7. "Để Không Bị Cảm" | Quản Lý Rủi Ro Dành Cho Người Nước Ngoài
Có thể bạn quan tâm
Để không bị cảm | Dịch cúm |
Phòng chống dịch cúm | Bị cảm hay là bị cúm!? |
Nhật Bản có 4 mùa. Tháng 12, tháng 1, tháng 2 là mùa đông, thời kỳ lạnh nhất trong năm. Những du học sinh đến từ các nước nhiệt đới cảm thấy rất thích thú khi tuyết rơi. Tuy nhiên, tùy vào từng khu vực mà mùa đông có khi xuống -10 độ, hay -20 độ, từ mùa hè nhiệt độ có lúc lên trên 35 độ thế mà giảm nhanh xuống mức không thể tưởng tượng nổi. Với người không quen với cái lạnh thì không biết thời điểm cần phải điều chỉnh trang phục cho phù hợp hay cách phòng chống lạnh nên sẽ dễ bị ốm. Vậy thì hãy xem cách phòng chống lạnh vào mùa đông.
Để không bị cảm
Trường hợp các du học sinh chưa quen với cái lạnh, do không có áo choàng dày, không biết thời điểm thay đổi trang phục, nên ngay cả mùa đông chúng tôi cũng hay nhìn thấy có người mặc đồ mỏng. Dù trong đầu có nghĩ là nếu lạnh mức độ thế này thì vẫn ổn nhưng cơ thể bạn sẽ rơi vào tình trạng rất dễ nhiễm virut cảm cúm. Khi bạn cảm thấy thật "lạnh" thì đây là dấu hiệu cơ thể đang trở nên yếu nên đừng cố quá sức , và cần phải có biện pháp ngay.
1. Nhiệt độ và độ ẩm của phòng
Nếu chỉ vì lạnh mà bạn tăng nhiệt độ phòng lên quá mức bằng thiết bị sưởi thì sức đề kháng của cơ thể sẽ yếu đi, rất dễ mắc bệnh. Xét cả về mặt môi trường và kinh tế thì hãy để nhiệt độ thiết định của thiết bị sưởi ở khoảng 20-22 độ. Ngoài ra, vào mùa đông không khí sẽ bị hanh khô. Virut cảm cúm ưa môi trường không khí khô hanh. Bạn hãy giữ độ ẩm trong phòng ở 50-60%. Việc sử dụng thiết bị tăng độ ẩm hay treo khăn mặt đã được làm ướt trong phòng v.v... là rất tốt.
2. Bít tất và khăn quàng cổ
Nếu làm ấm hai chân và cổ thì sẽ đỡ lạnh hơn nhiều. Ngay cả trong phòng hãy đi tất, nếu đi tất mà vẫn cảm thấy lạnh thì quàng khăn hay khăn bông vào cổ.
3. Rửa tay và súc miệng.
Khi ở ngoài đường về nhà bạn phải rửa tay bằng xà phòng và súc miệng. Nếu bạn thấy cảm thấy hơi đau họng thì hãy sử dụng thuốc súc miệng thì sẽ cảm thấy đỡ đau nhiều.
4. Không để bị lạnh sau khi tắm
Sau khi tắm, nước dính trên người khi bay hơi thì sẽ lấy đi nhiệt độ của cơ thể, do đó người dễ bị lạnh. Đây gọi là nhiễm lạnh sau khi tắm. Sau khi tắm xong bạn phải lập tức lau khô người, không phải vì cơ thể đang ấm nên chỉ mặc quần áo mỏng, mà bạn hãy mặc quần áo thật ấm. Ngoài ra, bạn cần tránh ăn đồ lạnh, đeo khẩu trang khi đi bộ giữa đông người, tập thể dục hợp lý, nâng cao thể lực, chú ý chăm sóc thể trạng đầy đủ. Ngoài ra, nếu bạn thấy bị nhiễm cảm thì hãy đến bệnh viện ngay lập tức. Nếu nghĩ là tốn tiền mà không đi khám ngay thì sau đó bệnh của bạn sẽ càng nặng hơn, tốn nhiều tiền viện phí hơn.
Dịch cúm
Bệnh cúm là bệnh lan tràn vào mùa đông. Bệnh cúm có sức truyền nhiễm mạnh, lan tràn ở phạm vi rộng từ động vật sang người, từ người sang người, nếu mắc phải thì xuất hiện những triệu chứng như sốt cao trên 38℃, đau đầu, đau nhức toàn thân, đau họng, chảy nước mũi v.v... Hơn nữa, nếu tình trạng trở nên tồi tệ thì cũng có trường hợp dẫn đến chết người. Virut cúm ưa môi trường có độ ẩm thấp nên rất dễ lây lan vào mùa đông hanh khô.
Phòng chống dịch cúm
Virut cúm được cho là truyền nhiễm qua bụi nước nhỏ (ho hay hắt hơi) hay qua tiếp xúc (sau khi đã chạm vào vật có virut dính vào lại sờ lên mũi hay miệng, mắt v.v...). Để phòng chống thì bạn hãy thường xuyên rửa tay và súc miệng thật kỹ. Ngoài ra việc thường ngày bạn ăn đồ có nhiều dinh dưỡng, ngủ đầy đủ, chú ý chăm sóc sức khỏe cũng rất quan trọng.
Vật mà nếu có thì sẽ tiện lợi, hoặc nếu được thì cũng nên mang theo
- 1-1. Khi ở ngoài đường về nhà, bạn phải rửa tay và súc miệng. Khi rửa tay bạn phải xoa xà phòng tạo bọt, rửa thật kỹ giữa các ngón tay, đầu ngón tay, móng tay, mu bàn tay, cho đến cổ tay. Ngoài ra trước khi nấu nướng hay trước khi ăn, bạn đừng quên phải rửa tay.
- 1-2. Do virut truyền nhiễm từ niêm mạc nên bạn cố gắng hết mức không chạm vào mũi, miệng, hay mắt v.v...
- 1-3. Ngoại trừ lúc có việc gấp thì bạn nên hạn chế việc đi tới chỗ đông người.
- 1-4. Chăm sóc sức khỏe thường xuyên bằng cách hàng ngày ăn những đồ có dinh dưỡng, ngủ đầy đủ.
Việc đeo khẩu trang để phòng bệnh sẽ có hiệu quả nếu bạn ở trên phương tiện giao thông mà có quá đông người, hay khi ở trong phòng hẹp, lưu thông khí kém, khoảng cách giữa mọi người quá gần. Còn nếu bạn ở trong không gian được cách ly như đi ngoài đường hoặc có khoảng cách với mọi người thì việc đeo khẩu trang không có tác dụng lắm. Việc đeo khẩu trang thật sự rất có hiệu quả để những người có triệu chứng ho hay hắt hơi không làm bắn nước bọt sang những người xung quanh.
- Trang tổng hợp về Cảm cúm của Bộ Y tế Lao động
Bị cảm hay là bị cúm!?
Trường hợp có các triệu chứng như sốt, đau đầu, đau họng, chảy nước mũi ngày càng nặng và bạn nghi ngờ mình bị cúm thì hãy gọi điện đến bệnh viện gần đó (khoa nội), nói rõ triệu chứng của mình, và theo chỉ thị của bác sỹ nhanh chóng đến bệnh viện khám. Bạn hãy thường xuyên kiểm tra địa điểm của các bệnh viện gần nơi mình ở, số điện thoại, giờ khám bệnh. Ngoài ra, bạn cũng nên xác nhận trước cả việc trường hợp ngày nghỉ hay đêm khuya thì nên liên hệ bệnh viện nào, quầy giao dịch nào. Đôi khi bùng phát "dịch cúm thể mới" trên toàn cầu. Trường hợp bạn nghi ngại mình nhiễm bệnh như có triệu chứng mắc cúm, hay đã gặp người phát bệnh cúm mấy ngày trước v.v... thì bạn hãy gọi điện đến các trung tâm tư vấn dịch sốt được thành lập tại các địa phương để hỏi họ thủ tục khám bệnh.
- "Bàn tư vấn cung cấp thông tin & hỏi đáp liên quan đến bệnh cúm của chính quyền địa phương" (Bộ y tế, Lao động và Phúc lợi)
Ngoài ra, trường hợp có triệu chứng ho hay hắt hơi, bạn nên tránh đi ra ngoài khi không cần thiết, và hãy đeo khẩu trang, chú ý để không lây sang những người xung quanh.
<< Back | Index Page | Next >>Hướng dẫn tìm học bổng
Tên loại học bổng | Tên trường | ||
---|---|---|---|
Địa chỉ thường trú của người nhận | --- Hokkaido Aomori Iwate Miyagi Akita Yamagata Fukushima Ibaraki Tochigi Gunma Saitama Chiba Tokyo Kanagawa Niigata Toyama Ishikawa Fukui Yamanashi Nagano Gifu Shizuoka Aichi Mie Shiga Kyoto Osaka Hyogo Nara Wakayama Tottori Shimane Okayama Hiroshima Yamaguchi Tokushima Kagawa Ehime Kochi Fukuoka Saga Nagasaki Kumamoto Oita Miyazaki Kagoshima Okinawa | Địa chỉ của trường học | --- Hokkaido Aomori Iwate Miyagi Akita Yamagata Fukushima Ibaraki Tochigi Gunma Saitama Chiba Tokyo Kanagawa Niigata Toyama Ishikawa Fukui Yamanashi Nagano Gifu Shizuoka Aichi Mie Shiga Kyoto Osaka Hyogo Nara Wakayama Tottori Shimane Okayama Hiroshima Yamaguchi Tokushima Kagawa Ehime Kochi Fukuoka Saga Nagasaki Kumamoto Oita Miyazaki Kagoshima Okinawa |
Khóa đào tạo | --- Trường tiếng Nhật Trường chuyên môn Trường cao đẳng Khoa tiếng Nhật Đại học ngắn hạn Khoa Thạc sỹ Tiến sỹ Nghiên cứu sinh Học dự thính Các mục khác | Thời hạn nộp hồ sơ(tháng) | --- Thường xuyên Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 |
Địa chỉ thường trú khi đăng ký tham gia dự tuyển | --- Nhật Bản Ngoài Nhật Bản |
Tìm kiếm nơi du học
Từ khóa » Chăm Sóc Người Bị Cảm Lạnh
-
Cách Chăm Sóc Người Bị Bệnh Cảm Lạnh
-
Chuyên Gia Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Người Bị Cảm Cúm | Medlatec
-
Chăm Sóc Sức Khỏe Khi Bị Cảm Cúm - Vinmec
-
Chăm Sóc Người Bị Cảm Cúm - Benh Vien 108
-
Cảm Cúm: 12 Cách Giảm Nhẹ Triệu Chứng Bệnh
-
Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Trẻ Bị Cảm Lạnh Chuẩn Khoa Học
-
Bác Sĩ Chỉ Cách Chăm Sóc Khi Mắc Cảm Cúm Mùa Lạnh Nhanh Khỏi
-
Người Bị Bệnh Cảm Cúm Cần Chăm Sóc Như Thế Nào để Nhanh Chóng ...
-
Cảm Lạnh: Chẩn đoán, Điều Trị Và Cách Khắc Phục
-
Huyện Tam đảo - Chăm Sóc Sức Khỏe Cộng đồng
-
Cảm Lạnh: Tổng Quan, Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách Phòng Ngừa
-
3 Bài Thuốc đơn Giản Chữa Cảm Lạnh, Cảm Cúm Cực Dễ Làm Khi Mưa ...
-
Cảm Lạnh: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, điều Trị Và Cách Phòng Tránh
-
9 Mẹo Chữa Cảm Cúm Hiệu Quả Tại Nhà - Hapacol