7 điều Kiêng Kỵ Trong đám Cưới Cô Dâu & Chú Rể Cần Tránh

Phong tục cưới hỏi từ xa xưa vốn đã vô cùng phong phú, nhưng kéo theo đó là rất nhiều những điều kiêng kỵ trong đám cưới mà hai gia đình cần ghi nhớ. Dưới đây là những điều kiêng kỵ trong đám cưới mà các cặp đôi cần biết đến và thực hiện để tránh chuyện xui rủi, không may xảy ra trong ngày trọng đại của mình.

Tham khảo ngay dịch vụ cưới hỏi trọn gói tại Phương Anh Wedding để được chúng tôi báo giá dịch vụ tốt nhất:

Bạn có thể muốn xemDịch vụ Ăn hỏi trọn gói tại Hà Nội - Phương AnhDịch vụ Ăn hỏi trọn gói tại Hà Nội - Phương AnhXem ngay

1. Kiêng cưới vào năm kim lâu và giờ, ngày, tháng xấu

Trước khi cưới 2 bên gia đình thường xem kỹ về giờ, ngày, tháng, năm cưới sao cho tốt và hợp với tuổi của cả hai vợ chồng. Đặc biệt, không cưới vào năm kim lâu của cô dâu để tránh những rủi ro trong quan hệ vợ chồng như hôn nhân tan vỡ, con cái hiếm muộn, làm ăn khó khăn sau này.

2. Kiêng lấy người không hợp tuổi

Đây là một trong những điều quan trong nhất cần kiêng kỵ trong đám cưới để có một cuộc sống gia đình viên mãn, con cái sinh ra khỏe mạnh thông minh, làm ăn phát đạt, thuận lợi. Khi hai vợ chồng hợp tuổi, hợp mệnh thì “tát biển đông cũng cạn”, do đó quan niệm cưới hợp tuổi kỵ tuổi lại được đem ra tính toán vô cùng kỹ lưỡng.

Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp tuổi xung nhưng mệnh lại hợp. Vì vậy, việc tính tuổi kết hôn không chỉ dựa vào tuổi của cô dâu chú rể mà còn xem xét nhiều yếu tố khác như ngày sinh tháng đẻ với lý luận tương sinh, tương khắc và tương hỗ trong thuyết âm dương ngũ hành.

kiêng lấy người không hợp tuổi
Theo phong tục cưới truyền thống Việt Nam, mỗi người khi sinh ra đều có mệnh, hệ riêng biệt

3. Kiêng đám cưới khi nhà đang có tang

Theo phong tục truyền thống của người Việt Nam, con cái phải để tang cha mẹ 3 năm, cháu phải để tang ông bà một năm. Do đó, khi nhà có tang, những tiệc vui như đám cưới thường phải hoãn lại. Một phần cũng là để tránh những điều không tốt xảy ra với đôi vợ chồng trẻ.

4. Kiêng làm vỡ, bể đồ đạc

Tương truyền nếu việc vỡ gương, vỡ ly cốc hay gãy đũa xảy ra trong ngày cưới thì đôi vợ chồng sẽ xảy ra bất hòa, đổ vỡ, chia ly. Nếu có lỡ xảy ra, gia đình cô dâu – chú rể thường mời thầy hoặc làm lễ giải hạn. Vì thế, bạn nên hạn chế tối đa, chuẩn bị kỹ càng để tránh việc đổ vỡ trong ngày trọng đại của mình.

5. Kiêng những người không nên đi đón dâu

Những gia đình đã mất vợ hoặc chồng, những người lấy nhau đã lâu nhưng không có con, gia đình không hạnh phúc, hay những người cuộc sống không thuận, đang chịu tang đều không nên đi đón dâu. Bởi theo quan niệm những điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến đôi trai gái.

Đặc biệt, mẹ cô dâu sẽ không được đưa con gái về nhà chồng để tránh cảnh nước mắt biệt ly trong ngày cưới mang đến điều không tốt. Bên cạnh đó, mẹ chú rể cũng không được phép đi đón con dâu hay đứng ở cửa nhà đợi con dâu để tránh mẹ chồng nàng dâu xung khắc sau này.

Nước mắt là điều nên kỵ để xảy ra trong đám cưới
Nước mắt là điều nên kỵ để xảy ra trong đám cưới

6. Kiêng cô dâu không được xuất hiện trước khi chú rể vào đón

Vào ngày cưới, cô dâu phải ngồi trong phòng, tuyệt đối không được ra ngoài cho tới khi chú rể vào đón, tặng hoa cưới và dẫn cô dâu ra chào hỏi quan khách. Điều này được cho là phù hợp với sự dịu dàng, e ấp mà một cô dâu cần có.

7. Kiêng cô dâu đang mang bầu thì không đi vào trong nhà từ cửa chính

Khi về nhà chồng, nếu cô dâu đang mang bầu sẽ không được danh chính ngôn thuận đi vào từ cửa chính mà phải đi vòng từ cửa sau. Thường tục lệ này đã được thay bằng tục cô dâu phải bước qua một chiếc chậu bồ kết nướng với than hồng khi bước vào cửa nhà chồng, hàm ý xua đi điều xui xẻo.

“Có kiêng có lành”, vì vậy hãy cố gắng thực hiện theo những điều kiêng kỵ trong đám cưới miền Bắc này để lễ cưới diễn ra tốt đẹp nhất nhé!

Xem thêm: Đám cưới chạy tang – Trọn vẹn những gì cần biết!

Hoàng Phương (biên tập)

Từ khóa » Vỡ Ly Trong Ngày Cưới