7 Chi Phí Làm Phòng Karaoke Tại Nhà Cao Cấp 2021 - Cơn Bão Số

Chi phí làm phòng Karaoke tại gia về cơ bản bao gồm 7 hạng mục. Các hạng mục này gồm chi phí cho phần thô, chi phí xử lý âm học, chi phí đầu tư dàn âm thanh, chi phí mua nội thất…..

Nếu bạn là người đang có nhu cầu làm phòng karaoke gia đình, nhưng chưa nắm rõ những chi phí cốt lõi của phòng hát karaoke tại nhà, và sợ bị những đơn vị lắp đặt âm thanh “chặt chém”, thì bài viết này của Cơn Bão Số sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về khoản đầu tư 1 phòng karaoke chi tiết, tổng tất cả chi phí báo giá cần thiết trước khi bắt tay vào thi công phòng Karaoke tại gia, nhằm vừa tối đa công năng ca hát, lại vừa tiết kiệm ngân sách.

1. Chi phí xây phần thô cho phòng karaoke tại nhà

Phần thô chính là phần vách + cốt váchphần trần + cốt trần cùng phần cách âm.

Vật liệu cho phần thô thường có nhiều phân khúc khác nhau. Đối với các vật liệu bình dân thì thường rẻ nhưng không đạt giá trị thẩm mỹ cao. Còn phân khúc cao cấp thì vật liệu cách âm phòng karaoke sẽ tốt hơn, bền hơn và đặc biệt độ thẩm mỹ sẽ rất cao. Phần này khi bên tư vấn báo giá làm phòng karaoke gia đình, họ sẽ đưa ra khá nhiều options cho bạn chọn lựa nhưng tốt nhất Cơn Bão Số khuyến khích bạn nên tìm hiểu thật kỹ. Dưới đây là một vài tính toán của chúng tôi về chi phí thi công phần thô.

thi công phần thô

1.1 Về phần vách và cốt vách

Đối với phòng karaoke gia đình cao cấp họ sẽ chọn những gói thi công cao cấp cho vật liệu xịn hơn và kỹ thuật lắp đặt tốt hơn, ở đây Cơn Bão Số sẽ chỉ đề cập đến phí cho phân khúc này. Phí lắp đặt phần vách và cốt vách cho 1m2 từ 500,000 – 1,000,000 VNĐ trở lên.

Công thức tính diện tích vách và cốt vách

Diện tích vách phòng Karaoke = (Dài + Rộng) * Chiều Cao * 2

Với căn phòng có diện tích 25m2 thì phí tương đương: (5+5)*3*2 =60m2

  • Phí thi công thấp nhất là 500,000 VNĐ cho căn phòng cao cấp: 500,000 * 60m2= 30 triệu đồng
  • Nếu phí thi công là 1,000,000 VNĐ cho căn phòng cao cấp: 1,000,000 *60m2 = 60 triệu đồng

1.2 Về phần trần và cốt trần

Công thức tính diện tích trần

Diện tích trần = Dài * Rộng => 5*5= 25m2.

Chi phí thi công phần này cho các phòng Karaoke cao cấp dao động từ 400,000 – 600,000 VNĐ

  • Nếu phí thi công thấp nhất là 400,000 VND cho căn phòng cao cấp: 400,000*25m2 = 10 triệu đồng
  • Nếu phí thi công cao nhất là 600,000 VNĐ cho căn phòng cao cấp: 600,000 * 25m2 = 15 triệu đồng.

Vậy tóm lại, để xử lý phần thô cho một phòng Karaoke cao cấp chi phí sẽ dao động từ tối thiểu là 40 triệu đồng đến tối đa 75 triệu đồng bạn nhé. Trên thị trường có nhiều nơi báo giá thấp hơn từ 19 triệu đến 35 triệu nhưng những nơi này hầu hết đều báo phí bình dân, còn phí trên là phí cho phòng Karaoke vật liệu thô cao cấp.

2. Chi phí xử lý âm học cho căn phòng (cách âm, tiêu âm)

Thường sau khi xây xong phần thô bạn phải thi công cách âm, tiêu âm cho phòng Karaoke. Mục đích của việc tiêu âm là nhằm xử lý các tạp âm, các âm thành ồn ào, rú rít trong phòng thành loại âm thanh không chứa tạp âm, trong trẻo hơn, sắc nét hơn, chi tiết hơn và chất lượng âm thanh cũng sâu hơn hẳn. Còn cách âm là để không ảnh hưởng đến người ở phòng khác, thậm chí là ở nhà kế bên.

xử lý âm học phòng karaoke
Ví dụ về thi công tiêu âm, cách âm

Chi phí tiêu âm cho căn phòng Karaoke thuộc phân khúc cao cấp thường rơi vào khoảng 80 triệu đến 100 triệu đồng. Sở dĩ mắc vậy vì vật liệu sử dụng cho phân khúc này thường là phù điêu, gỗ cao cấp, da nỉ cao cấp, sơn cát…..bảo đảm được độ thẩm mỹ tuyệt đối và toát lên được hết sự sang trọng, thanh lịch như ý muốn của chủ nhân. Còn nếu bạn không có nhiều ngân sách thì có thể sử dụng vật liệu xốp, vải vẫn đảm bảo chức năng tiêu âm, cách âm tốt.

3. Chi phí đầu tư dàn âm thanh hát karaoke cao cấp

Dàn âm thanh hát Karaoke cao cấp sẽ bao gồm các thiết bị như: Amply, Mixer (vang số), Micro, Đầu Karaoke, Nguồn tự động, hệ thống loa. Cơn Bão Số sẽ giới thiệu một hệ thống dàn nhạc Karaoke cao cấp cho phòng 25m2 với cấu hình sau đây:

  • Amply nên chọn dòng Korah KA-4800 4 kênh, mạch class H, 48 transistor
  • Mixer/Vang số thì nên chọn DMX DK 6000S là dòng tối ưu và có nhiều chức năng nhất hiện nay
  • Micro nên chọn loại không dây DMX U1800
  • Đầu hát Karaoke nên chọn đầu Karaoke Hanet PlayX Pro 4TB
  • Nguồn tự động nên chọn loại Kiwi Audio S802 Pro
  • 2 Loa Studiomaster Venture 12
  • 4 Loa Studiomaster TRX 10
  • 2 Loa sub Studiomaster TRX18S
phối ghép dàn âm thanh karaoke
Minh họa dàn âm thanh của Studiomaster

Như vậy, chi phí đầu tư cho dàn âm thanh cao cấp trên rơi vào khoảng 170 triệu đồng.

4. Chi phí mua nội thất (bàn ghế, vật dụng trang trí)

Đầu tư nội thất là một hạng mục trong báo giá thiết kế phòng karaoke gia đình hiện đại. Đa phần khách hàng sẽ cần báo giá nội thất khi họ xây phòng karaoke gia đình ngay từ giai đoạn xây thô. Còn đối với gia đình nào chỉ tận dụng phòng khách để hát karaoke tại nhà thì không cần hạng mục này.

nội thất phòng karaoke gia đình

4.1 Bàn Karaoke

Bàn Karaoke loại có chiều rộng 0.75m, chiều dài 1.25m, Cao 0.55m giá sẽ dao động từ 7 triệu đến 8 triệu đồng. Phòng 25m2 sẽ cần từ 2 chiếc bạn như vậy. 2 * 8 triệu đồng = 16 triệu.

4.2 Ghế Karaoke

Ghế Karaoke đối với loại cao cấp thường có nệm mút 4D, dây đai, gỗ tự nhiên, lò xo dạng túi và khung được làm bằng gỗ trông cực kỳ sang trọng. Các loại ghế này chỉ thích hợp để trong phòng karaoke cao cấp.

Một phòng Karaoke 25m2 sẽ cần đến ghế dài 11m. Như vậy chi phí dành cho ghế sẽ dao động 9 triệu đến 20 triệu đồng.

4.3 Bục sân khấu (nếu cần thiết)

Những năm gần đây khi Cơn Bão Số thi công phòng karaoke cao cấp từ diện tích 25m2 có rất ít khách hàng yêu cầu làm bục sân khấu. Nhưng phần này chúng tôi cũng sẽ đề cập trong bảng báo giá để dự trù cho những khách hàng muốn trang trí thêm cho căn phòng nhằm tạo sự độc đáo.

Chi phí bục sân khấu sẽ dao động ít nhất 3 triệu đồng hoặc cao nhất là 5 triệu đồng.

Tổng phần này gồm bàn ghế và bục sân khấu sẽ từ 28 triệu là thấp nhất và cao nhất sẽ từ 41 triệu.

5. Chi phí máy điều hòa, màn hình tivi

5.1 Màn hình Tivi

Yêu cầu một phòng Karaoke cao cấp 25m2 trở lên sẽ cần 2 chiếc TV 43 -49 inches. Nên chọn loại có độ phân giải 4K vì ngoài ca hát còn có thể phục vụ cho mục đích xem phim, nghe nhạc nữa.

Bạn có thể cân nhắc chọn các dòng như Smart Tivi Samsung 4K 43 inch, Smart Tivi NanoCell LG 4K 49 inch, Smart Tivi Sony 43 inch KDL.

Ngân sách chi cho 2 chiếc TV này thường dao động từ 8-15 triệu đồng.

5.2 Màn chiếu + máy chiếu

Màn chiếu và máy chiếu là xu hướng trải nghiệm hình ảnh cao cấp hơn thay thế cho màn hình TV. Đây là trang thiết bị được nhiều khách hàng của Cơn Bão Số ưa chuộng trong vòng 3 năm trở lại đây.

Một combo màn chiếu máy chiếu 4K sẽ không chỉ cho bạn những thước hình căng nét để hát Karaoke, mà còn cho bạn cơ hội để nâng cấp lên thành dàn audio/visual xem phim 3D hoặc 4K tại gia chuẩn mực trong tương lai.

Vậy thì trong trường hợp bạn muốn dùng màn chiếu + máy chiếu thay cho TV thì Cơn Bão Số khuyên dùng máy chiếu 4K HDR SONY VPL – VW260ES (175.000.000VND) cùng màn chiếu Digitstorm (20.000.000) cao cấp. Tổng trị giá combo khoảng 200 triệu đồng.

Máy chiếu sony VW260ES
Máy chiếu SONY VW260ES chuẩn 4K siêu nét

5.3 Máy điều hòa

Đối với phòng 25m2 bạn chỉ cần chọn điều hòa hoạt động ở công suất 15,000 BTU là hợp lý nhất, còn căn phòng 30m2 sẽ cần máy lạnh hoạt động với công suất 18,000 BTU là xịn.

Số lượng máy điều hòa thì bạn có thể mua 1 cái nhưng phù hợp nhất là 2 cái. Vì các phòng này mỗi khi hát hò đều chứa rất nhiều người. Phí máy điều hòa cho 15,000 BTU loại điều hòa Daikin 15000 BTU 1 chiều inverter, Điều hoà PANASONIC CU/CS Inverter, 15000 BTU giá 14 -15 triệu đồng/1 cái. Nếu muốn phòng có 2 điều hòa trở lên phí sẽ dao động lên đến 30 triệu đồng/2 cái cho hạng mục thiết bị này.

Phần này cả Tivi và điều hòa thấp nhất sẽ 36 triệu đồng và cao nhất sẽ là 45 triệu đồng

6. Chi phí lắp đặt hệ thống đèn điện và ánh sáng

Đây là hạng mục không thể thiếu khi bạn nhận được giá thi công phòng karaoke gia đình trọn gói. Vì ánh sáng là yếu tố siêu quan trọng trong trải nghiệm ca hát Karaoke. Cơn Bão Số đề xuất những báo giá sao đây.

6.1 Chi phí lắp đặt hệ thống đèn điện

Hệ thống đèn điện gồm dây điện 1.5mm2, dây điện 2.5mm2, ổ cắm, aptomat, công tắc điện. Với phòng cần lắp đặt nhiều thì sẽ cần đến công tắc nhiều. Chi phí nhỏ nhất 1,5 triệu đồng và chi phí lớn nhất từ 3 triệu đồng hoặc cũng có thể cao hơn.

6.2 Chi phí lắp đặt hệ thống ánh sáng phòng Karaoke cao cấp

Phần hệ thống đèn ánh sáng này sẽ có nhiều kiểu cho bạn lựa chọn như lắp đặt ánh sáng phòng karaoke theo kiểu hiện đại hay kiểu bar mini hay bạn thích kiểu cổ điển – hoàng gia sang trọng. Lựa chọn này bạn sẽ đưa ra để yêu cầu bên thi công họ làm.

Ngoài ra, thị trường hiện cũng có dạng đèn LED full hiệu ứng sáng đèn theo nhịp điệu của nhạc nền. Tất cả chi phí phần này cho hệ thống đèn cao cấp dao động từ 15 đến 20 triệu đồng.

Tổng phần này sẽ rơi vào khoảng 16,5 triệu đồng đến 23 triệu đồng.

7. Chi phí lắp đặt hệ thống cấp hút khí tổng

Ở hạng mục này đa số các chỗ thi công lắp đặt phòng Karaoke tại gia cao cấp đều sẽ thực hiện hút khí tổng và cấp khí tươi. Hệ thống này vừa đem lại không khí trong lành cho căn phòng, hút mùi hôi thuốc lá, vừa bảo vệ sức khỏe mọi người.

7.1 Chi phí hút khí tổng cho phòng Karaoke cao cấp

Hút khí tổng (quạt li tâm, cút nổi và ống hút, quạt hút tổng) chính là hút hết những không khí ẩm, bụi bẩn, mùi hôi của thuốc lá, khử khí CO2, khử nhiệt thừa trong một phòng kín đáo như phòng Karaoke. Chi phí này sẽ dao động 3-5 triệu đồng.

7.2 Chi phí cấp khí tươi cho phòng Karaoke cao cấp

Sau khi đã hút khí tổng, để phòng được thoáng đãng, khử sạch mùi, không khí sạch và lưu thông dễ dàng, âm thanh hoạt động tốt hơn hơn đội ngũ thi công họ sẽ cấp khí tươi. Quá trình cấp khí tươi này sẽ cần đến hệ thống quạt đẩy khí, ống cấp và cút nổi, quạt đẩy). Phí cho hạng mục này sẽ dao động từ 2,5 đến 3 triệu đồng một phòng 25m2.

Tổng tất cả chi phí lắp đặt hệ thống cấp hút khí tổng phòng 25m2 tối thiểu sẽ 5 triệu đến 8 triệu đồng.

Giá lắp đặt phòng karaoke gia đình là bao nhiêu?

Đây là một câu hỏi khá thú vị mà Cơn Bão Số thường nhận được từ khách hàng của mình.

Thực sự thì đa số những người lần đầu tiên chơi âm thanh Karaoke đều chỉ nghĩ đến việc đầu tư một dàn âm thanh hát Karaoke đơn thuần thôi, chứ không có nhiều nhu cầu về thi công lắp đặt phòng karaoke gia đình full-options gồm trần vách, tiêu âm, nội thất,…

Vậy thì Cơn Bão Số sẽ hiểu câu hỏi “Giá lắp đặt phòng karaoke gia đình là bao nhiêu?” là ý muốn hỏi giá đầu tư 1 phòng Karaoke chỉ bao gồm một dàn Karaoke + công thợ lắp đặt là hợp lý nhất. Và thông thường, khi bạn mua một dàn thiết bị Karaoke tại bất kì đơn vị nào đó thì họ cũng sẽ lắp đặt cho bạn miễn phí, thậm chí còn cân chỉnh âm thanh cho bạn trọn đời. Bởi vì một dàn hát Karaoke tại nhà không hề rẻ (dao động từ hàng chục triệu đồng) cho nên bạn sẽ chỉ cần bỏ tiền mua thiết bị thôi, không cần lo về tiền công lắp ráp hay phối ghép cân chỉnh.

chống hú dàn karaoke
Cân chỉnh dàn Karaoke rất quan trọng, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đầu ra của thiết bị.

Một thông tin nhỏ đến bạn đó là những đơn vị lắp đặt âm thanh Karaoke hơn thua nhau ở kĩ năng cân chỉnh âm thanh. Công ty lắp đặt uy tín sẽ sở hữu đội ngũ kỹ thuật viên nhiều kinh nghiệm trong ngành âm thanh và được đào tạo bài bản. Họ biết cách tận dụng tối đa cái hay của những từng thiết bị karaoke.

Hơn nữa, vì mỗi một người kỹ thuật viên có một gout cân chỉnh khác nhau, cho nên có người cân chỉnh hợp với tai bạn và bạn rất thích. Nhưng cũng có người ngược lại. Một tips nhỏ đó là khi thợ đến lắp đặt và cân chỉnh Karaoke. Bạn nhớ note lại liên hệ với người đó để có thể nhờ họ cân chỉnh sau này.

Chi phí làm phòng karaoke gia đình 25-30m2 là bao nhiêu?

7 hạng mục trên nằm trong báo giá thi công phòng karaoke trọn gói từ A-Z. Bây giờ chúng ta sẽ thử cộng lại tất cả chi phí làm phòng Karaoke là bao nhiêu:

  • Tổng hạng mục phần thô 40 triệu đồng đến tối đa 75 triệu đồng
  • Tổng hạng mục tiêu âm cho căn phòng Karaoke thuộc phân khúc cao cấp thường rơi vào khoảng 80 triệu đến 100 triệu đồng
  • Tổng hạng mục dàn âm thanh cao cấp trên rơi vào khoảng từ 80 triệu 170 triệu.
  • Tổng hạng mục bàn ghế và bục sân khấu sẽ từ 28 triệu là thấp nhất và cao nhất sẽ từ 41 triệu.
  • Tổng hạng mục Tivi và điều hòa thấp nhất sẽ 36 triệu đồng và cao nhất sẽ là 45 triệu đồng
  • Tổng hạng mục đèn điện ánh sáng khoảng 16,5 triệu đồng đến 23 triệu đồng.
  • Tổng hạng mục chi phí lắp đặt hệ thống cấp hút khí tổng phòng 25m2 tối thiểu sẽ 5 triệu đến 8 triệu đồng.

Như vậy, chi phí nhỏ nhất cho một phòng Karaoke cao cấp sẽ từ 257 triệu đồng đến 421 triệu.

Kết luận

Chi phí làm phòng karaoke gia đình ở trên là do Cơn Bão Số đã tính dôi ra để bạn dự trù. Nên nếu muốn làm phòng Karaoke dạng cao cấp bạn hãy chuẩn bị một khoản đầu tư như trên. Và một khi đã xác định dùng lâu dài tốt nhất nên mạnh dạn chi một lần. Vì tính ra như vậy sẽ tiết kiệm hơn làm phòng karaoke bình dân rồi phải bảo trì và nâng cấp liên tục, phí về sau này sẽ cao hơn, mất nhiều thời gian và công sức hơn.

Còn điều gì thắc mắc và muốn được tư vấn kỹ hơn về chi phí xây dựng phòng karaoke, bạn đọc vui lòng liên hệ với Cơn Bão Số để chúng tôi phản hồi nhanh nhất, hỗ trợ bạn kịp thời nhất.

Từ khóa » Cách Xây Dựng Phòng Karaoke