7+ Cách đặt Tên Thương Hiệu Và 5 Nguyên Tắc Vàng Dễ Hiểu

Mở đầu: Bài viết chia sẻ 7 cách đặt tên thương hiệu và 5 nguyên tắc vàng dành cho Anh/Chị chuẩn bị khởi sự kinh doanh; kính mới quý Anh/chị xem tiếp phía dưới.

  1. 1. 7 Cách đặt tên thương hiệu
    1. 1.1. Sử dụng tên cá nhân
    2. 1.2. Tên viết tắt của cụm từ
    3. 1.3. Tên có từ khóa “sản phẩm/dịch vụ”
    4. 1.4. Tên riêng/sản phẩm/dịch vụ + địa danh
    5. 1.5. Quy mô lớn + sản phẩm
    6. 1.6. Tên ghép có ý nghĩa
    7. 1.7. Một số cách sáng tạo
  2. 2. 5 nguyên tắc vàng đặt tên thương hiệu cửa hàng
    1. 2.1. Dễ đọc, dễ ghi nhớ
    2. 2.2 Bản sắc thương hiệu
      1. 2.2.1. Hồn nghề
      2. 2.2.2. Hồn người
      3. 2.2.3. Hồn đất
      4. 2.2.4. Hồn nước
    3. 2.3. Bảo hộ được
    4. 2.4. Sự khác biệt
    5. 2.5. Phù hợp văn hóa
  3. 3. Cách đặt tên thương hiệu cá nhân hấp dẫn
    1. 3.1 Sử dụng họ và tên đầy đủ
    2. 3.2 Sử dụng họ + tên hoặc đảo tên + họ
    3. 3.3 Sử dụng tên ghép với tiếng Anh

1. 7 Cách đặt tên thương hiệu

Tên thương hiệu “thành công” là tên giúp cho khách hàng dễ đọc, dễ nhớ, và dễ có cảm xúc thì khách hàng mới “để mắt” đến thương hiệu của anh/chị trước rồi mới nói đến việc mua sản phẩm và dịch vụ. Bởi vì thế cách đặt tên thương hiệu chuẩn sẽ giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc làm Marketing, giúp khách hàng dễ nhận ra và hồi tưởng thương hiệu của mình, uy tín cho doanh nghiệp cũng từ đó mà tăng lên, góp phần không nhỏ vào việc tăng doanh số bán hàng.

Dưới đây, Bá đã thống kê ra 7 cách đặt tên và thống kê tham khảo tên thương hiệu nhằm giúp anh/chị có thể đặt được tên thương hiệu có ý nghĩa xuất sắc để thu hút được khách hàng.

1.1. Sử dụng tên cá nhân

Sử dụng tên cá nhân là hình thức sử dụng tên riêng của một cá nhân để đặt tên cho thương hiệu. Ví dụ như: Nguyễn Kim, Toyota…

Theo một thống kê thì trên thế giới có đến 1/4 số thương hiệu nổi tiếng được lấy từ tên riêng của nhà sáng lập.

Sử dụng tên cá nhân thành lập thương hiệu cần có một câu chuyện hấp dẫn cho riêng mình, hình thành sự đồng cảm trong cộng đồng.

Ưu điểm: Dễ dàng tạo sự tin tưởng, dễ đăng ký bảo hộ

Nhược điểm: Khó chuyển giao thương hiệu

1.2. Tên viết tắt của cụm từ

Ghép các chữ cái đầu trong một cụm từ cũng là một cách đặt tên thương hiệu được nhiều công ty lớn trên thế giới sử dụng, ví dụ: KFC là viết tắt của Kentucky Fried Chicken hoặc ACB là viết tắt của Asia Commercial Joint Stock Bank…

Sử dụng chữ cái đầu có thể làm thương hiệu trở nên ngắn gọn hơn nhưng sẽ gặp trở ngại là gây khó nhớ, khó nhận ra và hồi tưởng trong thời gian ngắn.

Vì thế đối với cách đặt tên thương hiệu này, đội ngũ marketing trong công ty cần mất khá nhiều thời gian và công sức định vị đến người tiêu dùng.

1.3. Tên có từ khóa “sản phẩm/dịch vụ”

Dựa vào ngành nghề kinh doanh cũng là một cách đặt tên thương hiệu quen thuộc, ví dụ: Vinamilk, Edu2Review hoặc TPbank…

Đặt tên thương hiệu dựa vào theo hình thưc này có phần rất lợi thế vì có thể giới thiệu được sản phẩm/dịch vụ đến người tiêu dùng thông qua thương hiệu, giúp họ nhận ra và hồi tưởng một cách nhanh chóng.

Nhược điểm khi sử dụng cách dựa vào sản phẩm/dịch vụ để đặt tên thương hiệu là quá đại trà sẽ rất khó bảo hộ, nhiều trường hợp sẽ bị trùng tên hoặc không tạo sự đặt biệt.

Mách nhỏ, Anh/Chị có thể thêm tên riêng + tên sản phẩm/dịch vụ đặt thành tên thương hiệu sẽ tạo được dấu ấn khác biệt.

1.4. Tên riêng/sản phẩm/dịch vụ + địa danh

Đây là một hình thức đặt tên thương hiệu được nhiều tổ chức ở Việt Nam sử dụng, ví dụ: Cua Cà Mau, Chè cô 7 Cần Thơ, Bánh Khọt cô 3 Vũng Tàu…

Ưu điểm của cách đặt tên này là dễ dàng định vị được sản phẩm/dịch vụ ở những nơi có thế mạnh, tạo lợi thế cạnh tranh sản phẩm.

Nhược điểm của cách đặt tên này là rất khó bảo hộ và dễ bị trùng lặp, không hiệu quả bền vững, lâu dài, không tạo được sự khác biệt lớn.

1.5. Quy mô lớn + sản phẩm

Cách đặt tên thương hiệu theo quy mô lớn cũng có rất nhiều công ty ở Việt Nam sử dụng, ví dụ: thế giới di dộng, thế giới nước hoa, siêu thị điện máy Chợ Lớn…

Ưu điểm của cách đặt tên này có lợi thế trong việc tạo sự uy tín, niềm tin đối với người tiêu dùng.

Nhược điểm của cách đặt tên này là sự cạnh tranh cao, khó bảo hộ và hay thường bị trùng thương hiệu trước đó.

1.6. Tên ghép có ý nghĩa

Đây là cách đặt tên thương hiệu được nhiều hãng trên thế giới và Việt Nam hay dùng, ví dụ: Facebook, Gojek,…

Ưu điểm của cách đặt tên này là dễ gây sự tò mò, yếu thích và thiện cảm từ người tiêu dùng. Tuy nhiên vẫn có nhược điểm là có độ cạnh tranh cao, dễ bị trùng lặp với các công ty tổ chức trước đó.

1.7. Một số cách sáng tạo

Đây là cách đặt tên thương hiệu gần đây được các công ty khởi nghiệp sử dụng, điển hình như:

  • Sử dụng âm thanh: TikTok, Cucku…
  • Sử dụng tính từ: Gofast, Now…

Xem thêm: Thương hiệu là gì? Các định nghĩa cơ bản cần biết

2. 5 nguyên tắc vàng đặt tên thương hiệu cửa hàng

Đặt tên thương hiệu cửa hàng hấp dẫn sẽ giúp khách hàng dễ nhận ra và hồi tưởng thương hiệu, từ đó thuận lợi hơn trong việc thu hút và giữ chân khách hàng và khách hàng tiềm năng.

Mỗi doanh nghiệp đương nhiên sẽ có chiến lược đặt tên thương hiệu cho riêng mình. Tuy nhiên đặt tên như thế nào chuẩn vẫn còn là dấu hỏi lớn đối với nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là cách đặt tên local brand. Cùng tham khảo một số cách đặt tên thương hiệu chuẩn nhất cho doanh nghiệp dưới đây:

2.1. Dễ đọc, dễ ghi nhớ

Đây chính là yếu tố tiên quyết của việc đặt tên một thương hiệu. Cho dù đặt tên thương hiệu bằng cách nào đi nữa thì cũng cần tuân thủ nguyên tắc “dễ đọc, dễ ghi nhớ”.

Điều này sẽ giúp cho thương hiệu dễ được lưu lại trong tâm trí người tiêu dùng và qua đó, khiến người tiêu dùng có thể “nhớ ngay” đến thương hiệu khi có nhu cầu mua sản phẩm.

Đặc biệt, một cái tên dễ đọc, dễ nhớ sẽ giúp rất nhiều trong việc giới thiệu sản phẩm: từ nhân viên, cho đến khách hàng quen thuộc – những ai muốn giới thiệu sản phẩm và chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp đến với nhiều người hơn.

Tuy nhiên, một cái tên khó nhớ, hoặc khó đọc sẽ hoàn toàn cản trở việc giới thiệu này.

Chính vì vậy, khi đặt tên thương hiệu, doanh nghiệp nên tham khảo việc sử dụng một cái tên đơn giản mà dễ gợi nhắc nhất, tránh sử dụng các tên mặt dù có nhiều ý nghĩa nhưng phiên âm khó đọc.

Cần lưu ý, việc dễ đọc cần đảm bảo các tệp khách hàng hướng đến đều có thể đọc được ở nhiều trình độ dân trí khác nhau. Không phải ai cũng có thể phát âm đúng ngôn ngữ mà thương hiệu đặt tên.

Trong phim bom tấn Ocean’s 8, một thương hiệu trang sức nổi tiếng ở vị thế hàng đầu trên thế giới, có bề dày phát triển mà dường như khó có tập đoàn trang sức nào sánh bằng – Cartier – lại có một cái tên mà đa số người biết tiếng Anh lại phát âm sai.

Đơn giản là vì Cartier là cái tên được đặt theo cách phát âm tiếng Pháp – quê hương của thương hiệu này.

Việc dễ ghi nhớ thể hiện ở tên thương hiệu gây sự ấn tượng, in sâu vào tâm trí người tiêu dùng; việc này cần đảm bảo một quy trình xây dựng bộ nhận diện một cách đồng bộ, thống nhất.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, không phải cái tên nào dễ ghi nhớ cũng là một cái tên hay. Khoảng cách giữa “dễ nhớ” và “khó phân biệt” cũng rất mong manh.

2.2 Bản sắc thương hiệu

Bản sắc thương hiệu là yếu tố cần thiết nhằm giúp thương hiệu có giá trị và đáp ứng được những nhu cầu, nguyện vọng của người tiêu dùng, là tiêu chí cho một thương hiệu lâu dài, bền vũng.Tôn Thất Nguyễn Thiêm đã chia bản sắc thương hiệu thành 04 nhân tố cấu thành như sau:

2.2.1. Hồn nghề

Hồn nghề thể hiện được ngành nghề của thương hiệu đáp ứng được những mong muốn bên trong mà người tiêu dùng cần chứ không nằm ở việc chỉ bán sản phẩm với tính năng công dụng có sẵn.

Ví dụ tham khảo: Trung Nguyên họ không chỉ bán cafe mà họ bản khát vọng, ý chí vươn lên của người Việt Nam thông qua ly Cafe.

2.2.2. Hồn người

Như đã trình bày ở phía trên, theo thống kê thì có đến 1/4 các thương hiệu lớn trên thế giới sử dụng tên của nhà sáng lập. Vậy yếu tố hồn người ở đâu thể hiện câu chuyện và sự tài năng cũng như phong cách của nhà sàng lập.

2.2.3. Hồn đất

Hồn đất thể hiện ở những vùng đất đặc trưng có thể mạnh sản xuất sản phẩm đó. Chẳng hạn như mỗi khi nhắc đến đất nước Pháp xinh đẹp, ta liền nghĩ ngay đến những thương hiệu rượu vang nổi tiếng với hương vị đậm đà có bề dày truyền thống lâu năm.

2.2.4. Hồn nước

Cùng với hồn đất, hồn nước thể hiện cho tính quốc gia, tính biểu tượng của một đất nước. Ví dụ như khi nhắc đến Ý, ta sẽ nghĩ ngay đến nơi có những sản phẩm thời trang nổi tiếng. Bên cạnh đó, đất nước Ý còn là đất nước của những ly cafe Espresso pha máy đậm đà.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, tên thương hiệu và bản sắc thương hiệu phải cùng được phát triển đúng hướng, như hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Một doanh nghiệp cho rằng họ có sứ mệnh phát triển văn hóa dân tộc Việt Nam không thể, hoặc không nên lựa chọn một cái tên viết bằng ngôn ngữ nước ngoài khó đọc, dẫn đến khó hòa nhập và thậm chí khiến người tiếp cận hiểu sai về doanh nghiệp.

Hoặc một doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp với sứ mệnh muốn làm “bạn của nhà nông” thì không nên lấy một cái tên với các hậu tố như -mechanic hay -iron, các hậu tố liên quan đến công nghiệp.

Xem thêm: 5 Bước xây dựng thương hiệu cá nhân hiệu quả

2.3. Bảo hộ được

Hiện nay, người ta có xu hướng nhầm lẫn giữa “thương hiệu” và “nhãn hiệu”. Hai khái niệm này có nội hàm gần tương tự nhau. Trong thực tế, phần chữ của nhãn hiệu gắn trên sản phẩm cũng là cách mà người tiêu dùng gọi tên của sản phẩm/doanh nghiệp/thương hiệu.

VD như Nước uống đóng chai Aquafina, người ta sẽ gọi là thương hiệu Aquafina luôn thay vì nói cụ thể: [loại sản phẩm]+[tên thương hiệu]+[công ty sản xuất].

Chính vì vậy, khi đặt tên thương hiệu, doanh nghiệp sẽ sử dụng cái tên này để làm phần chữ trong nhãn hiệu giúp người tiêu dùng nhận diện.

Một trong những nguyên tắc hàng đầu khi đặt tên thương hiệu là lựa chọn những tên có khả năng bảo hộ được, nhằm tránh các phát sinh tranh chấp sau này khi tổ chức phát triển lớn mạnh.

Việc bảo hộ này liên quan đến pháp luật sở hữu trí tuệ về nhãn hiệu, tên thương mại và thậm chí, nếu tên thương hiệu trùng với tên doanh nghiệp thì sẽ liên quan đến pháp luật doanh nghiệp.

Do đó, doanh nghiệp nên thật sự cẩn trọng tham khảo trong việc lựa chọn và đặt tên thương hiệu.

Cần tránh các cách đặt tên đại trà, dễ gây nhầm lẫn, tên không có khả năng phân biệt sẽ dẫn đến việc không được cơ quan nhà nước chấp thuận bảo hộ.

2.4. Sự khác biệt

Sự khác biệt là một yếu tố giúp thương hiệu tạo ra nét đặc trưng, từ đó tạo thành một hướng đi riêng tránh sự trùng lặp với các đối thủ cạnh tranh.

Đối với tên thương hiệu, sự khác biệt được thể hiện ở cách đọc, cách gọi, cách bố trí ký tự hoặc thậm chí, là sự khác biệt về câu chuyện đằng sau nó.

Chẳng hạn, tên thương  hiệu Xmen có thể gợi nhắc người nghe đến sản phẩm dầu gội đầu cho nam, với hình ảnh logo chữ X cách điệu và thông điệp về “bản lĩnh đàn ông” của nó; khác hoàn toàn với cái tên X-men gắn với hình ảnh một nhân vật Marvel.

Sự khác biệt sẽ giúp khách hàng dễ nhớ, dễ nhận ra và hồi tưởng thương hiệu mỗi khi nhắc đến sản phẩm, dịch vụ.

2.5. Phù hợp văn hóa

Yếu tố văn hóa rất quan trọng trong việc xây dựng và phát triển doanh nghiệp. Khi một thương hiệu  được định hướng đến phân khúc khách hàng theo địa lý, theo tuổi tác, ở một vùng miền nào đó nhất định thì khi đặt tên thương hiệu cần định vị đúng thị trường mục tiêu và tìm hiểu kỹ văn hóa nơi đó trước khi ra quyết định.

Văn hóa, không chỉ dừng ở văn hóa địa lý, văn hóa vùng miền, mà còn phải phù hợp với các chuẩn mực chung mà nền văn hóa đó chứa đựng: giao tiếp, đối nhân xử thế, ăn uống…

Điều này đòi hỏi những marketer cần kỹ lưỡng và có sự đầu tư tham gia nghiên cứu thị trường sở tại, cần tham vấn các chuyên gia cũng như người dân sở tại để ra quyết định một cách phù hợp. Bởi khi một thương hiệu không hòa nhập với văn hóa sẽ rất dễ bị quay lưng cũng như bị đào thải.

Xem thêm: Bộ nhận diện thương hiệu bao gồm những gì? 3 yếu tố cần có

3. Cách đặt tên thương hiệu cá nhân hấp dẫn

Đặt tên thương hiệu cá nhân hấp dẫn là tiền đề cho một chiến lược Marketing thành công, có thể thấy xu hướng trong những năm gần đây người tiêu dùng ngày càng tin dùng và chọn mua sản phẩm của những KOC làm thương hiệu cá nhân bài bản.

Xây dựng thương hiệu cá nhân hiện nay là một thuật ngữ không còn quá xa lạ với nhiều người. Không chỉ việc đem lại lợi ích về các cơ hội việc làm, tăng doanh thu, có các mối quan hệ chất lượng và là yếu tố quan trọng để phát triển của mỗi cá nhân. Vậy để xây dựng được thương hiệu cá nhân thì đầu tiên phải có được một tên thương hiệu thật đặc biệt và lôi cuốn nhưng vẫn giữ được nét cá tính riêng của bản thân. Vậy đặt tên thương hiệu cá nhân như thế nào mời anh/chị theo dõi phần dưới đây:

3.1 Sử dụng họ và tên đầy đủ

Việc sử dụng Họ và Tên là một trong những cách đặt tên thương hiệu thường được sử dụng và thục tế cũng đã chứng minh rằng cách đặt tên này có nhiều hiệu quả, tuy nhiên hạn chế ở việc sẽ có quá nhiều tên bị trùng và khó tạo nên bản sắc cho thương hiệu cá nhân.

Nếu như tên Anh/Chị hay và ít trùng lặp so với nhiều người thì đây là một cách đặt tên khá hợp lý và dễ tạo điểm nhấn.

3.2 Sử dụng họ + tên hoặc đảo tên + họ

So với cách trên cách này có số lượng người sử dụng nhiều hơn, việc giảm đi chữ lót giúp tên trở nên ngắn gọn và tạo điểm nhấn hơn và đôi khi việc này cũng được xem như là trends bây giờ.

Cũng như Bá đã trình bày ở trên, nếu như đặt tên theo cách này Anh/Chị cũng cần lưu ý dễ bị trùng lặp so với nhiều người.

3.3 Sử dụng tên ghép với tiếng Anh

Đây là cách mà được rất nhiều bạn trẻ thường dùng và rất nhiều Anh/Chị có đi du học nước ngoài về cũng sử dụng cách này để đặt tên thương hiệu cá nhân.

Ví dụ như Bá có thể là: Andrew Nguyen. Cách này nhìn chung tạo sự trẻ trung và hiện đại, phù hợp với xu hướng và tạo điểm nhấn cho thương hiệu cá nhân.

Trên đây là những chia sẻ Bá tin và Bá mong sẽ giúp ích được cho các Anh/Chị cách đặt tên thương hiệu để có thể tham khảo cho cửa hàng của mình, một lần nữa Bá kính chúc Anh/Chị đôc giả sáng tạo tên thương hiệu ngày càng đạt được nhiều thành công hơn nữa trong công việc kinh doanh.

Thân ái ./.

Tài liệu tham khảo:

1. Tôn Thất Nguyễn Thiêm, 2008. Dấu Ấn Thương Hiệu: Tài Sản Và Giá Trị (Tập 2) – Hồn, Nhân Cách, Bản Sắc, NXB Trẻ.

Lấy pass giải nén (bạn vui lòng chờ chút nha, mình xin cảm ơn):

Từ khóa » đặt Tên Brand