7 Cách Giúp Bạn Hiểu Tốt Văn Bản Tiếng Anh - VnExpress
Có thể bạn quan tâm
Hãy xét ví dụ sau:
Reading is not an instinctive skill for human beings. It’s not etched into our genes the way speech is. We have to teach our minds how to translate the symbolic characters we see into the language we understand. And the media or other technologies we use in learning and practicing the craft of reading play an important part in shaping the neural circuits inside our brains.
Experiments demonstrate that readers of ideograms, such as the Chinese, develop a mental circuitry for reading that is very different from the circuitry found in those of us whose written language employs an alphabet. We can expect as well that the circuits woven by our use of the Net will be different from those woven by our reading of books and other printed works.
1. Lập danh sách từ mới trước khi đọc
Trong phần cần đọc, nếu nhận ra một số từ mới, bạn có thể lập danh sách chúng và tra nghĩa. Tiêu chí để đưa những từ này vào danh sách gồm:
- Từ đó được lặp lại nhiều lần.
- Từ mới xuất hiện trong câu ngắn.
- Bạn từng bắt gặp từ này và không hiểu nghĩa.
Trong văn bản đã cho, một vài từ bạn cần hiểu là:
- "Instinctive" (adj): Điều gì đó bạn biết làm mà không cần học.
- "Etched" (v): Chạm khắc (với đồ vật) hoặc thứ gì được ghi nhớ rất rõ.
- "Circuitry" (n): Hệ thống mạch điện, hoặc một con đường khép kín cho thứ gì đó đi qua.
2. Không tra nghĩa mọi từ mới
Như đã đề cập trong mẹo đầu tiên, bạn chỉ tra một số từ mới thuộc ba tiêu chí, không nhất thiết phải biết mọi từ để hiểu văn bản. Việc liên tục tra nghĩa khiến bạn mất thời gian và không thể giữ tập trung khi đọc hiểu. Do đó, khi gặp từ mới, hãy tự hỏi bản thân rằng mình có thể hiểu được nghĩa của câu mà không cần từ đó hay không.
Trong văn bản mẫu đã cho, câu cuối cùng của đoạn đầu tiên như sau: "And the media or other technologies we use in learning and practicing the craft of reading...".
Bạn có thể không hiểu nghĩa của "craft" (thủ công), nhưng vẫn có thể biết câu này để cập đến "Và phương tiện truyền thông hoặc các công nghệ khác chúng ta đang sử dụng trong việc học và thực hành đọc".
3. Sử dụng các manh mối về ngữ cảnh
Một từ có thể được xác định nhờ ngữ cảnh của câu và đoạn văn. Bằng cách nhìn vào các từ đứng trước và sau từ mới đó, bạn thường có thể tìm ra nghĩa cơ bản.
Ví dụ, phần cuối của đoạn đầu tiên trong văn bản đã cho chứa cụm "neural circuits inside our brains". Vậy "neural circuits" là gì? Nhìn vào phần còn lại của câu, bạn có thể biết "neural circuits" là thứ mà chúng ta có bên trong bộ não của mình (inside our brains).
Nếu đã lập một danh sách từ vựng (như ở mẹo 1) trước khi bắt đầu đọc, bạn đã biết "circuit" là một đường dẫn tín hiệu khép kín, tương tự với mạch điện. Hiển nhiên rằng trong não không thể có điện, nên "neural" phải liên quan đến các dây thần kinh. Và thực tế là, "neural circuits" nghĩa là các mạch thần kinh, đúng như bạn dự đoán.
4. Dựa vào các gốc từ, tiền tố và hậu tố mà bạn biết
Tiền tố là bộ phận xuất hiện ở đầu mỗi từ. Một số tiền tố phổ biến trong tiếng Anh như:
- "bi-" (nghĩa là hai): "bicycle" (xe đạp), "bipedal" (động vật hai chân), "bilateral" (hai bên, tay đôi")...
- "im-" (nghĩa là không): "impossible" (không thể), "immoral" (trái đạo đức), "imperfect" (chưa hoàn thành, không hoàn hảo)...
Ngược lại với tiền tố, hậu tố là bộ phận ở cuối các từ. Chẳng hạn:
- "-ology" (nghĩa là học về cái gì đó)": "biology" (sinh học) , "archaeology" (khảo cổ học), "zoology" (động vật học)...
- "-less" (nghĩa là không): "powerless" (bất lực), "worthless" (vô dụng), "pointless" (vô nghĩa)...
Gốc từ là phần chính của từ, quyết định nghĩa chính của từ đó. Ví dụ:
- "bio" (nghĩa là sự sống): "biology" (sinh học), "biodegradable" (có thể phân hủy), "antibiotic" (kháng sinh)...
- "hydro" (nghĩa là nước): "dehydrate" (nước, dùng trong hóa học), "hydroelectric" (thủy điện).
5. Chia câu thành nhiều phần
Khi đã hiểu các từ đơn, bạn có thể áp dụng kiến thức mới của mình cho các câu đầy đủ. Một số câu dài, cấu trúc phức tạp nên được chia thành các phần nhỏ hơn, dựa vào các dấu phẩy hoặc ý nghĩa của từng phần.
Câu đầu tiên của đoạn văn thứ hai khá dài: "Experiments demonstrate that readers of ideograms, such as the Chinese, develop a mental circuitry for reading that is very different from the circuitry found in those of us whose written language employs an alphabet" (Các thí nghiệm chứng minh rằng những người đọc chữ tượng hình, chẳng hạn người Trung Quốc, phát triển các mạch thần kinh đọc rất khác với chúng ta, những người dùng ngôn ngữ viết sử dụng bảng chữ cái).
Khi chia nhỏ các phần của câu này, bạn sẽ có:
- "Experiments demonstrate that": các nghiên cứu cho thấy.
- "readers of ideograms": người đọc chữ tượng hình.
- "such as the Chinese": người Trung Quốc là một ví dụ về việc sử dụng chữ tượng hình .
- "develop a mental circuitry for reading": tạo ra các đường dẫn trong não khi họ đọc.
"that is very different from the circuitry": không giống các đường dẫn thông thường.
- "found in those of us whose written language employs an alphabet": được tìm thấy ở những người dùng chữ cái alphabet.
Khi đã hiểu các phần riêng lẻ, hãy ráp chúng lại với nhau. Kể cả không hiểu được toàn bộ từng chữ, bạn vẫn sẽ nắm được ý chính xác của cả câu.
6. Tìm từ ngữ và ý tưởng liên quan
Hiểu mọi câu là một khởi đầu tốt, nhưng để đến đích, bạn cần liên kết chúng với nhau để hiểu toàn bộ văn bản. Bạn có thể làm điều đó bằng cách tìm từ vựng và ý tưởng liên quan, đảm bảo bạn vẫn hiểu khi kết hợp chúng với nhau.
Chẳng hạn, với văn bản đã cho, từ được lặp lại tương đối nhiều là "circuit". Đoạn đầu tiên chỉ ra cách chúng ta đọc sẽ tác động đến cách bộ não cảm nhận thông tin, đoạn sau cung cấp ví dụ cụ thể cho luận điểm này (kể về việc người dùng chữ tượng hình và chữ cái alphabet).
Văn bản mà bạn đọc có thể không có các từ lặp lại. Trong trường hợp đó, bạn cũng có thể "bám theo" các từ in đậm, nghiêng hoặc những gì nằm trong dấu ngoặc kép. Nếu đang đọc tiểu thuyết, bạn có thể tìm kiếm các gợi ý về những gì xảy ra với nhân vật, liên quan đến cảm xúc của họ.
7. Đọc và tóm tắt
Khi đã hiểu các từ, câu và ý nghĩa chung của cả văn bản, hãy cố gắng tóm tắt nó, sử dụng các từ ngữ của riêng bạn để mô tả đặc điểm và các ý tưởng.
Khi nào bạn cần sự trợ giúp? Nếu một phần của văn bản quá khó với bạn, hãy thử hỏi bạn bè, giáo viên, người bản ngữ hoặc tìm lời giải thích, tóm tắt trên Internet.
Thanh Hằng (Theo FluentU)
- Ba phương pháp học tiếng Anh dễ áp dụng
- 8 từ lóng nên biết trong tiếng Anh-Anh
- Luyện tập về đại từ chỉ giới tính trong tiếng Anh
- Những quy tắc tiếng Anh có thể phá vỡ trong giao tiếp
Từ khóa » Cách đọc Văn Bản Tiếng Anh
-
12+ Cách Cải Thiện Kỹ Năng đọc Tiếng Anh
-
Cải Thiện Cách đọc Tiếng Anh Của Bạn Với 8 Bước đơn Giản
-
4 Trang Web Hỗ Trợ Đọc Đoạn Văn Tiếng Anh Chuẩn Và Miễn Phí
-
Hướng Dẫn Cách đọc đoạn Văn Tiếng Anh - Đại Học Đại Nam
-
Cách đọc Tiếng Anh: 14 Lợi ích Và Bí Quyết đọc Hiệu Quả - Eng Breaking
-
Cách đọc Tiếng Anh Chuẩn Cho Người Mới Bắt đầu
-
Kinh Nghiệm Luyện đọc Tiếng Anh Hay Và Hiệu Quả - Wall Street English
-
TOP 7 Trang Web đọc Câu Tiếng Anh Giọng Chuẩn Miễn Phí, Tốt Nhất
-
Bỏ Túi 5 Phần Mềm đọc Văn Bản Tiếng Anh Chuẩn Nhất Hiện Nay - Vuivui
-
Mẹo Luyện đọc Hiểu Tiếng Anh Bạn Phải Biết - ACET
-
PHƯƠNG PHÁP LUYỆN ĐỌC TIẾNG ANH HIỆU QUẢ - Câu Lạc Bộ ...
-
10+ Trang Web đọc Tiếng Anh Online Giọng Chuẩn, Miễn Phí
-
Dán Văn Bản Tiếng Anh Của Bạn ở đây - ToPhonetics
-
Bí Kíp Tự đọc Tài Liệu Bằng Tiếng Anh [Phương Pháp Học] - YouTube