7 Cách Kiểm Tra Cấu Hình Máy Tính, Xem Phần Cứng Máy Tính, Laptop
Có thể bạn quan tâm
Kiểm tra cấu hình máy tính là việc làm cần thiết để bạn biết được các thông số phần cứng, thông tin hoạt động của máy tính một cách chi tiết và thông tin các thiết bị phần cứng được trang bị trên máy. Hãy cùng mình tham khảo bài viết 7 Cách kiểm tra cấu hình máy tính, xem phần cứng máy tính, laptop
Bài viết được hướng dẫn với Laptop Lenovo chạy hệ điều hành Windows 10. Bạn cũng có thể thao tác trên các thiết bị máy tính sử dụng hệ điều hành Windows khác tương tự.
1. Kiểm tra cấu hình máy tính bằng CPU-Z
Tải CPU-Z 1.94.8 | Phần mềm kiểm tra CPU, cấu hình máy tính Miễn phí Công cụ 9037 lượt xemCPU-Z là phần mềm chuyên dụng giúp bạn có thể kiểm tra thông tin về phần cứng máy tính một cách chính xác và đầy dủ nhất.
Bước 1: Đầu tiên bạn tải và cài đặt phần mềm CPU-Z theo bài hướng dẫn chi tiết dưới đây.
Mời bạn tham khảo bài viết: Cách tải và cài đặt phần mềm CPU-Z
Bước 2: Các bạn mở phần mềm vừa cài đặt xong để xem các thông tin, cấu hình của máy tại các thẻ như:
Thẻ CPU: Đây là nơi cung cấp cho bạn tất cả các thông tin đầy đủ về bộ vi xử lý, nguồn, các package, công nghệ, thông tin kỹ thuật, model, cache, bus, tốc độ luồng,…
Thẻ CPU
Thẻ Cache: Đây là nơi cho bạn kiểm tra thông tin của bộ nhớ hệ thống, bao gồm dung lượng bộ nhớ, thông tin của bộ nhớ theo từng cấp độ, tính năng chi tiết của từng phần và thông tin mô tả.
Thẻ Cache
Thẻ Mainboard: Đây là nơi cung cấp cho bạn các thông tin chi tiết về: nhà sản xuất, model, chipset và các cầu nối, bộ cảm biến, BIOS,… để bạn có thể kiểm tra và nâng cấp máy của mình theo đúng nhu cầu.
Thẻ Mainboard:
Thẻ Memory: thẻ này cho bạn biết những thông tin, thông số của RAM được trang bị trên máy, bao gồm bus độ trễ, dung lượng,...
Thẻ Memory
Thẻ SPD: Thẻ này cung cấp thông tin về số lượng khe cắm RAM và thông số của RAM.
Thẻ SPD
Thẻ Graphics: Các thông tin về card màn hình Onboard hoặc Card đồ họa rời sẽ hiển thị bao gồm tên bộ xử lý đồ họa, tên mã, mã duyệt, công nghệ, xung nhịp, bộ nhớ,…
Thẻ Graphics
2. Kiểm tra cấu hình máy tính bằng Computer Properties
Để kiểm tra cấu hình máy tính bằng Computer Properties ta thực hiện thao tác như sau:
Đối với máy chạy hệ điều hành Windows 10 bạn Click chuột phải vào biểu tượng ThisPC sau đó chọn "Properties" hoặc dùng tổ hợp phím "Windows + E" để mở giao diện của ThisPC sau đó nhấn chuột phải chọn "Properties".
Bước 1
Sau đó hệ thống sẽ trả về cho bạn 1 bảng về thông tin cấu hình của máy bao gồm các chi tiết như: Tên người dùng, tên máy, Chip, RAM,...
Bước 2
Lưu ý:
- Đối với máy chạy các hệ điều hành Windows khác bạn thực hiện thao tác tương tự ngoại từ ThisPC được đổi thành My Computer.
- Ở mục System type: bạn có thể xem và nhận biết được máy tính của mình đang dùng loại phần mềm 64 hay 32 bit.
3. Kiểm tra cấu hình máy tính bằng dxdiag
Bước 1: Bạn sử dụng tổ hợp phím Windows + R để mở cửa sổ Run.
Bước 2: Sau khi cửa sổ Run xuất hiện, bạn nhập dòng lệnh "dxdiag" và nhấn Enter
Bước 2
Bước 3: Sau khi giao diện hiện ra bạn đọc cấu hình máy tại thẻ System > System Information
Bước 3
4. Kiểm tra cấu hình máy tính bằng lệnh msinfo32
Lưu ý: các bạn có thể sử dụng lệnh msinfo32 để kiểm tra thông số, cấu hình dành cho các máy tính chạy hệ điều hành Windows từ 8.1 đến Windows10.
Bước 1: Bạn sử dụng tổ hợp phím Windows + R để mở cửa sổ Run.
Bước 2: Sau khi cửa sổ Run xuất hiện, bạn nhập dòng lệnh "msinfo32" và nhấn Enter
Bước 2
Bước 3: cửa sổ System Information hiện ra sẽ cung cấp tất cả thông tin, cấu hình cho bạn.
Bước 3
5. Cách Kiểm tra cấu hình của máy nhanh chóng
Đầu tiên bạn chọn nút tìm kiếm ở thanh Start sau đó gõ từ khóa System và chọn công cụ System Information
6. Cách xem thông số phần cứng cơ bản của máy
Bạn chọn nút Start, nhấp chuột phải vào "This PC" đối với Win 10 hoặc "My Computer" đối với Win 7, 8, Xp và sau đó nhấp vào "Properties". Đây là cách trả về cho bạn các thông số phần cứng cơ bản của máy bạn đang sử dụng.
7. Cách Kiểm tra cấu hình từng bộ phận của máy
Nếu bạn đang tìm xem cấu hình của 1 chi tiết như RAM, Chip hay GPU bạn có thể làm theo cách sau:
Đầu tiên bạn mở công cụ System Information như cách số 1. Sau đó tại mục Find What field bạn nhập từ khóa liên quan vào và nhấn nút Find để tìm kiếm.
Tìm
Xem Thêm:
- TOP 7 phần mềm kiểm tra, đánh giá hiệu năng máy tính tốt nhất hiện nay
- TOP 6 phần mềm theo dõi máy tính từ xa bí mật miễn phí, tốt nhất
- TOP 7 phần mềm xem, kiểm tra thông tin phần cứng cho laptop, PC
Bài viết trên đã tổng hợp cho bạn 7 cách kiểm tra cấu hình máy tính một cách chi tiết nhất. Hy vọng sau khi xem bài hướng dẫn Các Cách kiểm tra cấu hình máy tính, xem phần cứng máy tính, laptop các bạn có thể thực hiện thành công và nếu có bất cứ thắc mắc nào thì đừng quên để lại bình luận phía dưới nhé!
Một số mẫu laptop gaming cho bạn thỏa sức chiến game đang bán tại Thế Giới Di Động1
Tải CPU-Z 1.94.8 | Phần mềm kiểm tra CPU, cấu hình máy tính Miễn phí Công cụ 9037 lượt xemTừ khóa » Cách Xem Bộ Vi Xử Lý Máy Tính
-
Kiểm Tra CPU Máy Tính, Laptop Như Nào Mới đúng Cách
-
Cách Kiểm Tra Thế Hệ Bộ Vi Xử Lý Intel Bạn đang Sử Dụng - Thủ Thuật
-
Hướng Dẫn Xem Thông Tin Thế Hệ Vi Xử Lý Intel Trên Máy Tính Windows
-
Cách Tìm Thế Hệ Của Bộ Xử Lý Intel® Core™ Mềm
-
Cách Xác định Bộ Xử Lý Intel® Tôi
-
Hướng Dẫn Kiểm Tra Tốc độ CPU Máy Tính/laptop Của Bạn Trên ...
-
6 Cách đơn Giản Kiểm Tra Cấu Hình Máy Tính, Laptop Không Cần Phần ...
-
Cách Kiểm Tra Mát Tính đang Dùng Chip Intel Nào? Core I Bao Nhiêu
-
Hướng Dẫn Cách Kiểm Tra Cấu Hình Máy Tính đơn Giản, Nhanh Chóng
-
6 Cách Kiểm Tra Cấu Hình Máy Tính, Laptop Windows đơn Giản, Dễ Dàng
-
[Hướng Dẫn] Cách Nhận Biết Nhanh Các Thế Hệ Vi Xử Lý "Core I" Của ...
-
Cách Kiểm Tra Thông Số Cấu Hình Của Máy Tính - Techcare Đà Nẵng
-
Hướng Dẫn Cách Xem Tốc độ Xử Lý Của Máy Tính đơn Giản
-
5 Cách Kiểm Tra Cấu Hình Máy Tính Win 10, 7 Dễ Dàng - Ben Computer