7 Bước Cấp Chứng Nhận ISO 22000:2018 Chi Tiết Nhất (2022)
Có thể bạn quan tâm
Doanh nghiệp bạn đang triển khai sản xuất theo quy trình an toàn vệ sinh thực phẩm, hay cụ thể hơn là xây dựng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm trong doanh nghiệp, thì chứng nhận ISO 22000:2018 là tiêu chuẩn luôn được nhắc đến. Và bạn cũng thừa biết nó là một phần quan trọng cho bất kỳ doanh nghiệp nào hoạt động trong lĩnh thực phẩm.
Do đó, làm sao để xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000:2018 hiệu quả nhất? làm sao sản phẩm đạt chứng chỉ ISO 22000? Thì bạn cần phải nắm được kiến thức từ cơ bản đến nâng cao khi thực hiện đồng thời phải nắm rõ các bước trong quy trình thực hiện cấp giấy chứng nhận ISO 22000.
Cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 là gì?
ISO 22000 có tên đầy đủ là ISO 22000 Food safety management systems – Requirements for any organization in the food chain (Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm – Yêu cầu đối với các tổ chức trong chuỗi thực phẩm).
Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 là bộ tiêu chuẩn quốc tế do Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ban hành nhằm xây dựng hệ thống kiểm soát vệ sinh an toàn trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm có phạm vi áp dụng mang tính quốc tế, phù hợp với xu thế; kinh tế hội nhập toàn cầu.
Tiêu chuẩn này có liên hệ với tiêu chuẩn ISO 9001.
03 yêu cầu cơ bản của chứng nhận ISO 22000:2018
1. Trao đổi thông tin:
- Trao đổi thông tin với những nhà cung ứng và khách hàng về việc xác định những mối nguy và những biện pháp kiểm soát.
- Đáp ứng được những yêu cầu của khách hàng, đây chính là điều kiện tiên quyết mà tổ chức, doanh nghiệp thực phẩm cần phải đáp ứng để có thể nhận được chứng nhận ISO 22000.
2. Quản lý hệ thống:
- Tổ chức, doanh nghiệp cần phải thiết lập, vận hành và cấp nhất hệ thống quản lý an toàn thực phẩm một cách hiệu quả nhất. Dựa trên cơ sở cấu trúc của hệ thống quản lý và những hoạt động quản lý chung của tổ chức, doanh nghiệp.
- Quản lý hệ thống sẽ mang đến lợi ích tối đa nhất không chỉ cho tổ chức, doanh nghiệp mà còn cả các bên có liên quan.
- Doanh nghiệp, tổ chức của bạn có thể áp dụng một cách riêng lẻ. Hoặc tích hợp cùng ISO 9001 khi quản lý điều hành tại cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm.
3. Những chương trình tiên quyết:
- Để có thể duy trì được một môi trường trong chuỗi cung ứng thực phẩm một cách vệ sinh và xuyên suốt thì đây là những điều kiện cơ bản và là hoạt động cần thiết
- Những hoạt động này sẽ phải phù hợp với yêu cầu của hoạt động kinh doanh, sản xuất. Mang đến sự an toàn đối với người tiêu dùng và sản phẩm cuối cùng.
07 bước cấp giấy chứng nhận ISO 22000:2018
Nếu doanh nghiệp bạn đang sản xuất theo quy trình cũ, chưa có hệ thống kiểm soát vệ sinh an toàn trong quá trình sản xuất, sản phẩm chưa được cấp chứng chỉ ISO 22000. Thì đã đến lúc cần phải xây dựng và nghiêm túc áp dụng một kế hoạch đảm bảo an toàn vệ sinh trong quá trình sản xuất và chế biến thực phẩm.
Dưới đây là 7 bước tư vấn cấp chứng nhận ISO 22000:2018 của Chất lượng Việt:
Bước 1: Khai thác thông tin ban đầu
Đầu tiên, bạn cần đăng ký chứng nhận ISO 22000, và cung cấp một số thông tin cơ bản:
- Bạn muốn đăng ký chứng nhận ISO 22000:2018 cho bao nhiêu sản phẩm?
- Diện tích nhà máy, quy mô, nhân sự,…
Sau khi có đầy đủ thông tin phạm vi áp dụng, sẽ tiến hành ký kết hợp đồng.
Bước 2: Khảo sát, đánh giá sơ bộ
Thành lập đoàn chuyên gia thực hiện các cuộc khảo sát đến đánh giá sơ bộ về tình hình thực tế đang áp dụng ISO 22000 cụ thể như thế nào về máy móc thiết bị, nhà máy sản xuất, nguyên liệu đầu vào,… để hình dung rõ hơn về chân dung khách hàng, xây dựng hệ thống tài liệu, quy trình áp dụng cho phù hợp với doanh nghiệp.
Bước 3: Đào tạo và hướng dẫn áp dụng
Sau khi đã khảo sát thực tế tại doanh nghiệp.
- Chất Lượng Việt sẽ tổ chức khóa đào tạo nhận thức cho nhân viên của doanh nghiệp, đảm bảo nhân sự hiểu rỏ về các quy định trong tiêu chuẩn ISO 22000:2018.
- Hướng dẫn viết quy trình, soạn tài liệu theo yêu cầu của tiêu chuẩn, phục vụ các hoạt động sau này của doanh nghiệp.
- Thống nhất ban hành hệ thống tài liệu. Thực hiện phân phối tất cả tài liệu đến các bộ phận phòng ban, đảm bảo thực hiện đúng quy định, biểu mẫu đã cập nhật trong hệ thống tài liệu.
- Thống nhất ban hành hệ thống tài liệu, sẽ tổ chức khóa đào tạo đánh giá viên nội bộ, để hướng dẫn triển khai dự án kỹ thuật, duy trì hệ thống.
- Sau khi tham gia đào tạo, các thành viên sẽ trở thành đánh giá viên nội bộ của doanh nghiệp giúp duy trì hệ thống cho đơn vị của mình.
Bước 4: Thực hiện đánh giá nội bộ
Chuyên gia Chất Lượng Việt kết hợp với chuyên gia đánh giá nội bộ của doanh nghiệp để thực hiện đánh giá nội bộ. Các đánh giá viên nội bộ của doanh nghiệp sẽ theo dõi để đánh giá tập sự nhằm học hỏi kỹ thuật và kinh nghiệm thực tế trong việc đánh giá.
Bước 5: Thực hiện đánh giá chứng nhận ISO 22000:2018
Tổ chức chứng nhận (Bên thứ 3) sẽ cử đoàn chuyên gia xuống tổ chức để đánh giá mức độ phụ hợp theo tiêu chuẩn ISO 22000:2018.
Bước 6: Cấp giấy chứng nhận ISO 22000:2018 và duy trì hệ thống
Sau khi hoàn thiện cuộc đánh giá và có kết luận, khắc phục lỗi đánh giá (nếu có), doanh nghiệp gửi đầy đủ bằng chứng cho đơn vị chứng nhận và đợi nhận giấy chứng nhận ISO 22000. Sau khi được chứng nhận, doanh nghiệp phải luôn luôn duy trì tính hiệu lực của tiêu chuẩn ISO 22000.
Bước 7: Đánh giá giám sát và chứng nhận lại
- Chứng nhận ISO 22000 có hiệu lực tối đa 3 năm (kể từ ngày cấp)
- Tới thời hạn giám sát theo quy định, Tổ chức chứng nhận thực hiện đánh giá giám sát định kỳ. Kết quả đánh giá giám sát sẽ là bằng chứng để để duy trì hiệu lực chứng nhận.
- Số lần đánh giá giám sát thông thường là 2 lần (12 tháng/lần). Các công việc đánh giá giám sát về cơ bản giống đánh giá chứng nhận lần đầu.
Chứng nhận ISO 22000:2018 là một giải pháp giúp bạn cải thiện quy trình sản xuất, chế biến sản phẩm mình và xây dựng niềm tin với khách hàng. Hy vọng bài viết về quy trình cấp chứng nhận ISO 22000:2018 này đã cung cấp đủ những thông tin bạn cần. Nếu có thắc mắc gì, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí nhé!
Xem thêm các bài viết liên quan:
- So sánh ISO 22000:2018 và FSSC 22000 phiên bản 5
- Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 – Tiêu chuẩn tốt nhất cho Công ty thực phẩm
- Hạn cuối chuyển đổi sang phiên bản ISO 22000:2018 tới ngày 29/06/2021
Từ khóa » Chứng Nhận Iso 22000 Phiên Bản 2018
-
Chứng Nhận ISO 22000:2018 - Hệ Thống Quản Lý An Toàn Thực Phẩm
-
Chứng Nhận Iso 22000 Phiên Bản 2018
-
Chứng Nhận ISO 22000:2018 - An Toàn Thực Phẩm - Hỗ Trợ 30% Chi ...
-
Tiêu Chuẩn ISO 22000:2018 - Hệ Thống An Toàn Thực Phẩm [Mới Nhất]
-
CHỨNG NHẬN ISO 22000:2018 | GOODVN - Chỉ định Bởi Bộ KH-CN
-
Quy Trình Cấp Chứng Nhận ISO 22000:2018 - Phiên Bản Mới Nhất
-
Chứng Nhận ISO 22000 - An Toàn Thực Phẩm, Uy Tín 2022
-
Cấp Chứng Nhận ISO 22000:2018 Phiên Bản Mới Nhất Cho Doanh ...
-
Tiêu Chuẩn ISO 22000:2018 PDF - Bản Tiếng Việt (Download)
-
Chứng Nhận ISO 22000:2018 Phiên Bản Mới Nhất - Tnvcert
-
Tiêu Chuẩn ISO 22000:2018 - 12 Nội Dung Chi Tiết - ATTP - Isocert
-
Giấy Chứng Nhận ISO 22000 Có Hiệu Lực Bao Lâu? - Isocert
-
Quy Trình Chứng Nhận ISO 22000:2018 | Chất Lượng Việt