7 Cách Vượt Qua Cú Sốc Văn Hóa ‹ EF Academy Blog

Sốc văn hóa là một hiện tượng rất phổ biến gặp phải khi đặt chân đến một đất nước xa lạ, nhất là đối với du học sinh. Khi tôi lần đầu tiên đến New York, tôi biết là cách hành xử, thói quen của người dân nơi đây sẽ là lạ lẫm với tôi vì tôi là người Ấn Độ. Ở đây tôi gặp được khá nhiều người Mỹ gốc Ấn lớn lên theo những cách dạy dỗ hoàn toàn khác biệt. Do đó những câu hỏi kỳ quặc và ngờ nghệch mà tôi gặp phải về đất nước của tôi là hoàn toàn bình thường. Đối với tôi, sốc văn hóa cứ đến dồn dập trong những tình huống không đâu và theo một cách rất thụ động. Nhất là khi ở trong một trường quốc tế, nơi người ta sẽ cảm thấy rối trí khi cố gắng vượt qua định kiến. Tuy nhiên, vẫn có những cách để vượt qua. Dưới đây là 7 lời khuyên của cá nhân tôi để vượt qua tình trạng này.

1. Biết tự đánh giá

Thông thường, những người đồng hương sẽ hiểu rõ những từ ngữ chúng ta sử dụng trong giao tiếp hằng ngày, và những gì chúng ta muốn diễn đạt. Tuy nhiên, những người đến từ những nền văn hóa khác sẽ cảm thấy khó hiểu. Do đó, để tránh bị sốc văn hóa, chúng ta nên chú ý đến cách dùng từ và giọng điệu của mình. Ví dụ: ở Mỹ, “hẹn hò” có nghĩa là để gặp ai đó và đi chơi với họ một vài lần trong một không gian lãng mạn, nhưng đối với nhiều nền văn hóa khác, nó có nghĩa là đang đi đến một mối quan hệ nghiêm túc với một ai đó. (Tôi đã tranh luận khá gay gắt với một vài người bạn đến từ Mỹ và châu Âu). Chúng ta có thể tránh được những cuộc tranh luận như thế này nếu chúng ta hiểu rõ hơn về bối cảnh đang được nói đến.

2. Tự tìm hiểu trước khi đến

Trước khi đặt chân đến một nền văn hóa hay đất nước, hãy dành thời gian tìm hiểu về nó. Cách tốt nhất là học từ những người có sức ảnh hưởng lớn, chẳng hạn như người nổi tiếng trên YouTube hoặc Instagram và lắng nghe những gì họ nói, những đề tài họ bàn luận, có trịnh trọng hay rất đời thường, từ ngữ họ sử dụng và đừng quên chú ý đến các chi tiết nhỏ nhặt. Tôi tin rằng đây là một cách làm hiệu quả hơn việc đọc bài viết và video từ những người khách du lịch hoặc khách nước ngoài. Những người không sống tại đất nước đó, họ sẽ không có những đánh giá chưa chính xác, thậm chí còn làm bạn bị sốc văn hóa nhiều hơn. 

3. Lường trước những điều kỷ quặc

Người ta thường tò mò về những điều như đất nước, văn hóa, phong tục, hành vi, tiêu chuẩn, quy tắc,…khi cố gắng hòa nhập với một nền văn hóa mới. Đôi khi, câu hỏi của họ có thể có thể hơi vô tâm và khiến người khác phât ý. Những gì bạn xem trên báo đài có thể không khách quan và rập khuôn. Vì vậy đây là thời điểm tốt nhất để phá vỡ định kiến bằng cách trả lời mọi câu hỏi về nguồn gốc của bạn. Ví dụ, người ta vẫn còn hỏi tôi tại sao phát âm tiếng Anh của tôi không giống như những người Ấn Độ khác. Tôi giải thích rằng tôi đến từ miền Nam Ấn Độ, nơi tiếng Anh được giảng dạy như tiếng mẹ đẻ. Khi tôi lần đầu tiên được hỏi như vậy, tôi cảm thấy bị xúc phạm vì tôi nghĩ những định kiến này hơi thô lỗ nhưng sau đó tôi biết được rằng nhiều người Ấn Độ di cư đến Hoa Kỳ thường đến từ miền Bắc hoặc không học tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ. Trong trường hợp này, tôi không những chỉ cho họ về các tông giọng khác nhau ở Ấn Độ, tôi thậm chí còn học được thêm nhiều điều mới mẻ.

4. Hãy kiên nhẫn

Cho dù chuẩn bị bao nhiêu trước khi đặt chân đến một đất nước mới, bạn sẽ mất một khoảng thời gian để hòa nhập với một môi trường, suy nghĩ, con người, quy tắc và tiêu chuẩn mới – nhưng tôi tin bạn sẽ sớm vượt qua thôi! Đôi khi bạn có thể có một vài ngày tồi tệ không có nghĩa là đất nước bạn đang ở không tốt, điều cần làm là bạn cần phải lùi lại một bước, để bản thân bình tĩnh lại và sau đó quay trở lại điều chỉnh. Cách này sẽ mất thời gian, nhưng rất hữu ích.

5. Ghi chép

Nghe có vẻ nhàm chán, nhưng khi bạn ghi lại (trong sổ tay, điện thoại của bạn, v.v.) những kỷ niệm đẹp bạn đã trải qua, bạn sẽ có cái để đọc lại khi bạn có một ngày tồi tệ. Cách này thực sự rất có ích đấy!

EF Education First

6. Đặt mình vào vị trí của người khác

Phần tiêu đề đã nói lên tất cả: hãy cố gắng thay đổi cách bạn nhìn nhận vấn đề bằng cách đặt mình vào vị trí của người khác. Điều đó không chỉ cho phép bạn hiểu rõ hơn tình huống từ góc nhìn của người khác mà còn giúp bạn học hỏi thêm nhiều điều và thay đổi cách nhìn nhận thế giới của riêng bạn.

7. Tận dụng tối đa mọi cơ hội

Điều bổ ích nhất khi trải nghiệm một nền văn hóa hoàn toàn mới là bạn có thể học được điều gì đó từ đầu. Bất kỳ loại hình học tập nào cũng giúp bạn tiến bộ và bạn cũng sẽ trải qua những khoảnh khắc đáng quý mà bạn sẽ trân trọng trong suốt cuộc đời. Sẽ có những ngày bạn cảm thấy tồi tệ nhưng tất cả phụ thuộc vào cách bạn nhìn nhận vấn đề và bạn cần phải tận dụng tối đa mọi tình huống. Tôi xin nhấn mạnh là tận dụng mọi điều xảy ra với bạn từ sự căng thẳng, niềm vui, nỗi lo âu, những mối quan hệ hay những kỷ niệm. Đó đều là những điều giúp bạn trở nên hoàn thiện hơn trong tương lai.

Từ khóa » Các Ví Dụ Về Sốc Văn Hóa