7 CÁCH THIẾT LẬP MỤC TIÊU NGẮN HẠN VÀ DÀI HẠN CHO SỰ ...
Có thể bạn quan tâm
Bạn có thể cảm thấy chuyện đặt ra mục tiêu ngắn hạn và dài hạn cho bản thân đôi khi thật vớ vẩn và mất thời gian vì “người tính không bằng trời tính”. Tuy nhiên, nếu không có một kế hoạch chuẩn bị thì tất cả dự định tương lai của bạn có thể trở thành đống hỗn độn, vậy nên: đừng chủ quan!
Lập kế hoạch là một bước quan trọng trong quá trình lên kế hoạch cho sự nghiệp. Để có một công việc thành công và khiến bạn hài lòng, bạn cần vạch ra kế hoạch và những chiến lược để đạt được nó. Một “bản đồ” chỉ đường cho bạn từ bước chọn nghề đến bước trở thành một người học nghề thành công được gọi là kế hoạch hành động nghề nghiệp.
Kế hoạch này cần có cả mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Bên cạnh đó, kế hoạch cũng cần hết sức chi tiết, rõ ràng từng bước một để đảm bảo tính khả thi.
Sự khác biệt giữa mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn
Mục tiêu được chia chủ yếu thành 2 loại: các mục tiêu ngắn hạn và các mục tiêu dài hạn. Bạn có thể hoàn thành các mục tiêu ngắn hạn trong vòng 6 tháng đến 3 năm trong khi phải tốn đến ít nhất 3-5 năm để theo đuổi 1 mục tiêu dài hạn. Tuy nhiên khoảng thời gian này chỉ mang tính tương đối, có lúc bạn sẽ hoàn thành được 1 mục tiêu ngắn hạn trong vòng dưới 3 tháng và đôi lúc có những mục tiêu dài hạn khiến bạn phải nỗ lực theo đuổi trong vòng hơn 5 năm.
Trước khi bắt tay vào hành động để hoàn thành mục tiêu, bạn cần dành thời gian để liệt kê tất cả ý định trong đầu bạn xuống. Ví dụ, bạn muốn trở thành 1 bác sĩ, nhưng bác sĩ là một đích đến cho cả chặng đường dài và đó có thể sẽ là đích đến cuối cùng của bạn. Trước khi bạn chạm được đích đến đó, bạn cần thực hiện một số việc khác nữa như học hết 6 năm Đại học Y và học thêm 3 năm Bác sĩ chuyên khoa nội trú.
Nói một cách khái quát hơn, để chạm tay đến thành quả cuối cùng, bạn sẽ cần hoàn thành những mục tiêu ngắn hạn. Những mục tiêu ấy được xác định bằng cách bẻ nhỏ mục tiêu dài hạn như: thi đỗ đầu vào Đại học, xin học bổng thành công. Chi tiết hơn nữa có thể là những mục tiêu theo tuần/tháng như đạt điểm cao trong bài kiểm tra hoặc đạt điểm trung bình các môn trên 8.0 suốt năm học này.
7 mẹo tăng khả năng đạt mục tiêu của bản thân
Đức tính chăm chỉ sẽ luôn là yếu tố quan trọng giúp bạn đi đến thành công, nhưng nêú bạn không biết rõ đích đến là gì thì sự chăm chỉ cũng chưa chắc đã có thể giúp ích cho bạn. Vì thế hãy cũng lập ra danh sách các mục tiêu ngắn hạn – dài hạn, những mục tiêu đó cần đáp ứng những tiêu chí sau đây:
1) Đích đến rõ ràng:
Ai cũng nói “Tôi muốn trở nên thành công” – nhưng thành công có vẻ là thứ rất mơ hồ và ai cũng muốn có. Vậy bạn định nghĩa thành công là như thế nào? Thành công của người này có thể là trở thành CEO của một tập đoàn lớn, thành công của người khác lại đơn giản chỉ là được trở về nhà cùng gia đình quây quần lúc 6h tối. Vì thế hãy thử nghĩ xem thành công với bạn cụ thể là gì.
2) Thời gian hợp lí: mục tiêu nào cũng cần thời gian để chuẩn bị và tiến hành, vì thế hãy suy nghĩ rằng với mục tiêu đó thì bạn cần đạt được lúc nào và mất bao nhiêu lâu cố gắng để đạt được chúng. Bên cạnh đó, mục tiêu của bạn cũng nên được xây dựng dựa trên quĩ thời gian mà bạn có, không nên thiết kế mục tiêu quá khó hoặc quá dễ trong quĩ thời gian cho phép của bạn.
3) Đừng tiêu cực: Mục tiêu nên là điều bạn muốn có thay vì chỉ là sự chaỵ trốn khỏi thực tại khó khăn. Vì vậy hãy xác định mục tiêu bằng cách nói với bản thân những điều tích cực, ví dụ “Tôi muốn cải thiện kĩ năng và phát triển bản thân trong 4 năm tới nên tôi đã xin nhảy sang một công việc tốt hơn” thay vì “Tôi không muốn bị mắc kẹt trong công việc chán ngắt này thêm 4 năm nữa nên tôi nhảy việc”.
4) Hãy thực tế: Mục tiêu dài hạn của bạn cần được thiết lập dựa trên sự phù hợp với những năng lực và kĩ năng mà bạn đang có, đừng đưa ra những mục tiêu mơ hồ và quá xa tầm với như “Tôi muốn có giải Grammy” trong khi bạn chẳng thể hát hay chơi bất kì nhạc cụ nào.
5) Hãy linh hoạt: Đừng vội vã bỏ cuộc khi gặp bất kì trở ngại nào trên hành trình chinh phục mục tiêu. Thay vào đó đôi khi hãy thay đổi mục tiêu cuả bạn sao cho phù hợp. Ví dụ như bạn không có đủ tài chính để chi trả cho suốt 4 năm Đại học nên bạn cần duy trì công việc hiện tại để mưu sinh, vậy bạn có thể đăng kí học tại chức vì thời gian linh hoạt hơn vẫn cho phép bạn vừa học vừa làm. Đôi khi sự linh hoạt cũng thể hiện ở chỗ bạn chấp nhận thay đổi mục tiêu của mình khi nó không còn phù hợp nữa và dành sức lực để theo đuổi những thứ khác có ý nghĩa hơn.
6) Kĩ thuật bẻ nhỏ: hãy bẻ nhỏ mục tiêu dài hạn của bạn thành những bước đi ngắn. Những bước đi ngắn sẽ dễ bắt đầu hơn và cũng dễ nhìn thấy thành quả hơn khiến bạn có nhiều động lực để tiếp tục.
7) Ghép đôi mục tiêu – hành động: Ví dụ nếu mục tiêu của bạn là trở thành nhà văn, hãy đăng kí một khoá học viết ngay tuần này để khởi động.
Từ khóa » Kế Hoạch Dài Hạn Tương ứng Với Thời Gian
-
Xây Dựng Kế Hoạch Ngắn Hạn Và Dài Hạn Cho Sự Nghiệp Của Bạn
-
Độ Dài Thời Gian Của Kế Hoạch Hóa Nguồn Nhân Lực - Tài Liệu Text
-
Sự Khác Biệt Giữa Kế Hoạch Ngắn Hạn Và Kế Hoạch Dài Hạn
-
Sự Khác Biệt Giữa Lập Kế Hoạch Ngắn Hạn Và Kế Hoạch Dài Hạn - 2022
-
Phân Loại Kế Hoạch Trong Doanh Nghiệp - .vn
-
Kế Hoạch Ngắn Hạn Và Dài Hạn - Chienlubo
-
Phân Loại Kế Hoạch
-
5 Bước Lập Kế Hoạch Chiến Lược Cho Các Nhà Quản Trị
-
Thiết Lập Mục Tiêu Ngắn Hạn Và Dài Hạn Cho Sự Nghiệp Của Bạn
-
Hoạch định Là Gì? Những Kế Hoạch Chiến Lược Hoạch định Cho ...
-
[PDF] Phần III KỸ NĂNG Chuyên đề 10 QUẢN LÝ THỜI GIAN “Chúng Ta ...
-
HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HỌC TẬP HOÀN HẢO VỚI 5 ...
-
Mục Tiêu Dài Hạn Là Gì? Đặt Mục Tiêu Dài Hạn Hiệu Quả - JobsGO Blog