7 Cách để Giữ Cho Lá Phổi Khoẻ
Có thể bạn quan tâm
Phổi là cơ quan cung cấp oxy cho cơ thể, cho phép các tế bào hoạt động. Phổi cũng loại bỏ khí cacbonic lưu thông qua các mạch máu.Nội dung
- 1. Rửa tay thường xuyên, bảo vệ bản thân đúng cách trong môi trường làm việc để chăm sóc lá phổi
- 2. Thường xuyên kiểm tra độ ẩm trong nhà, thông thoáng nơi ở
- 3. Ngừng hút thuốc, tránh hút thuốc thụ động
- 4. Cảnh giác về chất lượng ô nhiễm không khí
- 5. Luyện tập thể thao
- 6. Hạn chế uống rượu, ưu tiên một số loại thực phẩm
- 7. Không sử dụng nước hoa tổng hợp trong nhà, khuyến khích dùng các sản phẩm gia dụng hữu cơ
Cấu tạo bên trong phổi tạo thành một hàng rào bảo vệ đầu tiên chống lại các khí ô nhiễm và bụi... Các triệu chứng ho, khạc nhổ đều là những dấu hiệu cho thấy sức khỏe của phổi không tốt.
Khi gặp phải các triệu chứng như ho không dứt, khó thở (thở gấp), thậm chí mệt mỏi bất thường, cần hỏi ý kiến bác sĩ sớm nhất có thể.
Kiểm tra hơi thở: Việc đo hơi thở giúp phát hiện các bệnh về đường hô hấp như hen suyễn và bệnh COPD, tiếp theo là theo dõi diễn biến của bệnh.
Những người làm việc trong môi trường khói bụi, tiếp xúc với các chất độc hại, hụt hơi khi leo lên tầng 3, nhận thấy sức chịu đựng giảm sút khi hoạt động thể thao, hút thuốc, ho, khạc nhổ vào buổi sáng... có thể kiểm tra hơi thở bằng cách tự đo hơi thở bằng máy đo lưu lượng đỉnh (bán ở các hiệu thuốc). Bạn cũng có thể tận dụng khi đi khám bác sĩ để thực hiện phép đo này.
Dưới đây là cách chăm sóc phổi hằng ngày:
1. Rửa tay thường xuyên, bảo vệ bản thân đúng cách trong môi trường làm việc để chăm sóc lá phổi
Nhiều mầm bệnh, nguyên nhân gây ra một số bệnh đường hô hấp, lây truyền qua đường tiếp xúc. Bằng cách rửa tay thường xuyên với xà phòng hoặc nước rửa tay khô, bạn sẽ hạn chế đáng kể nguy cơ lây truyền bệnh.
Một số ngành nghề khiến người lao động tiếp xúc với các yếu tố có hại cho phổi, chẳng hạn như hóa chất hoặc bụi bặm. Người lao động phải đảm bảo rằng họ luôn mang thiết bị bảo hộ lao động, một rào cản không thể thiếu để chống lại các tình trạng nguy hiểm như hen suyễn hoặc ung thư phổi.
2. Thường xuyên kiểm tra độ ẩm trong nhà, thông thoáng nơi ở
Nhà ẩm thấp là nơi sinh sôi nảy nở của nấm mốc. Nấm mốc thúc đẩy sự phát triển của các bệnh đường hô hấp như hen suyễn hoặc viêm phế quản. Các máy cảm biến độ ẩm nên được trang bị để đo và điều chỉnh độ ẩm của ngôi nhà, nếu hệ thống thông gió hàng ngày không đủ để hạn chế điều này.
Điều quan trọng là phải thông gió cho ngôi nhà của bạn mỗi ngày, từ 5 đến 10 phút vào buổi sáng và buổi tối. Trên thực tế, nhà ở chứa nhiều nguồn khói gây dị ứng, cần được loại bỏ thông qua hệ thống thông gió thường xuyên.
3. Ngừng hút thuốc, tránh hút thuốc thụ động
Ngừng hút thuốc là quy tắc số 1. Khói thuốc lá được tạo thành từ gần 4.000 chất độc hại đối với phổi, chẳng hạn như hắc ín, kim loại nặng và carbon monoxide. Tất cả các yếu tố này kết tụ lại với nhau trong các cơ quan hô hấp, gây ra chứng viêm và cuối cùng gây ra đột biến dẫn đến bệnh ung thư.
Hít phải khói thuốc lá từ người khác rất có hại, đặc biệt đối với trẻ em và thai nhi. Trẻ sau này có thể chậm phát triển, mắc bệnh về đường hô hấp và lên cơn hen suyễn. Sự phơi nhiễm này cũng có khả năng gây ung thư phổi và tai biến mạch vành cho bất kỳ người hút thuốc lá thụ động nào.
4. Cảnh giác về chất lượng ô nhiễm không khí
Trong thời điểm ô nhiễm nặng, tốt hơn hết bạn nên hạn chế đi ra ngoài, và hoãn các buổi tập thể thao ngoài trời lại. Các hạt mịn lơ lửng trong không khí chứa các chất có khả năng gây ung thư, có thể hạn chế việc hít phải chất này bằng cách tránh ra ngoài.
5. Luyện tập thể thao
Thể thao là một cách tuyệt vời để duy trì sức khỏe của phổi, vì nó cải thiện hơi thở và tình trạng thể chất chung. Các hoạt động tăng sức bền, chẳng hạn như đi xe đạp và đi bộ, được khuyến khích đặc biệt để duy trì sức khỏe cho phổi.
6. Hạn chế uống rượu, ưu tiên một số loại thực phẩm
Uống quá nhiều rượu làm giảm nồng độ oxit nitric, chất đóng vai trò cơ bản trong hệ thống miễn dịch. Nếu cơ thể không có đủ chất này, người uống rượu bia sẽ dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp hơn.
Chế độ ăn nhiều rau và trái cây giúp giảm nguy cơ phát triển ung thư, đặc biệt là ung thư phổi. Để ngăn ngừa ung thư, nên ăn cà rốt sống, táo và các loại cây họ cải như bắp cải...
7. Không sử dụng nước hoa tổng hợp trong nhà, khuyến khích dùng các sản phẩm gia dụng hữu cơ
Hương thắp, nến thơm… mang lại cảm giác tươi mát và mùi thơm cho ngôi nhà. Tuy nhiên các mùi hương tổng hợp của các chất liệu này lại có chứa các chất độc hại cho phổi, đồng thời có các yếu tố gây dị ứng và kích ứng. Chúng bao gồm các chất gây rối loạn nội tiết và các hợp chất có vai trò trong sự phát triển của ung thư.
Các sản phẩm gia dụng công nghiệp bao gồm các yếu tố gây kích ứng đường hô hấp. Khi đó cần phải thay thế chúng bằng các sản phẩm gia dụng hữu cơ hoặc tự chế, ít gây hại hơn nhiều.
Mời độc giả xem thêm video
Khi tiêm mũi 3 vaccine phòng COVID-19 cần lưu ý điều gì?
Từ khóa » Cách Tốt Cho Phổi
-
Các Cách để Giữ Cho Phổi Của Bạn Khỏe Mạnh | Vinmec
-
Làm Thế Nào để Có Một Lá Phổi Khỏe Mạnh - 4 Cách đơn Giản Nhất
-
7 Cách Giữ Cho Phổi Khỏe Mạnh, Bạn đã Biết? | Medlatec
-
7 Cách Làm Sạch Phổi Tự Nhiên, đơn Giản Có Thể Bạn Chưa Biết
-
12 Bí Quyết để Có Phổi Khỏe Mạnh - Báo Thanh Niên
-
8 Cách Giữ Cho Phổi Khỏe - VnExpress Sức Khỏe
-
9 Cách Tự Nhiên để Làm Sạch Phổi
-
10 Cách Giữ Cho Phổi Luôn Khỏe Mạnh - Báo Lao Động
-
10 Thực Phẩm Tốt Cho Phổi Sau Mắc COVID-19 - CarePlus
-
Chăm Sóc Phổi đúng Cách Trong Mùa Dịch COVID-19
-
10 Cách Giữ Cho Phổi Khỏe Mạnh - Nhà Thuốc Long Châu
-
Những Loại Thực Phẩm Tốt Cho Người Bệnh Phổi
-
10 Thực Phẩm Tốt Cho Phổi Sau Mắc COVID-19 - Sở Y Tế Tỉnh Bắc Ninh
-
Những Bài Tập đơn Giản Giúp Phổi Khỏe để Phòng Chống Dịch Bệnh ...