7 Chiến Lược Marketing Của Công Ty Du Lịch Phổ Biến Nhất - Asia Lion

Các hoạt động marketing là một phần không thể thiếu trong sự thành công của các công ty du lịch và các đơn vị lữ hành. Tuy nhiên, không phải chiến lược marketing của công ty du lịch nào cũng thành công và mang lại hiệu quả khả quan. Dưới đây là 7 chiến lược và chiến thuật được chứng minh là hiệu quả và được áp dụng phổ biến nhất hiện nay.

Đây là website thông tin được chia sẻ bởi Open Asia – Marketing Agency tiên phong thúc đẩy thị trường du lịch và xuất khẩu quốc tế. Để tham gia vào cộng đồng hỏi đáp, hỗ trợ thương mại quốc tế, vui lòng bấm vào đây

Nội dung chính

  • 1. Marketing Mix 4P
  • 2. Mô hình Marketing Mix 7P 
  • 3. Email Marketing
  • 4. Marketing Online 
  • 5. Triển khai chương trình khách hàng thân thiết
  • 6. Lấy dịch vụ làm trọng tâm
  • 7. Mang đời thường vào quảng cáo

1. Marketing Mix 4P

Hay còn được gọi là marketing hỗn hợp. Ý chỉ tập hợp các chiến lược marketing của công ty du lịch được họ sử dụng để đạt được mục tiêu đề ra một cách hiệu quả. 

Đối với các công ty, doanh nghiệp, marketing mix giúp họ có thể tồn tại, phát triển và đứng vững trên thị trường. Đồng thời, chỉ ra cho họ biết khách hàng cần gì và những sản phẩm/dịch vụ như thế nào sẽ phù hợp với khách hàng của họ. 

Đối với khách hàng, marketing mix giúp họ định hình và tìm kiếm được sản phẩm/dịch vụ mình cần ở thời điểm hiện tại và trong cả tương lai. Ví dụ, thế hệ trẻ ngày nay rất hiện đại và năng động, họ muốn đơn giản hóa mọi quá trình từ đặt phòng đến book tour chỉ với một chiếc smartphone. Do đó, các công ty, khách sạn, đơn vị lữ hành cần mang đến cho họ  những sản phẩm/dịch vụ phù hợp với nhu cầu đó, như cho phép booking online, thanh toán online, thiết kế giao diện web thân thiện với smartphone hoặc có app tiện ích…

Thông thường, trong hoạt động marketing, marketing mix được phân loại theo mô hình 4P: Product (sản phẩm) – Price (giá cả) – Place (phân phối) – Promotion (xúc tiến). Tuy nhiên, theo sự phát triển của thị trường và để tăng cường sức mạnh cho các hoạt động marketing, các chuyên gia đã bổ sung thêm 3P: Process (quy trình) – People (con người) – Physical Evidence (bằng chứng vật lý). Cho nên hiện nay chiến lược này chủ yếu được phát triển theo mô hình 7P. Để hiểu rõ hơn, các bạn tìm hiểu ở phần bên trên. 

2. Mô hình Marketing Mix 7P 

Mô hình 7P trong marketing du lịch chính là kết quả của quá trình phát triển không ngừng của thị trường dịch vị. Mô hình marketing 4P truyền thống (Product– sản phẩm, Price– giá, Place – phân phối và Promotion – Quảng bá) đã được mở rộng thêm 3 yếu tố mới là Physical evidence (điều kiện vật chất) và Processes (quy trình) và People (con người). 

3 cấp độ của mô hình 7P

Mô hình 7P hỗ trợ các công ty du lịch xác định và đánh giá các yếu tố cốt lõi ảnh hưởng đến các hoạt động marketing cho sản phẩm và dịch vụ của mình. Ngoài ra, Marketing Mix 7P cũng được đánh giá là chiến lược hiệu quả đối với các hoạt động digital Marketing Mix.

Một trong những công ty du lịch đầu tiên áp dụng thành công chiến lược 7P trong marketing du lịch là Viettravel. Bạn có thể nghiên cứu chiến lược marketing 7P của họ TẠI ĐÂY

3. Email Marketing

Là chiến lược marketing du lịch cũ nhưng không lỗi thời, hơn thế lại luôn đem lại những hiệu quả tuyệt vời. Hầu hết khách hàng biết đến công ty bạn sẽ không quyết định sử dụng dịch vụ, sản phẩm do công ty bạn cung cấp, họ cần thời gian để tìm hiểu và so sánh. Thế nên, việc mời khách hàng đăng ký nhận bản tin Email, bạn sẽ làm tăng sự chuyên nghiệp và uy tín trong mắt khách hàng. Từ đó, thúc đẩy khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của công ty bạn. 

Email được thiết kế để trông giống như một trang web, nhằm khiến khách hàng tương tác với nó. Đồng thời tận dụng rất tốt ưu đãi nằm phía dưới

Chưa kể, đối với khách hàng cũ, Email Marketing sẽ giúp bạn chăm sóc họ tốt hơn và biến họ thành khách hàng trung thành khi định kỳ cung cấp những thông tin có lợi cho họ như các ưu đãi, khuyến mãi, chương trình tri ân…

Để hiểu rõ hơn về email marketing, các bạn có thể tham khảo và tải tài liệu TẠI ĐÂY

4. Marketing Online 

Có thể nói đây là chiến lược marketing của công ty du lịch lý tưởng nhất trong thời đại bùng nổ công nghệ 4.0 hiện nay. Bạn có thể thực hiện marketing online trên các kênh:

– Website

Bất kỳ một lĩnh vực kinh doanh nào, kể cả du lịch dịch vụ cũng cần đến website để khách hàng có cơ sở tìm kiếm thông tin, địa chỉ cũng như sản phẩm, dịch vụ mà công ty bạn đang cung cấp. Bạn có thể liên kết với các website khác hoặc nuôi các web vệ tinh để đặt quảng cáo của công ty mình trên đó và dẫn khách hàng vào xem thông tin sản phẩm, dịch vụ trên website của bạn. 

– Social Media

Quảng cáo trên facebook, zalo, instagram,… là xu hướng hot hiện nay. Bạn có thể tạo lập một page riêng hoặc tham gia một group “ngành” để giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ với khách hàng. 

Traveloka là một trong những thương hiệu thực hiện rất tốt kênh marketing online này, từ việc livestream cùng người nổi tiếng, minigame tặng voucher…. Chẳng hạn như chiến dịch “Gia đình là Tết” mà Traveloka cùng Du lịch Đà Nẵng tổ chức, nhằm tri ân những “anh hùng thầm lặng” đã tạm gác hạnh phúc cá nhân để tạo nên mùa Tết cho người khác. Bạn có thể xem video cho chiến dịch này TẠI ĐÂY

– SEO

SEO (Search Engine Optimization) là hình thức tối ưu hóa từ khóa của website để được lọt vào top cao trong kết quả tìm kiếm của người sử dụng. Bạn có thể tự SEO hay thuê SEO. Ngày nay, SEO được coi là hình thức quảng cáo có giá trị nhất cả trên Google và các mạng xã hội. 

5. Triển khai chương trình khách hàng thân thiết

Chương trình ưu đãi đặc biệt dành cho các khách hàng thành viên khi mua sắm tại hệ thống cửa hàng VinMart+

Thống kê từ Đại học Harvard, khi tỷ lệ giữ chân khách hàng tăng 5% thì lợi nhuận sẽ tăng 25-95%. Do đó, việc thực hiện chương trình khách hàng thân thiết là vô cùng quan trọng. Bạn có thể triển khai các ưu đãi tri ân, gửi email thông báo các khuyến mãi, deal hot, hoặc gửi tặng họ quà tặng nhân dịp đặc biệt, hoặc giảm giá khi có thẻ khách hàng thân thiết… Đừng ngại bỏ tiền để chăm sóc khách hàng. Hãy nhớ: khách hàng sẽ giới thiệu khách hàng. Một khách hàng bạn bỏ công chăm sóc tốt sẽ mang đến một “nguồn khách” mới cho doanh nghiệp của bạn.

6. Lấy dịch vụ làm trọng tâm

Là công ty làm dịch vụ tất nhiên bạn phải lấy dịch vụ làm trọng tâm để phát triển. Tuy nhiên, để trở lên độc đáo và có chỗ đứng vững chắc trong “lòng” khách hàng, bạn phải làm nhiều hơn thế. Traveloka là một ví dụ điển hình cho chiến lược marketing của công ty du lịch “lấy dịch vụ làm trọng tâm” này. 

Giữa thị trường du lịch đang biến đổi và phát triển không ngừng, Traveloka không chỉ bán vé máy bay, phòng khách sạn hay các voucher du lịch khác mà họ còn chia sẻ cho khách hàng rất nhiều thông tin, kinh nghiệm du lịch bổ ích. Chưa kể, Website của họ được thiết kế rất thân thiện giúp người dùng dễ dàng tra cứu thông tin và cập nhật khuyến mãi. Hơn thế, họ còn sẵn sàng tài trợ toàn bộ chi phí, mang gia đình của những người lao động thầm lặng đã tạm gác hạnh phúc cá nhân để tạo nên mùa Tết cho người khác trong chiến dịch “gia đình là Tết” kết hợp với Du lịch Đà Nẵng tổ chức. 

7. Mang đời thường vào quảng cáo

Đại diện làm tốt chiến dịch marketing này nhất là Điện Máy Xanh. Thay vì những nội dung sang trọng, mỹ miều thì họ mang những điều đời thường nhất, đơn giản, dễ nhớ, dễ hiểu nhất vào các video viral của mình.

Các công ty du lịch cũng có thể áp dụng chiến lược marketing này để quảng bá cho các sản phẩm, dịch vụ của mình bằng cách chú trọng sự đơn giản, thông điệp vần vè, hoa lá gì, chỉ cần dễ nhớ như mô típ “muốn … thì đến…” là đã thu hút được một lượng khách hàng rất lớn rồi. 

Trên đây là 7 chiến lược marketing của công ty du lịch mà bạn có thể học hỏi và áp dụng. Muốn thành công hãy chăm chỉ học hỏi, tìm tòi và nghiên cứu xem chiến lược nào phù hợp với sản phẩm, dịch vụ của công ty mình. Chúc các bạn thành công!

Từ khóa » Chiến Lược 7p Trong Marketing Du Lịch