(7 Bước) Cài đặt Wordpress Trên VPS Linux CentOS 6/7 Dễ Dàng
Có thể bạn quan tâm
(Mới) Nhóm riêng trên Telegram dành cho các bạn đầu tư crypto. Tham gia tại đây.
7 bước cài đặt WordPress trên VPS Linux CentOS 6/7 dễ dàng Nội dung: Heading 3 ExampleHeading 4 ExampleHeading 3 ExampleHeading 4 Example- Trang chủ
- Blog
- Hosting - Domain
- 7 bước cài đặt WordPress trên VPS Linux CentOS 6/7 dễ dàng
Không như shared hosting đã có sẵn các công cụ để cài WordPress, thì việc thuê VPS để chạy 1 site WordPress bạn phải tự thao tác bằng các câu lệnh và thư mục.
Nhưng những thao tác này cũng không đến nỗi khó, ngược lại nếu bạn làm quen thì sẽ cảm thấy nó vô cùng dễ dàng. Mình sẽ chia nhỏ ra 7 bước để bạn có thể làm theo.
Nếu bạn chưa có VPS có thể chọn:
- VPS từ A2hosting
- VPS từ Vultr
Hãy xem video hướng dẫn này, các câu lệnh hãy copy từ bài viết dưới đây:
Bước 1 : Trỏ IP từ domain về server.
Thực ra bước này bạn làm trước hay sau cũng được, nhưng mình mang nó lên đầu tiên để khi làm xong các bước bên dưới là website chạy được luôn, ko phải chờ đợi nữa.
(Vì sau khi trỏ IP từ domain về cần đợi 1 khoảng thời gian cho nó ổn định)
Bạn mua domain ở nhà cung cấp nào thì vào quản lý domain để làm thao tác này. Ở hướng dẫn này, mình ví dụ domain của mình đang nằm ở Namecheap thì mình vào phần MANAGE của domain đó :
Mỗi nhà cung cấp sẽ khác nhau nên bạn tự kiếm chỗ để trỏ IP nhé
GỢI Ý
Nếu bạn hỏi mình học online về MMO, kinh doanh, chạy quảng cáo ở đâu là oke nhất thì bấm vào link dưới đây xem xu hướng nhé. Hơn 50000 người đang học chứ không chỉ riêng mình
XEM XU HƯỚNG HỌC TẬPChuyển sang tab Advanced DNS :
Add New Record (Nếu nó có sẵn record nào mà không phải bạn add vào thì xóa hết đi nhé) :
- Loại Record : Chọn A Record
- Host : Chọn @
- Value : Điền địa chỉ IP của host, bất cứ VPS hay máy chủ nào mà bạn thuê đều có IP riêng.
Bước 2 : Cài Hocvps Script
Trước khi thao tác bước này, hãy đảm bảo bạn biết sử dụng Bitvise SSH Client để truy cập vào VPS từ máy tínhvà Notepad++ để chỉnh sửa file dữ liệu. Nếu chưa biết sử dụng, hãy xem 2 mục cuối cùng tại Hướng dẫn thuê VPS của A2hosting
Sau khi truy cập vào VPS, bạn hoàn toàn có thể tạo cơ sở dữ liệu, thêm các thành phần để cài đặt WordPress trên VPS, tuy nhiên với 1 người không chuyên như mình, mình cần 1 script đã được viết sẵn để dễ dàng thao tác & quản lý VPS hơn.
Và mình chọn Hocvps Script để làm việc này.
Để cài Script này vào VPS của bạn, bạn sẽ mở Terminal Console và chạy dòng lệnh sau :
curl -sO https://hocvps.com/install && bash install
Trong lúc cài đặt, script sẽ hỏi bạn một số thông tin :
- Phiên bản PHP : Bạn chọn 5.6 hoặc bản mới nhất cũng được, điền số tương ứng và Enter
- Domain của bạn : Ghi tên miền bạn đang muốn cài và nhấn Enter
- Port : Bạn điền cổng do bạn tự nghĩ (Bạn nhớ số cổng là được). Xong nhấn Enter
Script sẽ chạy khoảng tầm 1 phút là cài đặt xong. Sau khi hoàn thành, service của bạn sẽ tự động khởi động lại, và Bitvise SSH sẽ tự động kết nối lại.
Ở bước này, nếu không thấy nó tự động kết nối hoặc kết nối lỗi, bạn chọn Abort rồi Login lại theo các thông tin cũ.
Khi đăng nhập bằng Bitvise SSH, sử dụng port 2222 (Thử 22 nếu không được).
Khi kết nối lại thành công, bạn sẽ tìm đến thư mục root sẽ thấy 1 file là hocvps-script.txt. Ở trong file này sẽ chứa các thông tin quan trọng server của bạn, bao gồm mật khẩu để truy cập database mà sẽ dùng ở bước sau.
Bước 3 : Tải WordPress phiên bản mới nhất về VPS
Điều quan trọng đầu tiên, bạn cần phải cài WordPress vào đúng vị trí của nó. Là thư mục home/tendomain/public_html. Như mình cài WordPress cho domain affhub.io thì mình vào thư mục hình bên dưới.
Tiếp theo, bạn mới Terminal Console ra và thao tác truy cập thư mục này bằng lệnh : (Sau các lệnh thì bạn tự biết là gõ Enter nhé)
cd /home/tendomain/public_html
Bạn có thể copy đường dẫ rồi paste vào cho đúng, ví dụ:
cd /home/affhub.io/public_html
Tiếp đó bạn tải WordPress về thư mục này bằng lệnh
wget http://wordpress.org/latest.tar.gz
Tiếp đó, bạn giải nén file vừa tải về với câu lệnh
tar -xzvf latest.tar.gz
Bước 4 : Tạo và thiết lập database.
Database hay còn gọi là cơ sở dữ liệu là nơi lưu trữ các thông tin quan trọng cho trang WordPress của bạn. Bạn cần phải tạo ra 1 database mới bằng cách sau :
Đăng nhập mySQL bằng câu lệnh :
mysql -u admin -p
Nó sẽ hỏi mật khẩu thì bạn tìm trong file hocvps-script.txt như bước 1 mình đã đề cập nhé.
Bạn thực hiện tiếp các câu lệnh sau:
- Tạo database mới:
create database dbname; (dbname là tên bạn tự đặt)
- Tạo và thiết lập quyền cho user:
create user username@localhost identified by ‘password'; (username bạn tự đặt, mình đặt tên giống database luôn cho dễ nhớ, password bạn cũng tự đặt)
- Thiết lập quyền cho user:
grant all on dbname.* to username@localhost; (Thay dbname và username cho đúng nehs)
- Xác thực tất cả thao tác ở trên bằng lệnh FLUSH:
FLUSH PRIVILEGES;
Hiển thị trong Terminal Console như hình bên dưới là chuẩn :
Xong xuôi hết bạn dùng lệnh exit để thoát khỏi mySQL :
exit
Bước 5 : Tạo và chỉnh sửa file wp-config.php
Tiếp tục sử dụng Terminal Console, chú ý là vẫn phải thao tác trong thư mục chứa WordPress nhé. Nếu bạn lỡ thoát ra thư mục chính của VPS thì phải dùng lại lệnh cd để vào lại thư mục cài WordPress.
Còn nếu bạn thao tác liên tiếp như ở trên mình hướng dẫn thì sau khi dùng lệnh exit để thoát khỏi mySQL thì nó vẫn sẽ ở thư mục WordPress (public_html)
Bây giờ, bạn sẽ tạo ra 1 file wp-config.php, chức năng của file này là nhằm kết nối các file của bạn với database mới được tạo ở bước 3, giúp cho trang web của bạn có thể chạy được.
Thực chất trong file WordPress đã tải về ở bước thứ 2, đã chứa file config sample (File config mẫu), giờ bạn chỉ cần nhân bản file này, giữ nguyên nội dung file mới và đặt tên file mới là wp-config.php.
Thao tác bằng cách chạy lệnh :
cp ./wordpress/wp-config-sample.php ./wordpress/wp-config.php
Tiếp theo, để chỉnh sửa file này và cấu hình nó, bạn dùng SFPT Window tìm đến thư mục chứa nó : /home/tendomain/public_html/wordpress
Nếu bạn không thấy file, có thể dùng nút reload folder để server cập nhật lại :
Bạn sẽ edit file này bằng cách bấm chuột phải, chọn Edit with :
Sử dụng Notepad++ để edit (Chưa có thì donwload về và cài vào máy tính nhé):
Giờ bạn điền các thông tin database mà bạn đã tạo ở bước trước bao gồm :
- Database name
- Username
- Password
Xong xuôi bạn lưu file lại : Nhấn Ctrl + S hoặc chọn File => Save
Bước 6 : Di chuyển thư mục WordPress ra bên ngoài
- Thư mục chứa WordPress hiện tại : /home/ten-domain/public_html/wordpress
- Để website chạy, bạn phải mang thư mục này ra folder : /home/ten-domain/public_html/
Bạn dùng Terminal Console chạy lệnh sau :
Tất nhiên, vẫn phải thao tác trng thư thư mục mà bạn đang cài webiste, nếu lỡ ra rồi thì dùng lệnh cd để vào lại
mv -f ./wordpress/* ./
Chạy tiếp 1 lệnh sau đây để hoàn tất:
sudo chown nginx:nginx * -R
Bước 7 : Website đã chạy, hoàn tất cài đặt
Tới đây, bạn đã hoàn tất việc cài đặt WordPress trên server linux chạy CentOS. Bạn hãy thử vào webiste của bạn và thấy nó đã chạy. Và yêu cầu bạn làm 1 số thao tác đầu tiên.
Chọn ngôn ngữ English rồi bấm Continue :
Điền 1 số thông tin về website (Những thứ này có thể sửa lại sau) :
- Site Title : Tiêu đề
- Username : Tên đăng nhập
- Password : Mật khẩu
- Your email : Email của bạn
Xong xuôi nhấn Install WordPress
Sau khi quá trình đặt chạy xong, bạn đã có thể đăng nhập vào wp-admin webiste của bạn và bắt đầu sử dụng 1 trang web chạy WordPress.
Chúc các bạn thực hiện thành công.
Bình luận?
Kéo xuống bên dưới 1 chút nữa bạn sẽ thấy phần bình luận. Hoặc tham gia ngay vào các cộng đồng của mình:
Telegram Channel
Hướng dẫn ngắn, chất lượng cao về MMO, kinh doanh
Facebook Group
Tối ưu hóa thu nhập từ website với 30k+ thành viên
(HOT) Bạn có thể nhận tư vấn tự động của mình tại đây: https://hoc.marketing/tuvan
Đăng ký nhận những hướng dẫn mới nhất từ Thế Khương
Okie luôn Label {} [+] Tên của bạn* Email của bạn* Label {} [+] Tên của bạn* Email của bạn* 43 Comments Inline Feedbacks View all comments HungXin cảm ơn bạn đã chia sẽ, nó rất bổ ích
Trả lời Thuan ChauAD cho em hỏi giữa Cài CentOS rồi dùng lệnh để cài WordPress và cài WordPress qua One click Application có sẵn trên Vultr khác nhau ra sau vậy ạ?
Trả lời Tác giả Thế Khương Reply to Thuan ChauOne click Application của Vultr thì nhanh gọn hơn. Tuy nhiên mình chưa biết cách cài nhiều website trong 1 VPS thông qua tính năng này.
Trả lời Thuan Chau Reply to Thế KhươngNếu cài theo cách này thì có đầy đủ tính năng như cách cài theo lệnh không vậy AD?
Trả lời Tác giả Thế Khương Reply to Thuan ChauĐầy đủ tính năng bạn nhé
Trả lời Thuan Chau Reply to Thế KhươngCảm ơn AD.
Trả lời tuấnAnh ơi Em làm theo cách của anh và đã cài được 1 trang wordpress. Nhưng khi e cài thêm 1 trang nữa thì lại không được. Sau cái bước đăng nhập vào bitvise ssh thì em điền câu lệnh cài đặt hocvps: curl -sO https://hocvps.com/install && bash install thì nó lại báo lỗi Line 46: rpm: command not found Hocvps script is only compatible with CentOS 6 or CentOS 7 Aborting script… Anh có thể chỉ em cách khắc phục được không ạ?
Trả lời Khôi Trịnh (Support) Reply to tuấnTham khảo bài viết này bạn https://kiemtiencenter.com/cai-nhieu-wordpress-vps/
Trả lời NSTChào bạn, mình đăng nhập vào SSH Client nhưng sau khi điền Host, Port, Username và ấn login, hiện cửa sổ điền mật khẩu. Mình điền mật khẩu vào thì ko login được. Nó báo lỗi “authentication failed. remaining authentication methods ‘publickey gssapi-keyex gssapi-with-mic”. Bạn giúp mình cách khắc phục với. cám ơn bạn!
Trả lời Khôi Trịnh (Support) Reply to NSTTham khảo qua 2 mục cuối bài viết này đi bạn https://kiemtiencenter.com/thue-a2hosting-vps/#Tap_ket_noi_voi_VPS_bang_Bitvise_SHH
Trả lời LongA ơi, em làm xong bước 1 bước 2, sau khi cài đặt xong không vào vps được nữa, dù đã thử port 22 hay 2222 đều không được, a giúp e với ạ
Trả lời Khôi Trịnh (Support) Reply to LongReset lại thử đi bạn, vẫn ko được thì tham khảo qua 2 mục cuối bài viết này https://kiemtiencenter.com/thue-a2hosting-vps/
Trả lời Bìnhem chạy hocvps Script thì bị lỗi No such file or directory là sao ạ
Trả lời Tác giả Thế Khương Reply to BìnhE cài vpssim thay thế xem sao nhé.
Trả lời Thanhem đã có website, giờ em muốn chuyển sang VPS thì cũng làm như trên hay sao ạ? Cách làm trên là đối với 1 website mới tinh hay website đã có lâu rồi ạ? Nếu như đã có thì sau khi em làm như thế thì tất cả các cài đặt trên website của em trước đây có bị reset từ đầu hay là không ạ? Em cảm ơn!
Trả lời Phúc Lợi (Support) Reply to ThanhChào bạn, – Đúng rồi bạn. – VPS dành cho web đã có lượng truy cập lớn mà share hosting ko đáp ứng đc. nếu web bạn chưa có truy cập lớn thì không cần chuyển cũng đc. – Không bị nha, bạn chỉ thay đổi dịch vụ lưu trữ khác thôi.
Trả lời Thanh Reply to Phúc Lợi (Support)Lượt truy cập khoảng bao nhiêu 1 ngày thì dùng được loại VPS 5 USD này ạ
Trả lời Phúc Lợi (Support) Reply to ThanhTầm 1k/ ngày thì bạn nên chuyển nhé.
Trả lời ThànhGiữa vpssim và hocvps thì nên xài cái nào vậy ad?
Trả lời Phúc Lợi (Support) Reply to ThànhChào bạn, vấn đề này bạn tìm review từ google hoặc các group trên facebook nha.
Trả lời hoàngADd cho mình hỏi lúc trước mình có cài web abc.com bằng hocvps giờ mình add 1 trang khác bằng hocvps là xyz.com nhưng trang này lại bị chuyển hướng sang trang abc.com là trang ban đầu. Giờ phải làm sao ad giúp giùm
Trả lời Phúc Lợi (Support) Reply to hoàngChào bạn, bạn tìm các blog chuyên về hocvps để hỏi nhé, bọn mình chỉ dùng share hosting và VPS đc cấu hình sẵn.
Trả lời Binhmình làm đến bước 7 rồi nhưng chưa vào được tên miền của mình để chỉnh sửa. có phải do tên miền mình trỏ về host chưa được ổn phải đợi 1 thời gian nữa đúng không ad (vì mạng mẽo chỗ mình hơi yếu Mong AD phản hồi!
Trả lời Tấn Trực (Support) Reply to BinhChào bạn, sau khi trỏ tên miền có thể mất một khoảng thời gian để tên miền trỏ về đến host. Bạn đợi xem sao nhé.
Trả lời Binh Reply to Tấn Trực (Support)ad ơi em đợi 1ngay rồi vào tên miền trên google vẫn ko đc. toàn lỗi tải trang là như nào ạ! Mong ad phản hồi ạ
Trả lời Tác giả Thế Khương Reply to BinhThường 25-30p thôi, 1 ngày là có vấn đề rồi.
Bạn check kỹ xem đã trỏ IP từ domain về VPS chính xác chưa nhé.
Còn nếu bạn mới làm web thì nên dùng shared hosting chứ chưa nên dùng VPS làm gì
Trả lời Bình Reply to Thế KhươngNếu xóa mấy cái cũ đi trỏ lại có sao không ạ
Trả lời Tác giả Thế Khương Reply to BìnhKhông sao e ơi, ở cài đặt domain thì e xóa đi trỏ lại thoải mái nhé.
Trả lời Bình Reply to Thế KhươngOk a
Trả lời Tải thêm bình luận wpDiscuz {"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}Bài viết liên quan
Hướng dẫn chọn domain phát triển website, blog, thương hiệu
Hướng dẫn mua tên miền (Domain) tại Namecheap để làm website
(Hướng dẫn thao tác) Mua hosting quốc tế giá rẻ & cài đặt WordPress
Hướng dẫn làm website miễn phí bằng WordPress (free domain & hosting)
wpDiscuzInsertTừ khóa » Cài đặt Wordpress Trên Vps
-
Hướng Dẫn Cách Cài đặt Wordpress Trên VPS đơn Giản Nhất - BKHOST
-
Hướng Dẫn Cài đặt WordPress Trên VPS Trong 5 Phút - Vuihocweb
-
Hướng Dẫn Cài Wordpress Trên VPS Và Nhận $103 Chi Tiết
-
Cách Cài đặt WordPress Trên Máy Chủ ảo (VPS)
-
Hướng Dẫn Cài đặt WordPress Trên Mọi Nền Tảng Và Thiết Lập Cơ Bản
-
Hướng Dẫn Cài đặt Website WordPress Trên VPS Centos OS 6 -scrip ...
-
Hướng Dẫn Cách Cài Thủ Công WordPress Trên VPS - Helpdesk INET
-
Cài đặt WordPress Trên VPS | ECNTT
-
Làm Thế Nào để Cài Wordpress Trên VPS Nhanh Chóng, Dễ Dàng?
-
Hướng Dẫn Cài đặt WordPress Trên VPS Linux CentOS Dễ Dàng
-
Hướng Dẫn Cài đặt WordPress Trên VPS Trong 1 Phút | Hitek Center
-
Script Tự động Tải Và Cài đặt WordPress Trên VPS
-
Hướng Dẫn Cài đặt Wordpress Trên VPS
-
Cài đặt Wordpress Trên VPS | Website, Wordpress, Chồng - Pinterest