùa ở Nhật

Khu vực trưng bày Maneki tại đền chùa ở Nhật (Nguồn: Flickr)

Không lâu sau đó Tama qua đời và được chôn cất tại vườn địa đàng và hình tượng Maneki Neko ra đời nhằm tưởng nhớ về chú mèo thông minh Tama. Ngày nay, khi đến các đền chùa Nhật Bản bạn sẽ dễ dàng bắt gặp khu vực trưng bày chú mèo may mắn này!

Chủ quán trưng bày mèo may mắn

Chủ quán trưng bày mèo may mắn (Nguồn: Flickr)

Maneki Neko - biểu tượng may mắn trong văn hóa Nhật Bản - ngày càng trở nên nổi tiếng hơn và được nhiều người chọn mua, mang về để cầu sự thịnh vượng. Với mỗi hình dạng, màu sắc và cử chỉ khác nhau, Maneki mang một ý nghĩa khác nhau. 

Ví dụ: mèo màu trắng tượng trưng cho sự hạnh phúc vẹn nguyên; màu hồng đại diện cho cầu duyên; màu vàng cho tài lộc và đặc biệt là màu tam thể - màu được nhiều người chọn nhất - tượng trưng cho sự may mắn nhất trong tất cả các màu.

4. Bùa May Mắn Omamori

Nhiều người khi nhắc đến bùa sẽ nghĩ ngay đến mặt xấu. Tuy nhiên trong văn hóa Nhật Bản, bùa lại được bán rộng rãi tại khắp mọi nơi, đặc biệt là trong các đền chùa. Khi du lịch Nhật Bản bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những túi được may hết sức tinh xảo hay còn được gọi là Omamori. 

Treo Omamori tại nhà

Treo Omamori tại nhà (Nguồn: Flickr)

Omamori với hình dạng chiếc túi bé bé được đính một chiếc chuông nhỏ và bày bán với nhiều màu sắc khác nhau. Bùa may mắn Omamori được dùng để cầu may, mang đến cho gia chủ sự che chở và hỗ trợ đường công danh, sự nghiệp phát triển thịnh vượng. 

Tại từng địa phương hoặc từng ngôi đền chùa, Omamori sẽ được may với các họa tiết khác nhau. Tùy thuộc vào những điều nguyện ước của bạn ở chuyện học hành, tình duyên hay sự nghiệp để chọn một Omamori với ý nghĩa tương tự. 

Bùa may mắn với nhiều màu sắc xinh xắn

Bùa may mắn với nhiều màu sắc xinh xắn (Nguồn: Flickr)

Tuy nhiên, khi thỉnh Omamori bạn cần lưu ý những điều sau đây để tránh để lại những hậu quả không mong muốn:

- Cất giữ Omamori tại nơi sạch, trên cao

- Không vứt Omamori vào thùng rác. Vì điều này thể hiện sự bất kính đối với những thần linh, thay vào đó bạn hãy mang trở lại chùa - nơi bạn đã thỉnh Omamori về.

- Không mở bùa ra. Vì văn hóa Nhật Bản cho rằng nếu mở Omamori ra thì chúng sẽ không còn linh nghiệm nữa.

5. Thẻ Gỗ Ema

Bước vào các ngôi đền chùa Nhật Bản, nhiều du khách sẽ không khỏi thích thú khi chiêm ngưỡng khu vực treo các bảng gỗ Ema. Trên này ghi các lời ước nguyện của mọi người với những nét chữ đáng yêu. Văn hóa Nhật Bản còn gọi Ema với cái tên hết sức đáng yêu là "thư gửi các vị thần"

Thẻ gỗ Ema được treo ở đền chùa

Thẻ gỗ Ema được treo ở đền chùa (Nguồn: Flickr)

Ema xuất phát từ câu chuyện trong tôn giáo Thần Đạo. Người Nhật cho rằng khi viết điều ước của bạn lên tấm thẻ gỗ này và thật sự thành tâm cầu nguyện điều này thì điều ước sẽ thành sự thật.

Nhiều lời ước được khắc trên Ema

Nhiều lời ước được khắc trên Ema (Nguồn: Flickr)

Nếu thời gian trước, Ema chỉ được vẽ các hình ảnh tôn giáo đặc trưng như bạch mã, rồng, cá chép... thì ngày nay chúng đã được biến tấu phù hợp với mục đích cầu nguyện của mỗi người. Đây cũng được xem là món quà thích hợp để dành tặng gia đình khi du lịch Nhật Bản với mỗi thẻ gỗ Ema sẽ có giá từ 500-1000 yên. 

6. Lật Đật Daruma

Lật đật Daruma là biểu tượng may mắn thường xuất hiện trong những ngày lễ trọng đại của đất nước và được người dân Nhật Bản trưng bày tại nhà. Mặc dù có vẻ ngoài trông khá đáng sợ nhưng Daruma lại là linh vật ý nghĩa trong văn hóa Nhật Bản. Daruma là khắc họa của hình tượng Đức Phật Đạt Lai Lạt Ma khi đang ngồi thiền. 

Hình tượng lật đật Daruma

Hình tượng lật đật Daruma (Nguồn: Flickr)

Thông thường, văn hóa của người Nhật sẽ thỉnh Daruma tại các chùa về và trưng trên bàn làm việc hoặc những nơi trang trọng để cầu mong những điều may mắn. Daruma khi mua về 1 bên mắt sẽ không được vẽ. Vì khi ai đó sở hữu lật đật này sẽ mang về vẽ lên và cầu nguyện. Có như vậy thì Daruma mới thật sự linh nghiệm và ước mong của người đó sẽ thành sự thật. 

Daruma được làm bằng thủ công

Daruma được làm bằng thủ công (Nguồn: Flickr)

Tương tự như những bùa may mắn của xứ sở Hoa anh đào, bạn sẽ không được vứt lật đật Daruma bừa bãi. Sau mỗi năm, người ta sẽ quay lại chùa và thực hiện đốt để nguyện ước thành công.

7. Quẻ Xăm Vận Mệnh Omikuji

Trong các dịp đi đền chùa, văn hóa của người Nhật thông thường sẽ xin quẻ xăm vận mệnh hay còn được gọi là Omikuji. Omikuji là hình thức dự đoán tương lai với các lĩnh vực phong phú. Quẻ Omikuji thường sẽ có 2 chiều hướng là "Đại Cát" có nghĩa là may mắn và "hung" có nghĩa là quẻ xăm xấu. 

 Omikuji gắn với nhiều lời dự đoán tương lai

Omikuji gắn với nhiều lời dự đoán tương lai (Nguồn: Flickr)

Trước hết, bạn sẽ phải trả một mức phí do đền chùa đó quy định và đọc lời cầu nguyện của mình và lắc hộp. Bạn lắc hộp đến khi nào quẻ xăm hở ra thì sẽ nhận được mẫu giấy tương ứng. Hình thức này khá giống với văn hóa xin xăm tại Việt Nam. Thông thường, những quẻ xăm tốt người ta sẽ giữ lại và mang về nhà. Còn những quẻ xăm xấu sẽ được treo lại trong chùa để hóa giải. 

Du khách đang lắc hộp chọn quẻ xăm

Du khách đang lắc hộp chọn quẻ xăm (Nguồn: Flickr)

Văn hóa Nhật Bản được tôn vinh do những ý nghĩa tinh thần tuyệt vời mang đến cho người dân và du khách. Nếu có cơ hội đến đây, bạn sẽ cảm nhận sâu sắc hơn về những biểu tượng may mắn này. Và biết đâu bạn sẽ tìm được một vật phù hợp để cầu may trong thời gian tới!

Khám phá các nét đẹp trong văn hóa Nhật Bản tại đây: https://songhantourist.com/van-hoa 

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Công ty TNHH TM Du lịch và Dịch vụ Sông Hàn - Chi nhánh TP.HCM

Địa chỉ: Lửng 01, tầng lửng, Tòa nhà Trung tâm Tài chính Bảo Việt, 233 Đồng Khởi, P.Bến Nghé, Q.1

Hotline: 02873012939

Email: [email protected] 

Từ khóa » Thần May Mắn Nhật Bản