7 Cách Trị Lẹo Mắt Hiệu Quả | Bạn đã Biết? | TCI Hospital

Lẹo mắt là tình trạng có thể bắt gặp ở bất cứ ai. Bệnh lý gây ra cảm giác đau đớn, khó chịu và thậm chí là ức chế cho người bị lẹo. Ở bài viết này, hãy cùng Hệ thống y tế Thu Cúc TCI tìm hiểu và điểm qua 7 cách trị lẹo mắt hiệu quả có thể khắc phục sớm tình trạng này nhé!

Menu xem nhanh:

Toggle
  • 1. Lẹo mắt là gì?
    • 1.1 Khái niệm
    • 1.2 Nguyên nhân
    • 1.3 Triệu chứng
  • 2. Các cách trị lẹo mắt hiệu quả
    • 2.1 Hạn chế đưa tay lên dụi mắt
    • 2.2 Dùng nước ấm để rửa mặt
    • 2.3 Tuyệt đối không nặn lẹo
    • 2.4 Giữ cho mắt được thông thoáng
    • 2.5 Vệ sinh mí mắt đúng cách
    • 2.6 Tẩy trang sạch sẽ
    • 2.7 Dùng thuốc theo chỉ định
  • 3. Làm sao để phòng ngừa lẹo mắt?

1. Lẹo mắt là gì?

1.1 Khái niệm

Lẹo mắt (mụt lẹo) là tình trạng nhiễm khuẩn cục bộ gây ra tình trạng sưng, đỏ khu vực quanh rìa bờ mi. Lẹo thường gây đau, đi kèm với đó là tình trạng mưng mủ, nhìn như mụn nhọt. Tuy nhiên, mụn lẹo này gần như không ảnh hưởng đến thị lực mà chỉ gây ra đau nhức.

Cách trị lẹo mắt

Lẹo mắt là tình trạng nhiễm khuẩn cục bộ gây ra sưng, đỏ khu vực quanh rìa bờ mi.

Người ta chia lẹo mắt ra thành 3 loại:

– Lẹo ngoài mí mắt: Nằm ở bên ngoài bờ mi, chủ yếu do nhiễm trùng từ tuyến Zeiss – Lẹo trong mí mắt: Nằm ở bên trong bờ mi, chủ yếu do nhiễm trùng từ tuyến Meibomius – Đa lẹo: Bao gồm nhiều đầu lẹo (có thể ở một hoặc cả hai mắt)

Thông thường, lẹo có thể tự xẹp sau khi mủ bị vỡ nhưng lại dễ tái phát ở các vị trí khác. Đồng thời, vị trí bị lẹo nếu không xẹp hẳn có thể làm tắc nghẽn tuyến dầu trên mi mắt, gây ra biến chứng chắp mắt. (Chắp mắt là tình trạng sưng phù trên mí mắt, sưng to hơn mụn lẹo nhưng ít đau hơn)

1.2 Nguyên nhân

Chắp lẹo mắt là tình trạng có thể bắt gặp ở bất cứ ai. Theo các bác sĩ, nhiễm khuẩn tụ cầu là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh lý này. Chúng gây nhiễm trùng nang lông mi hoặc làm nghẽn tuyến dầu quanh mí mắt. Từ đó dần dẫn đến sưng, viêm.

Vì vi khuẩn là tác nhân chính dẫn đến tình trạng này nên bệnh lý có tính lây truyền. Ngoài ra, lẹo mắt cũng có thể là kết quả của viêm nhiễm lan rộng do tình trạng viêm bờ mi có sẵn.

Một số yếu tố có thể khiến bạn tăng nguy cơ bị lên lẹo ở mắt:

– Không vệ sinh kính áp tròng sạch sẽ khi sử dụng. Hoặc tay chưa vệ sinh đã đưa lên mắt để thay kính. – Dùng chung các vật dụng cá nhân (đặc biệt là khăn mặt) với người bị lẹo – Để lớp trang điểm qua đêm trên mắt mà không tẩy trang – Sử dụng mỹ phẩm hết hạn sử dụng hoặc đã mở trong thời gian quá lâu – Người đã từng bị viêm mí mắt hoặc người bị viêm mí mắt mãn tính – …..

1.3 Triệu chứng

Cách trị lẹo mắt

Triệu chứng dễ thấy nhất là mí mắt đỏ và sưng

Khi mắt bị lẹo, người bệnh sẽ thường gặp phải các triệu chứng như:

– Chảy nước mắt – Mắt nhạy cảm nhiều hơn khi tiếp xúc với ánh sáng – Mí mắt đỏ và sưng tấy (triệu chứng dễ thấy nhất)

Ngoài ra, tùy thuộc vào tình trạng mắt của mỗi người mà có thể sẽ có các triệu chứng khác nhau. Phần lớn lẹo mắt xảy ra là không ảnh hưởng đến thị lực. Tuy nhiên, người mắc lẹo mắt nên đến gặp bác sĩ nếu có một trong các dấu hiệu sau:

– Bị sốt – Gặp vấn đề về thị lực – Mụn lẹo không cải thiện trong vòng hai ngày – Xuất hiện tình trạng sưng má hoặc sưng một vài bộ phận khác trên khuôn mặt – Mụn lẹo bị chảy máu, cục sưng lớn và gây đau đớn

Vậy đâu là những cách trị lẹo mắt hiệu quả? Hãy cùng khảo các phương pháp dưới đây nhé!

2. Các cách trị lẹo mắt hiệu quả

2.1 Hạn chế đưa tay lên dụi mắt

Lẹo mắt thường xảy ra do bụi bặm, phấn trang điểm,… làm tắc nghẽn tuyến bã nhờn. Vì vậy, việc đầu tiên cần làm là phải ngăn ngừa các tác nhân này để lẹo không nặng hơn. Do đó, cần hạn chế tối đa việc đưa tay lên mắt hoặc dụi mắt.

2.2 Dùng nước ấm để rửa mặt

Đây là phương pháp rất an toàn và dễ thực hiện tại nhà. Thay vì rửa mặt bằng nước lạnh, hãy làm ướt một chiếc khăn sạch với nước ấm. Sau đó, vắt nhẹ để khăn được ráo nước và đặt lên mắt trong 5 đến 10 phút.

Nước ấm có thể làm tan mủ từ từ và giúp cho mụn lẹo khô một cách tự nhiên.

2.3 Tuyệt đối không nặn lẹo

Lẹo mắt thường gây ra cảm giác khó chịu và ức chế khiến bạn chỉ muốn nặn ngay đi. Tuy nhiên, việc này là hoàn toàn không nên bởi nó sẽ gây ra nhiều vấn đề nguy hiểm.

Khi bạn cố gắng nặn mủ ra, vi khuẩn sẽ theo đó nhanh chóng lan đến các vùng khác. Vì vậy, người bệnh tốt nhất nên để lẹo tự khô, hoặc uống thuốc để giúp mủ nhanh khô hơn.

Đồng thời, cũng không nên dùng tay gãi mụn lẹo vì sẽ rất dễ khiến mắt bị tổn thương. Từ đó tạo cơ hội cho vi khuẩn lây lan và phát triển nhiều hơn.

2.4 Giữ cho mắt được thông thoáng

Cách trị lẹo mắt

Không nên che lẹo bằng cách trang điểm

Khi bị lẹo mắt, tuyệt đối không nên che lẹo bằng cách trang điểm. Điều này có thể làm chậm quá trình lành mắt, thậm chí khiến tình trạng mắt trở nên tệ hơn. Đồng thời, cọ trang điểm hay chì kẻ mắt cũng có thể là tác nhân khiến vi khuẩn lan sang mắt còn lại.

Nếu có thể, hãy những sử dụng kính áp tròng để tránh vi khuẩn bám vào bề mặt kính và lan ra. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên có những biện pháp bảo vệ mắt trước ô nhiễm, khói bụi. VD: Đeo kính khi ra đường, khi lao động hoặc khi làm các công việc đặc thù.

2.5 Vệ sinh mí mắt đúng cách

Mí mắt nếu được vệ sinh đúng cách sẽ giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn. Tuy nhiên, cần đặc biệt lưu ý là nên rửa tay sạch sẽ trước khi vệ sinh để tránh vi khuẩn từ tay bám vào mắt.

2.6 Tẩy trang sạch sẽ

Nếu bắt buộc phải trang điểm, hãy cố gắng tẩy trang sạch sẽ ngay sau khi về nhà. Bởi nếu để lâu, lớp trang điểm có thể bám vào mắt và vị trí bị lẹo. Khiến lẹo mắt tiến triển theo chiều hướng xấu hơn.

Bên cạnh đó, hãy vệ sinh cọ mắt và các đồ trang điểm thường xuyên. Đồng thời tạm “chia tay” với mascara, chì kẻ mắt, lông mi giả, kích mí để chữa trị lẹo một cách triệt để nhé!

2.7 Dùng thuốc theo chỉ định

Nếu mắt quá đau, người bệnh có thể sử dụng thuốc để giảm đau hoặc để giúp lẹo nhanh khỏi. Tuy nhiên, quá trình dùng thuốc cần tuân theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không nên tự ý sử dụng bởi nếu dùng quá liều có thể gây ra các tác dụng phụ cho cơ thể, đặc biệt là gan.

3. Làm sao để phòng ngừa lẹo mắt?

Cách trị lẹo mắt

Thói quen tốt sẽ giúp phòng ngừa và hạn chế lẹo phát triển

Dưới đây là một số thói quen sinh hoạt tốt sẽ giúp bạn phòng ngừa và hạn chế tốc độ phát triển của lẹo mắt:

– Giữ cho tay, da mặt, da đầu và lông mày luôn sạch sẽ – Hạn chế dùng phấn trang điểm, đặc biệt là trang điểm ở khu vực mắt – Ngưng sử dụng kính áp tròng (nếu có) cho đến khi lẹo đã khỏi hẳn

Đồng thời, trong quá trình chắp lẹo mắt, người bệnh cũng nên hạn chế một số thực phẩm kích thích sưng: Tỏi, hành, ớt, hẹ, thịt dê, rượu, thuốc lá,… để giúp bệnh nhanh hồi phục.

Như vậy, trên đây là 7 cách trị lẹo mắt hiệu quả mà Hệ thống y tế Thu Cúc TCI muốn gửi đến bạn. Hy vọng bài viết đã mang đến những thông tin thực sự hữu ích mà bạn đọc đang tìm kiếm. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào khác, hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp sớm nhất bởi các chuyên gia nhé!

Từ khóa » Cách Chữa Mụt Lẹo Hiệu Quả