7 Bước Dạy Bơi Cho Trẻ Theo Hướng Dẫn Từ Chuyên Gia
Có thể bạn quan tâm
Bơi lội là kỹ năng sống cần thiết với con và là môn thể thao có lợi cho sức khỏe. Do đó, cho bé tập bơi từ sớm nhưng vẫn không quên đảm bảo quy tắc an toàn. Để những buổi bơi lội của bé diễn ra hiệu quả và an toàn nhất, hãy tuân thủ theo một vài nguyên tắc dưới đây nhé. Ngoài ra, Sportslink cũng tham khảo ý kiến từ các chuyên gia về các bước dạy bơi cho trẻ hiệu quả. Chắc chắn với những kinh nghiệm này, bạn sẽ giúp bé yêu có một buổi đi chơi an toàn và thú vị hơn bao giờ hết. Cùng Sportlink tìm hiểu ngay thôi nào!
Nội dung chính
A. LƯU Ý KHI ĐƯA TRẺ ĐI BƠI
1. Phương pháp tập bơi theo độ tuổi
2. Những món đồ cần thiết khi đưa bé đi bơi
B. MẸO VUI CHƠI VÀ BƠI AN TOÀN TRONG HỒ BƠI
1. Ở cùng trong hồ bơi với trẻ mới biết đi
2. Giữ tầm quan sát trẻ ở mức an toàn
3. Nên có hàng rào an toàn cho hồ bơi gia đình
4. Mặc áo phao cho trẻ
5. Vệ sinh cá nhân sạch sẽ sau khi bơi
6. Đừng bỏ qua các quy tắc của hồ bơi
7. Cha mẹ nên tìm hiểu kỹ năng cứu sinh
8. Thời gian đi bơi cho sản phụ
9. Cho bé tham gia các lớp học bơi
C. CÁCH ĐỂ HẠN CHẾ TÌNH TRẠNG BÉ KHÓC KHI BƠI
1. Cách dỗ trẻ
2. Lời khuyên cho mẹ lần đầu đưa bé đi bơi
D. 7 BƯỚC DẠY BƠI CHO TRẺ ĐÚNG CÁCH VÀ AN TOÀN
1. Cho trẻ làm quen với nước
2. Hướng dẫn con đập chân dưới nước
3. Cho trẻ tập thổi bóng dưới nước
4. Tập cho trẻ cách đập tay
5. Hướng dẫn con bơi các đoạn ngắn
6. Cho trẻ tập thở dưới nước
7. Dạy trẻ cách nhảy trên bờ xuống dưới nước
A. LƯU Ý KHI ĐƯA TRẺ ĐI BƠI
Bơi lội không chỉ là một môn thể thao tốt cho sức khỏe mà còn giúp ích rất nhiều cho sự phát triển cả thể chất lẫn tinh thần bé. Có nhiều khóa học bơi được tổ chức cho trẻ từ 4 tuổi trở lên và trẻ từ 1 – 4 tuổi khi các con sẵn sàng muốn học bơi.
1. Phương pháp tập bơi theo độ tuổi
Thế nhưng, phụ huynh nên lưu ý rằng, mỗi trẻ phát triển khác nhau nên bé cũng có độ tuổi học bơi khác nhau. Cho bé làm quen với môi trường nước từ sớm là một cách giúp bé cảm nhận cuộc sống. Bài viết này sẽ giúp mẹ bắt đầu cho con tập luyện bơi lội từ sớm. Do đó, bạn cũng cần phân loại quá trình học bơi của các bé theo từng độ tuổi để đạt hiệu quả cao cũng như an toàn nhất.
1.1 Đối với trẻ sơ sinh
Bạn phải kiểm tra nhiệt độ của nước có đủ ấm không. Những bé dưới 6 tháng tuổi cần nhiệt độ tối ưu là 32°C. Nhiệt độ phải đủ ấm để giữ ấm cơ thể bé và giúp bé dễ dàng vận động trong nước.
Ngay khi thấy bé bắt đầu run vì lạnh, bạn nên cho bé ra khỏi hồ và lau người cho bé. Trẻ em dễ mất nhiệt hơn người lớn, vì vậy bé không nên ở trong hồ bơi quá lâu. Bạn có thể bắt đầu tập bơi cho bé trong 10 phút vào những lần đầu và tăng lên 20 phút trong những lần tiếp theo. Thời gian dưới nước cho bé dưới 1 tuổi tối đa là 30 phút.
>> Đọc thêm: Có nên cho trẻ sơ sinh tập bơi vào mùa hè?
Nếu bé bị cảm lạnh, tỏ ra khó chịu hay bụng có vấn đề, bạn không nên cho bé đi bơi mà nên đợi bé hồi phục hẳn sau ít nhất là 48 giờ. Nếu bé bị bệnh ngoài da, bạn có thể tham vấn ý kiến của bác sĩ xem liệu clo trong nước hồ bơi có gây kích ứng cho da bé không. Bạn phải nhớ tắm rửa sạch sẽ cho bé sau khi bơi và thoa kem dưỡng ẩm khắp người bé, đặc biệt là khi bé có làn da khô hoặc chàm.
1.2 Đối với bé 6 tháng tuổi
Khi 6 tháng tuổi (thời điểm mà bé đã có thể đạp nước tung tóe và cổ bé đã cứng), bé sẽ bắt đầu thích ở trong hồ bơi. Vì vậy, bạn có thể cho trẻ học bơi từ khi 6 tháng tuổi. Bạn không cần phải lo lắng về clo trong nước hồ bơi có thể ảnh hưởng đến bé hoặc thấy bé la hét trong những ngày học bơi đầu. Nếu thích nghịch nước thì bé cũng sẽ thích bơi ngay thôi. Bên cạnh đó, bạn cũng nên dành thời gian để bé quen dần với nước lạnh.
1.3 Đối với trẻ trên 4 tuổi
Đối với trẻ trên 4 tuổi, bạn cần lưu ý một số điều dưới đây trước khi con tập bơi nhé:
- Kiểm tra độ sâu của nước bằng cách để chân bé tiếp nước đầu tiên, đặc biệt với những trẻ mới tiếp xúc lần đầu
- Không để bé nhảy xuống khu vực nước nông của hồ bơi
- Không nhảy qua ống hồ bơi hoặc các đồ chơi khác ở bể bơi
- Tham gia các lớp học bơi để biết cách tiếp nước đúng cách.
- Phụ huynh phải quan sát bé cẩn thận. Bạn phải ở gần bé mọi lúc khi bé bơi ở trong hồ và đừng để bé một mình mà không ai canh chừng.
- Theo dõi thời gian bơi của bé. Mỗi lần bơi không được vượt quá 10 phút. Bạn có thể tăng dần thời gian lên và phải đưa bé ra khỏi hồ nếu bé có dấu hiệu lạnh run.
- Nếu bé lớn hơn một chút và thường hay nghịch ngợm, bạn hãy dạy con đừng chạy nhảy ở khu vực bờ hồ vì chỗ đó rất trơn trượt, dễ bị ngã. Bạn hãy cho bé mặc áo phao khi xuống hồ nhé.
Dù bơi ở bãi biển, hồ bơi ở nhà, hồ hay sông, bạn đều cần phải đảm bảo bé được an toàn khi ở gần các khu vực này. Bé và cả những người chưa biết bơi cần tuân thủ các quy tắc an toàn bơi lội để có thể tự tin khi xuống nước. Quy tắc này sẽ không bao giờ thừa, nhất là đối với trẻ nhỏ. Trước khi có bất cứ tai nạn không may nào xảy ra, bạn nên nắm vững các quy tắc an toàn trên để bé có thể tận hưởng được trọn niềm vui cùng môn bơi lội.
2. Những món đồ cần thiết khi đưa bé đi bơi
2.1 Một số món đồ nhỏ
- Đối với trẻ sơ sinh, bạn cần chuẩn bị tã bơi cho bé cũng như một bình sữa ấm để bé bú sau khi bơi, giúp bé lấy lại năng lượng. Ngoài ra, bạn cũng nên chuẩn bị thêm túi đựng tã
- Một khăn tắm to có phần trùm đầu
- Một ít bánh để ăn nhẹ nếu bé đã bắt đầu tập ăn dặm vì bơi rất dễ làm bé mau đói và một vài món đồ chơi để giúp bé cảm thấy không gian vui vẻ và thư giãn hơn
2.2 Quần áo bơi
Quần áo bơi là phụ kiện không thể thiếu cho trẻ khi tập bơi, chúng giúp bé có thể vận động thoải mái trong môi trường nước. Hiện nay ở các bể bơi đều có dịch vụ cho thuê quần áo bơi nhưng cha mẹ nên tự sắm cho con mình một bộ quần áo bơi chất lượng, phòng ngừa khả năng lây bệnh nếu có. Khi lựa chọn quần áo bơi cho bé các mẹ nên chú ý đến chất liệu của bộ trang phục , đồng thời tham khảo ý kiến của bé cho bộ quần áo đó nhé.
2.3 Mũ bơi
>> Tham khảo Nón bơi trẻ em (Nhiều màu) chất lượng cao
Mũ bơi cho trẻ được sử dụng nhằm mục đích ngăn sự tiếp xúc trực tiếp của các chất gây hại có trong nước với tóc, da đầu của trẻ. Các mẹ nên chọn loại mũ bơi tốt có chất liệu bằng cao su mềm và có thể ôm vừa đầu của trẻ. Bạn cũng cần lưu ý đến chất lượng sản phẩm, tránh mua phải hàng đểu nếu không bé có thể dễ dàng mắc các bệnh về da đầu khi sử dụng.
2.4 Kính bơi
Bể bơi là nơi có rất nhiều hóa chất, các chất thải, chất bẩn gây hại cho cơ thể. Vì thế, ngoài đồ bơi chất liệu tốt, chúng ta cũng nên trang bị các phương tiện bảo hộ như kính, mũ bơi... để bảo vệ cho các vùng nhạy cảm trên cơ thể, nhất là đôi mắt, tránh ảnh hưởng xấu và các bệnh tật gây hại.
2.5 Nút bịt tai
Nút bịt tai cũng là một dụng cụ cần thiết khi dạy bơi cho bé. Loại phụ kiện đi bơi này sẽ có tác dụng ngăn không cho nước vào tai, gây hiện tượng ù tai hoặc viêm nhiễm do vi khuẩn xâm nhập. Bạn sẽ chẳng muốn một ngày nào phát hiện bé bị viêm tai giữa phải không nào.
2.6 Kem chống nắng
Với kiểu bể bơi được thiết kế trong nhà, có thể thoa kem chống nắng với độ SPF ở mức 15 bởi ánh nắng mặt trời vẫn có khả năng xuyên qua cửa kính và tác động đến da. Khi bơi ngoài trời, cho dù trời không nắng vẫn nên thoa kem chống nắng để bảo vệ da. Hãy chọn loại kem chống nắng không thấm nước, có độ SPF ở mức 30. Mức SPF cao hơn sẽ khó thẩm thấu vào da khiến da dễ bị khô.
Thực tế, những lưu ý này rất dễ nhớ phải không nào? Nếu bạn sợ trí nhớ sau sinh giảm sút và hay quên, hãy chuẩn bị một túi đựng đồ bơi chuyên nghiệp để bỏ sẵn những phụ kiện bơi lội này cho bé. Đồng thời lên kế hoạch đưa bé đi bơi rõ ràng nhất để đảm bảo phù hợp với sức khỏe cũng như sự an toàn cho trẻ nhé!
B. MẸO VUI CHƠI VÀ BƠI AN TOÀN TRONG HỒ BƠI
Khi ở trong hồ bơi, cha mẹ, những người chăm sóc trẻ hoặc người lớn phụ trách hồ bơi phải luôn cảnh giác. Sau đây là một số mẹo để ngăn ngừa đuối nước cũng như bảo vệ bé tốt hơn ở mỗi buổi đi bơi:
1. Ở cùng trong hồ bơi với trẻ mới biết đi
Bạn không để trẻ chập chững biết đi hoặc những đứa trẻ khác một mình trong hồ bơi, ngay cả khi đang ở trong hồ bơi dành cho trẻ nhỏ. Chết đuối có thể xảy ra trong hồ bơi ngay cả khi độ sâu của nước chỉ 5cm.. Chính vì thế, cha mẹ hoặc người chăm sóc luôn phải ở cùng trẻ trong hồ bơi để bảo đảm an toàn ngay cả khi ở trong hồ bơi dành cho trẻ nhỏ.
2. Giữ tầm quan sát trẻ ở mức an toàn
Trẻ có thể chết đuối ngay cả trong nước cạn, chết đuối có thể xảy ra trong chưa đầy hai phút đối với trẻ. Phải chủ động giám sát trẻ mới biết đi ở khoảng cách gần để có thể hành động nhanh nếu xảy ra sự cố. Không sử dụng điện thoại khi giám sát trẻ.
3. Nên có hàng rào an toàn cho hồ bơi gia đình
Phải đảm bảo trẻ không thể vào hồ bơi mà không có người lớn giám sát. Khuyến cáo phải có hàng rào cách ly bốn mặt tách biệt hồ bơi khỏi nhà cũng như phần còn lại của sân.
4. Mặc áo phao cho trẻ
>> Click để tìm hiểu chi tiết sản phẩm: Phao tay trẻ em Intex 56643NP (Vàng)
Nhiều cha mẹ lấy một số vật dụng và đồ chơi nổi được trong nước cho trẻ mới biết đi sử dụng trong hồ bơi, nhưng những thiết bị này không ngăn ngừa được chết đuối. Để tăng độ an toàn, nên cho trẻ mặc áo phao. Tuy nhiên,vẫn phải giám sát kỹ khi trẻ ở dưới nước.
5. Vệ sinh cá nhân sạch sẽ sau khi bơi
Sau khi bơi, nên tắm lại bằng nước sạch rồi lau khô và dùng bông tai thấm khô nước trong tai, rửa mắt, mũi bằng dung dịch nước muối sinh lý. Vệ sinh sạch sẽ vùng kín bằng các dung dịch vệ sinh có hoạt tính dịu nhẹ. Lưu ý, phụ nữ trước và trong kỳ “đèn đỏ” hay đang điều trị viêm nhiễm phụ khoa thì không nên đi bơi.
6. Đừng bỏ qua các quy tắc của hồ bơi
Một số nguyên tắc thường thấy tại các bể bơi công cộng đó là: Không chạy, không nhảy cầu và không lặn trong nước nông là những quy tắc thường quy ở hồ bơi. Mặc dù trẻ mới biết đi không thể tham gia được vào những hoạt động này, nhưng những đứa trẻ lớn hơn có thể làm trẻ sợ hãi hoặc gây hại cho chúng. Báo với nhân viên cứu hộ nếu bạn thấy những đứa trẻ lớn hành động không an toàn cho bản thân và những đứa trẻ khác trong hồ bơi.
7. Cha mẹ nên tìm hiểu kỹ năng cứu sinh
Phụ huynh và những người chăm sóc trẻ nên được học các xử trí cấp cứu, để có thể cứu mạng sống của trẻ nếu sự cố xảy ra.
8. Thời gian đi bơi cho sản phụ
Tốt nhất, bạn nên đợi đến khi bé 6 tuần tuổi vì bạn có thể bị nhiễm trùng sau sinh nếu bơi sớm hơn. Nếu bạn sinh mổ hoặc phải cắt tầng sinh môn, bạn nên đợi lâu hơn, tốt nhất là sau khi bạn kết thúc lần kiểm tra hậu sản cuối cùng. Dù sinh thường, bạn cũng đã bị mất máu nhiều trong quá trình sinh sản. Thông thường, các mẹ sẽ bị sản dịch tới tận 6 tuần sau sinh.
Hầu hết các lớp bơi dành cho trẻ sơ sinh nhỏ nhất là 6 tuần tuổi. Bạn không cần phải đợi đến khi bé được tiêm ngừa đầy đủ mới cho bé tập bơi. Một điểm cần lưu ý là bạn nên cho bé bơi ở hồ có nhiệt độ nước khoảng 32°C là tốt nhất cho bé.
9. Cho bé tham gia các lớp học bơi
Các lớp học bơi thường bắt đầu khai giảng sớm và chiêu sinh vào mỗi dịp hè đến, trẻ sẽ được học bơi đúng phương pháp, giúp con thoải mái và tự tin trong nước.
C. CÁCH ĐỂ HẠN CHẾ TÌNH TRẠNG BÉ KHÓC KHI BƠI
Đối với việc làm quen một môi trường mới, nhiều trẻ em luôn cảm thấy sợ hãi và cần được bạn bao bọc, chở che. Để giúp các bé dễ dàng tiếp cận nước và nhanh chóng trở nên thích thú với môn bơi lội, hãy tham khảo một số bí quyết sau của Sportslink nhé:
1. Cách dỗ trẻ
Để hạn chế tình trạng bé khóc hoặc la hét, bạn có thể thực hiện một số điều sau:
Cho bé làm quen với nước từ từ. Giữ bé thật chặt và cho bé cảm giác an toàn.
Không cần phải vội vàng và luôn bắt đầu chậm. Cho bé di chuyển từ từ ở trong nước.
Khi bé đã quen, bạn có thể tạo cho bé một số hoạt động vui nhộn như đập nước.
Khen ngợi bé dù đó chỉ là một hành động rất nhỏ.
Mới bắt đầu, bạn có thể cho bé mặc áo phao hoặc sử dụng phao tay, phao lưng.
2. Lời khuyên cho mẹ lần đầu đưa bé đi bơi
Nếu đang cân nhắc việc cho bé tập bơi, bạn hãy nhớ một số lời khuyên sau:
1. Nhiệt độ cơ thể bé thường có xu hướng không ổn định. Vì vậy, đừng để bé bơi khi nước trong hồ quá nóng hoặc quá lạnh vì điều này có thể gây nguy hiểm cho bé.
2. Bạn nên cho bé ăn trước khi bơi 30 phút, ngay cả khi bé ăn thức ăn lỏng bởi bé cần phải tiêu hóa hết thức ăn trước khi bơi.
3. Nếu thức ăn dạng đặc, hãy cho bé ăn trước khi bơi ít nhất 1 giờ.
4. Sau khi bơi, bé sẽ cảm thấy đói bụng. Do đó, bạn hãy chuẩn bị sẵn một ít thức ăn nhẹ trong ba lô để sau khi bơi bé có thể ăn lót dạ. Tuy nhiên, bạn không đem thức ăn vào hồ bơi vì có thể gây hại cho bé.
D. 7 BƯỚC DẠY BƠI CHO TRẺ ĐÚNG CÁCH VÀ AN TOÀN
Để có thể dạy bơi cho trẻ em đúng cách, bố mẹ cần tham gia một khóa học dạy bơi. Việc này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách dạy bơi và những điều cần chú ý khi dạy bơi cho con. Dưới đây là 7 bước dạy bơi cho trẻ em an toàn, đúng cách mà bạn có thể tham khảo.
1. Cho trẻ làm quen với nước
Giữ trẻ dưới cánh tay và đi vòng quanh hồ bơi. Trong lúc đó bạn có thể trò chuyện với con để khiến con cảm thấy thoải mái và thích thú khi ở môi trường mới. Đây là cách giúp trẻ làm quen với nước nhanh chóng và an toàn nhất.
2. Hướng dẫn con đập chân dưới nước
Sau khi làm quen với nước, trẻ sẽ tiếp tục được học đập chân dưới nước. Bạn có trẻ bám vào thành hồ hoặc bậc cầu thang ở hồ bơi rồi hướng cho trẻ cách đập chân dưới nước đều đặn. Nếu không để trẻ bám vào thành hồ bạn có thể giữ hai tay con, tạo điểm tựa để con có thể đập chân. Nếu trẻ lớn, bạn cũng có thể chuẩn bị cho con miếng ván xốp cầm tay.
3. Cho trẻ tập thổi bóng dưới nước
Tập thổi bóng dưới nước là lúc cả cơ thể trẻ phải tiếp xúc với nước. Đầu tiên bạn cho con úp mặt xuống nước rồi từ từ thở ra những bọt nước. Tập cho trẻ quen dần với động tác này rồi cho trẻ lặn lâu hơn khi đã quen. Đồng thời, bạn cũng nên tập cho con mở mắt dưới nước bằng việc tổ chức một số trò chơi. Trong quá trình chơi sẽ giúp con giảm bớt sợ hãi với nước và phát triển một số kỹ năng khác.
4. Tập cho trẻ cách đập tay
Hướng dẫn trẻ kết hợp đập tay là bước tiếp theo khi dạy con học bơi. Bạn vòng tay qua ngang hông để giữ con thăng bằng trên nước. Đồng thời hướng dẫn con chuyển đập đập tay thế nào. Để con học nhanh hơn bạn có thể làm mẫu trước để con học. Sau khi đập tay đã thành thục bạn hướng dẫn cho con kết hợp cả tay và chân.
5. Hướng dẫn con bơi các đoạn ngắn
Sau khi đã tập thành thục các động tác trên bạn bắt đầu cho con học bơi các đoạn ngắn. Việc này giúp con làm quen với môi trường nước khi không có người lớn giúp và cũng giúp con học nhanh hơn. Khi đã bơi được các đoạn ngắn bạn tăng dần khoảng cách lên để con bơi các quãng dài hơn.
6. Cho trẻ tập thở dưới nước
Tập thở dưới nước là bước rất quan trọng khi bơi. Bạn hướng dẫn con cách nâng và hạ đầu dưới nước. Khi đã biết cách thở các con sẽ dễ dàng bơi được xa hơn.
7. Dạy trẻ cách nhảy trên bờ xuống dưới nước
Để hoàn thành các kỹ năng bơi lội cơ bản bạn cần dạy con cách nhảy từ trên thành hồ xuống nước như thế nào. Bạn phải chờ sẵn dưới nước để đỡ trẻ khi trẻ bắt đầu nhảy từ trên xuống. Sau đó giãn dần khoảng cách để con có thể bơi đến chỗ bạn được xa hơn.
Dạy bơi cho trẻ mang đến nhiều lợi ích cho sự phát triển của trẻ về cả thể chất lẫn tinh thần. Sau một ngày dài học tập mệt mỏi, bơi lội sẽ giúp bé cảm thấy sảng khoái, giải phóng nhiều năng lượng xấu trong người hơn, đồng thời giúp tăng chiều cao cũng như sức khỏe cho cơ thể. Sportslink hy vọng bài viết có thể giúp ích được cho các bà mẹ trong việc nuôi con khỏe - dạy con ngoan nhé!
Và nếu như bạn có nhu cầu tìm kiếm địa chỉ bán phụ kiện bơi lội cho trẻ uy tín và chất lượng, hãy đến với Sportslink. Hiện nay, Sportslink là một trong những đơn vị cung cấp kính bơi uy tín hàng đầu tại Tp.HCM và nếu bạn có nhu cầu mua phao bơi cho bé, bạn có thể đến trực tiếp kho hàng của chúng tôi tại địa chỉ: 148 Nguyễn Hữu Dật, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, TP.HCM. Hoặc bạn có thể truy cập các sàn thương mại điện tử như: Lazada, Shopee, Tiki,…tìm kiếm “phao bơi” và chọn nhà cung cấp Sportslink để tận hưởng ưu đãi từ các sàn nhé!
>> Đừng bỏ lỡ video về Kính bơi Balance bảo vệ mắt trẻ - Sportslink Channel
Từ khóa » Cách Dạy Trẻ Em Tập Bơi
-
7 Bước Dạy Bơi Cho Trẻ Em đơn Giản, Hiệu Quả Và An Toàn
-
Tự Dạy Con Tập Bơi đúng Cách - Báo Lao động
-
Dạy Bơi Cho Trẻ - Kỹ Năng Bơi Cơ Bản (Phần 1) | On Skills #10
-
5 Bước Cơ Bản Dạy Bơi Cho Trẻ Em Giúp Trẻ Học Nhanh, Không Sợ Nước
-
Dạy Bé Tập Bơi Với 8 Bước
-
Cách Dạy Bơi Cho Trẻ An Toàn, Hiệu Quả Mà Ai Cũng Dạy được
-
Các Bước Dạy Trẻ Tập Bơi Tại Nhà Dễ Dàng, An Toàn
-
Kinh Nghiệm Dạy Bơi ếch Cơ Bản, đúng Kỹ Thuật Nhất Cho Trẻ Em
-
Dạy Bé Sơ Sinh Tập Bơi: Tưởng Khó Hóa Dễ! - MarryBaby
-
Hướng Dẫn Các Bước Dạy Bơi Cho Trẻ
-
Cách Tập Bơi Cho Trẻ Em 3 Tháng Tuổi đến 6 Tuổi. Tập Bơi Cho Bé Tại ...
-
Cách Dạy Bơi Cho Trẻ Sơ Sinh Hiệu Quả Và An Toàn
-
Hướng Dẫn Bố Mẹ Cách Dạy Bơi Cho Bé 4 Tuổi An Toàn - Monkey
-
Dạy Bơi Cho Bé 1 Tuổi Và Tất Cả Những Gì Ba Mẹ Cần Biết - Monkey