7 Cách Tính Tuổi Thai Nhi Và Ngày Dự Sinh đơn Giản, Chính Xác đến 99%
Có thể bạn quan tâm
Trong sản khoa, tuổi thai là một căn cứ quan trọng để các bác sĩ theo dõi sự phát triển của thai nhi. Từ đó lập kế hoạch khám thai, xét nghiệm và can thiệp y tế đúng thời điểm, nhằm đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh cho cả mẹ và bé. Vậy cách tính tuổi thai như thế nào?
Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu cách tính tuổi thai chi tiết và chính xác nhất ngay sau đây bạn nhé!
Những lý do tại sao việc tính tuổi thai quan trọng đối với mẹ bầu:- Giúp đánh giá sự phát triển của thai nhi, lên lịch các xét nghiệm quan trọng, như sàng lọc dị tật bẩm sinh hay kiểm tra sức khỏe thai kỳ.
- Giúp phát hiện và can thiệp sớm các nguy cơ như thai chậm phát triển trong tử cung, sinh non hay quá ngày dự sinh, đảm bảo sức khỏe tối ưu cho mẹ và bé.
Tuổi thai là gì?
Tuổi thai (gestational age) là khoảng thời gian mang thai, bắt đầu từ ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng (LMP) cho đến thời điểm hiện tại. Điều này có nghĩa là tuổi thai bao gồm cả khoảng thời gian hai tuần trước khi sự thụ thai diễn ra.
Ví dụ, nếu bạn đang mang thai ở tuần thứ 8, thì thực tế thai nhi chỉ phát triển được khoảng 6 tuần tuổi (tuổi thật của phôi thai – fetal age).
Tại sao tuổi thai không tính từ ngày thụ thai?
Mặc dù ngày thụ thai là thời điểm tinh trùng gặp trứng để tạo thành phôi thai, nhưng việc xác định chính xác ngày này lại không dễ dàng. Ngày rụng trứng có thể sớm hoặc muộn hơn dự đoán. Do đó, bác sĩ dùng cách tính tuổi thai theo ngày kinh cuối như một tiêu chuẩn chung để tính toán, giúp đơn giản hóa việc theo dõi thai kỳ.
Tuy nhiên, cách tính tuổi thai theo ngày kinh cuối chỉ mang tính chất ước tính. Nếu chu kỳ kinh nguyệt không đều, hoặc bạn không nhớ rõ ngày, bác sĩ sẽ dựa vào kết quả siêu âm để xác định tuổi. Trong trường hợp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), tuổi thai được tính dựa trên ngày chuyển phôi và kết quả siêu âm.
Sự khác biệt giữa tuổi thai và tuổi thật của phôi thai
- Tuổi thai (gestational age) được tính từ ngày đầu tiên trong kỳ kinh cuối cùng (LMP) của người mẹ đến thời điểm hiện tại. Cách tính này bao gồm cả khoảng thời gian 2 tuần trước khi thụ thai.
- Tuổi thật của phôi thai (fetal age) được tính từ thời điểm thụ thai, tức là khi tinh trùng kết hợp với trứng.
Những cách tính tuổi thai phổ biến
1. Cách tính tuổi thai theo ngày kinh cuối
Tuổi thai được tính như thế nào? Một trong những phương pháp phổ biến nhất để tính tuổi thai là dựa vào ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng (LMP).
Công thức tính tuổi thai: Tuổi thai (tuần) = (Số ngày kể từ ngày LMP đến ngày hiện tại) / 7.Ví dụ, nếu kỳ kinh cuối cùng của bạn bắt đầu vào ngày 1/1/2024 và ngày hiện tại là 1/2/2024, tuổi thai sẽ là 4 tuần. Theo đó, công thức tính là: 31 ngày / 7 = 4 tuần 3 ngày.
Ưu điểm:
- Đơn giản và dễ áp dụng.
- Không cần thiết bị hay kỹ thuật y tế phức tạp.
Hạn chế:
- Độ chính xác phụ thuộc vào chu kỳ kinh nguyệt của người mẹ. Nếu chu kỳ không đều, mẹ không nhớ chính xác ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối sẽ dễ dẫn đến sai lệch trong việc tính tuổi thai.
- Không chính xác bằng siêu âm, đặc biệt là trong ba tháng đầu thai kỳ.
2. Cách tính tuổi thai theo ngày quan hệ tình dục
Cách tính tuổi thai theo ngày quan hệ phù hợp với các mẹ bầu có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn và biết chính xác ngày rụng trứng. Ngày rụng trứng có thể được xác định thông qua:
- Sử dụng que thử rụng trứng sẽ giúp phát hiện sự gia tăng hormone luteinizing (LH) trong nước tiểu, báo hiệu thời điểm rụng trứng.
- Sử dụng ứng dụng theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của Hello Bacsi hoặc những nhà cung cấp khác để dự đoán ngày rụng trứng.
Giả sử bạn có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn 28 ngày, và ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng là 1/1/2024.
Bạn sử dụng que thử rụng trứng và xác định được ngày rụng trứng là 14/1/2024. Bạn đã quan hệ vào ngày này và thụ thai thành công. Đến 1/2/2024, bạn muốn tính tuổi thai.
- Ngày rụng trứng là 14/1/2024. Ngày hiện tại là 1/2/2024.
- Công thức tính tuổi thai: 18 ngày/ 7. Vậy, tuổi thai của bạn là 2 tuần 4 ngày tính từ ngày quan hệ.
Lưu ý quan trọng:
- Phương pháp tính tuổi thai theo ngày quan hệ (ngày rụng trứng) chỉ mang tính chất ước tính. Vì không phải lúc nào ngày rụng trứng cũng diễn ra chính xác như dự đoán.
- Việc xác định ngày rụng trứng thông qua que thử rụng trứng hoặc ứng dụng theo dõi chu kỳ chỉ giúp dự đoán gần đúng. Đó là vì không phải mọi phụ nữ đều rụng trứng vào ngày chính xác như tính toán.
- Tuổi thai tính theo ngày quan hệ (ngày rụng trứng) sẽ khác với tuổi thai tính từ ngày đầu kỳ kinh cuối (LMP), vì công thức tính từ LMP bao gồm hai tuần trước khi thụ thai xảy ra.
3. Cách tính tuổi thai IVF (thụ tinh trong ống nghiệm)
Trong trường hợp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), ngày thụ thai, hay cụ thể hơn là ngày chuyển phôi, được xác định chính xác. Vì vậy, tuổi thai IVF không sử dụng ngày LMP mà dựa trên ngày chuyển phôi, kết hợp với kết quả siêu âm để đảm bảo tính chính xác.
Trong IVF, việc tính tuổi thai phụ thuộc vào loại phôi được chuyển vào tử cung.
Công thức tính tuổi thai IVF như sau:- Phôi ngày 3: Tuổi thai = (Số ngày kể từ ngày chuyển phôi đến ngày hiện tại + 3 ngày) / 7.
- Phôi ngày 5: Tuổi thai = (Số ngày kể từ ngày chuyển phôi đến ngày hiện tại + 5 ngày) / 7.
Chú ý: công thức trên nhằm tính tuổi thật của phôi thai. Nếu tính tuổi thai nhằm theo dõi tốc độ tăng trưởng, các mẹ cần cộng thêm 14 ngày nữa nhé.
Ví dụ cách tính tuổi thai IVF:
- Ngày chuyển phôi (phôi ngày 5): 1/1/2024
- Ngày hiện tại: 15/1/2024
- Tuổi thật của thai = (14 ngày + 5 ngày) / 7 = 2 tuần 5 ngày.
Lưu ý quan trọng:
- Siêu âm, đặc biệt trong ba tháng đầu là phương pháp chính xác nhất để xác định tuổi thai với những trường hợp thai tự nhiên. Với những trường hợp mẹ có làm các phương pháp hỗ trợ sinh sản như IUI (bơm tinh trùng vào buồng tử cung) hay IVF (thụ tinh trong ống nghiệm) thì tuổi thai sẽ được tính dựa trên ngày bơm hoặc ngày chuyển phôi tương ứng.
- Tuổi thai IVF tính từ ngày chuyển phôi sẽ khác với tuổi thai tự nhiên, vì ngày thụ thai được xác định rõ ràng.
4. Cách tính tuổi thai theo siêu âm
Siêu âm cung cấp hình ảnh rõ ràng của thai nhi trong tử cung người mẹ, cho phép bác sĩ đo các chỉ số như chiều dài đầu mông (CRL), đường kính lưỡng đỉnh (BPD), chu vi đầu (HC), và chiều dài xương đùi (FL), qua đó ước tính chính xác tuổi thai.
Cách tính tuổi thai theo siêu âm đặc biệt hữu ích trong các trường hợp chu kỳ kinh nguyệt không đều, hoặc khi có sự sai lệch giữa tuổi thai dự kiến theo ngày kinh cuối và sự phát triển thực tế của thai nhi.
Độ chính xác của cách tính tuổi thai bằng siêu âm theo từng giai đoạn thai kỳ:
- Ba tháng đầu (0 – 13 tuần 6 ngày): Độ chính xác cao nhất, sai số chỉ trong khoảng vài ngày. Trong giai đoạn này, chiều dài đầu mông (CRL) của phôi thai là chỉ số chính xác nhất để tính tuổi thai.
- Ba tháng giữa (14 tuần – 27 tuần 6 ngày): Độ chính xác giảm dần so với ba tháng đầu, với sai số có thể lên tới một tuần. Các chỉ số như đường kính lưỡng đỉnh (BPD), chu vi đầu (HC), chiều dài xương đùi (FL), và chu vi bụng (AC) được sử dụng để ước tính tuổi thai.
- Ba tháng cuối (28 tuần trở đi): Độ chính xác thấp nhất, sai số có thể lên tới 2-3 tuần. Trong giai đoạn này, siêu âm không còn được sử dụng chủ yếu để xác định tuổi thai mà chủ yếu để đánh giá sự tăng trưởng của thai nhi và sự phát triển trong tử cung
Lưu ý trong cách tính tuổi thai bằng phương pháp siêu âm
- Siêu âm trong ba tháng đầu luôn cho kết quả chính xác nhất.
- Trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của kỹ thuật viên siêu âm ảnh hưởng lớn đến độ chính xác của kết quả.
- Tư thế hoặc vị trí của thai nhi trong tử cung có thể làm thay đổi chỉ số đo lường. Các yếu tố khác như đa thai, hay u xơ tử cung có thể ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh và độ chính xác của đo lường.
5. Tính tuổi thai theo ngày dự sinh (EDD)
Phương pháp tính tuổi thai dựa trên ngày dự sinh (EDD) là một cách đơn giản và thường xuyên được sử dụng trong trường hợp chu kỳ kinh nguyệt của mẹ đều đặn và có thể xác định được ngày rụng trứng.
Ngày dự sinh (EDD) thường được tính bằng cách cộng 280 ngày (40 tuần) vào ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng.
Công thức tính tuổi thai từ ngày dự sinh:
- Tuổi thai = 40 tuần – (Số ngày kể từ ngày hiện tại đến ngày dự sinh) / 7
Ví dụ minh họa cách tính tuổi thai theo ngày EDD :
- Ngày dự sinh (EDD): 1/3/2024
- Ngày hiện tại: 15/2/2024
- Số ngày kể từ ngày hiện tại đến ngày dự sinh = 16 ngày
- Tuổi thai = 40 tuần – (16 ngày / 7) = 38 tuần 2 ngày
Phương pháp này cho phép tính ngược lại tuổi thai từ ngày dự sinh một cách dễ dàng và chính xác. Song bạn vẫn nên tập trung vào các lưu ý sau:
- Phương pháp này dựa trên giả định chu kỳ kinh nguyệt đều đặn 28 ngày và ngày rụng trứng vào ngày thứ 14 của chu kỳ.
- Độ chính xác của phương pháp này phụ thuộc vào độ chính xác của ngày dự sinh. Nếu ngày dự sinh được xác định dựa trên LMP và chu kỳ kinh nguyệt không đều, kết quả tính toán có thể sai lệch.
- Trong trường hợp IVF, ngày dự sinh được tính dựa trên ngày chuyển phôi, và công thức tính tuổi thai cũng sẽ khác.
- Ngày sinh thực tế có thể dao động trong khoảng 2 tuần trước hoặc sau ngày dự sinh (EDD). Chỉ có khoảng 5% phụ nữ sinh đúng ngày dự sinh, còn lại sẽ sinh sớm hơn hoặc muộn hơn.
Công cụ hỗ trợ tính tuổi thai hiện nay
1. Sử dụng app tính tuổi thai
Hiện nay, có rất nhiều ứng dụng di động giúp tính tuổi thai và theo dõi thai kỳ tiện lợi. Bạn có thể tham khảo:
- Hello Bacsi App – Ứng dụng này không chỉ hỗ trợ tính ngày dự sinh mà còn theo dõi cử động thai nhi. Chỉ cần nhập ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối, ứng dụng sẽ tính toán ngày dự sinh và các thông tin liên quan.
- BabyCenter App – Ứng dụng này cung cấp thông tin chi tiết về thai kỳ theo từng tuần, theo dõi cân nặng, tính ngày dự sinh, và nhiều tính năng hữu ích khác. Bạn có thể nhập ngày kinh cuối, ngày thụ thai (nếu biết), hoặc ngày chuyển phôi (trong trường hợp IVF) để ứng dụng tính toán.
Ưu điểm:
- Dễ dàng sử dụng mọi lúc, mọi nơi, chỉ cần có điện thoại thông minh.
- Các ứng dụng sử dụng thuật toán để tính toán, cho kết quả khá chính xác.
- Giao diện trực quan giúp bạn dễ dàng theo dõi sự phát triển của thai nhi và các mốc quan trọng trong thai kỳ.
Tuy nhiên, kết quả tính toán từ các ứng dụng chỉ mang tính chất tham khảo.
Sức khỏe của mỗi mẹ bầu là khác nhau, bạn vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và theo dõi thai kỳ một cách tốt nhất.
2. Bảng tính tuần thai ra tháng
Để dễ dàng theo dõi và hình dung sự phát triển của thai kỳ, bạn có thể tham khảo bảng quy đổi từ tuần thai sang tháng thai kỳ dưới đây:
Hướng dẫn quy đổi:
- Xác định tuần thai hiện tại của bạn.
- Tra cứu bảng trên để tìm tháng thai kỳ tương ứng.
Ví dụ, nếu bạn đang mang thai ở tuần thứ 20, theo bảng trên, bạn đang ở tháng thứ 5 của thai kỳ.
Lưu ý:
- Bảng quy đổi này mang tính chất tương đối và áp dụng với chu kỳ kinh nguyệt đều đặn 28 ngày.
- Để có kết quả chính xác nhất, tuổi thai và sự phát triển của thai nhi nên được xác định thông qua siêu âm và các chỉ số lâm sàng khác từ bác sĩ.
Việc sử dụng ứng dụng và bảng tính tuần thai ra tháng sẽ giúp mẹ bầu dễ dàng theo dõi sự phát triển của thai kỳ. Tuy nhiên, siêu âm và tư vấn của bác sĩ vẫn là phương pháp xác định tuổi thai chính xác nhất.
Các câu hỏi thường gặp liên quan đến cách tính tuổi thai
1. Tuổi thai có thể sai lệch không?
Có! tuổi thai hoàn toàn có thể sai lệch. Độ chính xác của tuổi thai phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:
- Chu kỳ kinh nguyệt. Cách tính tuổi thai dựa trên ngày kinh cuối (LMP) chỉ chính xác khi chu kỳ kinh nguyệt đều đặn 28 ngày. Nếu chu kỳ kinh nguyệt không đều, ngày rụng trứng sẽ thay đổi, dẫn đến sai lệch trong việc tính toán.
- Ngày thụ thai. Việc xác định chính xác ngày thụ thai là rất khó, ngay cả khi bạn chỉ quan hệ một lần trong thời gian dễ thụ thai. Tinh trùng có thể sống trong cơ thể phụ nữ tới 5 ngày. Do đó, việc thụ thai có thể xảy ra sau khi quan hệ vài ngày.
- Phương pháp tính. Các phương pháp tính tuổi thai khác nhau có độ chính xác khác nhau. Siêu âm được coi là phương pháp chính xác nhất, đặc biệt là trong ba tháng đầu thai kỳ. Tuy nhiên, siêu âm cũng có thể có sai số, đặc biệt là trong giai đoạn sau của thai kỳ.
- Các yếu tố khác như béo phì, u xơ tử cung,… cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả tính tuổi thai.
2. Làm thế nào để tính tuổi thai khi không nhớ ngày kinh cuối?
Nếu bạn không nhớ rõ ngày kinh cuối, bạn có thể:
- Siêu âm
- Khám sức khỏe
- Xét nghiệm hCG.
3. Có cách nào tự tính chính xác tuổi thai mà không cần siêu âm không?
Không có cách nào tự tính chính xác tuổi thai mà không cần siêu âm.
Các phương pháp tính tuổi thai tại nhà như sử dụng LMP, ngày quan hệ, biểu đồ mang thai,… đều có thể có sai số đáng kể.
Siêu âm là phương pháp duy nhất có thể cung cấp thông tin chính xác về tuổi thai. Do đó, bạn nên đi khám thai và siêu âm theo lịch hẹn của bác sĩ để được theo dõi và chăm sóc thai kỳ một cách tốt nhất.
Lời khuyên từ chuyên gia y tế
1. Nên ưu tiên phương pháp nào để đảm bảo tính chính xác?
Để đảm bảo tính chính xác cao nhất trong việc xác định tuổi thai, siêu âm là phương pháp được các chuyên gia y tế khuyến nghị. Đặc biệt, siêu âm trong tam cá nguyệt đầu tiên (từ tuần thứ 7 đến tuần thứ 13) mang lại kết quả chính xác nhất.
Lý do là vì siêu âm sử dụng hình ảnh trực quan để đo kích thước của thai nhi, từ đó ước tính tuổi thai một cách khách quan và chi tiết.
So với các phương pháp dựa trên ngày kinh cuối (LMP) hay ngày quan hệ, siêu âm có độ chính xác cao hơn, đặc biệt là khi chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc khó xác định ngày rụng trứng.
2. Tầm quan trọng của việc theo dõi tuổi thai trong các mốc khám thai định kỳ
Việc theo dõi tuổi thai trong các mốc khám thai định kỳ là vô cùng quan trọng vì những lý do sau:
- Đánh giá sự phát triển của thai nhi. Xác định chính xác tuổi thai giúp bác sĩ đánh giá sự phát triển của thai nhi so với các tiêu chuẩn. Điều này giúp phát hiện sớm các vấn đề bất thường như thai chậm phát triển trong tử cung hay thai to.
- Lập kế hoạch chăm sóc thai kỳ. Tuổi thai là cơ sở để bác sĩ lên lịch khám thai, siêu âm, xét nghiệm và các can thiệp y tế cần thiết khác, đảm bảo mẹ và bé được chăm sóc tốt nhất trong suốt thai kỳ. Ví dụ như việc tiêm phòng uốn ván, siêu âm hình thái học, xét nghiệm sàng lọc trước sinh,…
- Xác định ngày dự sinh giúp mẹ bầu chuẩn bị tốt hơn về tâm lý, sức khỏe và các điều kiện cần thiết cho việc sinh nở.
- Theo dõi các mốc phát triển quan trọng và then chốt của thai nhi, như hình thành tim thai, phát triển các cơ quan, cử động thai,…
Tóm lại, việc theo dõi tuổi thai định kỳ không chỉ giúp đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé mà còn giúp bác sĩ đưa ra các quyết định y tế chính xác và kịp thời, hỗ trợ quá trình chăm sóc thai kỳ hiệu quả.
Kết luận
Hello Bacsi hy vọng những thông tin trong bài viết này sẽ giúp bạn chọn được cách tính tuổi thai phù hợp để lập kế hoạch chăm sóc thai kỳ hiệu quả.
Chuyên gia khuyến khích mẹ bầu tham khảo ý kiến bác sĩ và sử dụng các công cụ y khoa đáng tin cậy như siêu âm để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé. Nếu bạn còn thắc mắc, hãy để lại câu hỏi cho đội ngũ chuyên gia của Hello Bacsi nhé!
[embed-health-tool-due-date]
Từ khóa » Chiều Dài Thai Nhi được Tính Như Thế Nào
-
Hướng Dẫn Cách đo Chiều Dài Của Thai Nhi
-
Các Chỉ Số Trong Kết Quả Siêu âm Thai | Vinmec
-
Bảng Cân Nặng Và Chiều Dài Thai Nhi Theo Tiêu Chuẩn Của WHO
-
Bác Sĩ Giải đáp Tỉ Mỉ Các Chỉ Số Thai Nhi Theo Tuần - Medlatec
-
Các Chỉ Số Thai Nhi Và Những điều Mẹ Cần Biết
-
Chiều Dài Xương Đùi Thai Nhi Theo Tuần Như Thế Nào Là Chuẩn?
-
[CHI TIẾT] Kích Thước Thai Nhi Bình Thường Mà Mẹ Bầu Cần Biết
-
Bảng Cân Nặng Và Chiều Dài Thai Nhi Theo Từng Tuần Tuổi Chính Xác ...
-
Bảng Các Chỉ Số Thai Nhi Theo Tuần Chuẩn WHO Mới Nhất - Huggies
-
Cách Tính Tuổi Và Trọng Lượng Thai Nhi Từ Các Chỉ Số - Tìm Thuốc Nhanh
-
Bảng Chỉ Số Thai Nhi Phát Triển Theo Từng Tuần Chi Tiết Cho Mẹ
-
Chỉ Số Thai Nhi Theo Tuần Và Những điều Mẹ Bầu Nên Biết - AiHealth
-
Chu Vi Vòng Bụng Thai Nhi: Chỉ Số Tương Quan Chặt Chẽ Với Trọng Lượng
-
Cách Tính Cân Nặng Thai Nhi Theo Tuổi Chuẩn Nhất - Fitobimbi