7 đốt Sống Cổ Có Cấu Tạo, đặc điểm, Chức Năng Gì? Hình ảnh Chi Tiết

7 đốt sống cổ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc nâng đỡ phần đầu mặt và thân, cũng như khả năng vận động xoay linh hoạt của phần đầu cổ. Vậy cấu tạo, đặc điểm và chức năng của 7 đốt sống cổ là gì? Có những căn bệnh nào dễ xảy ra ở các đốt sống cổ. Cùng tìm hiểu bài viết này để có câu trả lời cho mình nhé!

Cấu tạo 7 đốt sống cổ

Đốt sống cổ gồm 7 đốt sống đầu tiên của cột sống đó là C1, C2, C3, C4, C5, C6, C7. Các đốt sống này uốn lượn nhẹ tạo thành một hình chữ C. Điểm bắt đầu của các đốt sống cổ đó là vị trí đầu tiên ở ngay dưới xương hộp sọ. Cấu tạo tính của đốt sống cổ gồm 2 phần:

  • Vùng cột sống cổ cao: Gồm 2 đốt sống cổ C1 và C2. Đốt số 1 là đốt đội, đốt số 2 là đốt trục. Hai đốt sống này có cấu tạo khác với 5 đốt sống cổ còn lại là có trục xoay và không có đĩa đệm. Trục xoay này thực hiện chức năng vận động cho phần đầu cổ.
  • Vùng cột sống cổ thấp: Gồm 5 đốt sống cổ C3, C4, C5, C6, C7 với phần thân đốt sống phía trước cùng cung đốt sống ở phía sau nơi nối liền với cột sống lưng của cơ thể.

Đặc điểm chung của 7 đốt sống cổ là:

  • Đường kính trước sau của thân đốt sống ngắn hơn đường kính ngang.
  • Cuống đốt sống dính vào phần sau của mặt bên thân đốt sống mà không hề dính vào mặt sau.
  • Thân đốt sống có đặc điểm hơi dẹt, phía mặt dưới và trên nối khớp với đốt sống lân cận lại bằng với đĩa đệm.
  • Bề cao của mảng đốt sống hẹp hơn so với bề ngang, mỏng ngang xương được dính vào cuống, thân nhờ 2 rễ. Vì thế tạo thành 1 lỗ mỏm ngang bao bọc lấy các động mạch của đốt sống.
  • Đỉnh mỏm gai tách đôi với lỗ đốt sống to hơn so với những đốt khác.
  • Lỗ đốt sống cổ có hình tam giác, rộng hơn so với các lỗ đốt thắt lưng và lỗ đốt sống ngực. Đặc điểm này giúp cho 7 đốt sống cổ có thể chứa được đủ đoạn phình cổ của tủy gai, cũng như có thể thích ứng được với biên độ di động lớn của đoạn sống cổ.
  • Có lỗ ngang, lỗ ngang có tủy sống nằm. Đây chính là đặc điểm chỉ có ở đốt sống cổ, đóng vai trò quan trọng nhất để có thể xác định được một đốt sống cổ.

Đặc điểm của 7 đốt sống cổ

Mỗi một đốt sống cổ lại có các đặc điểm, cấu tạo riêng. Sau đây là những đặc điểm và cấu tạo của từng đốt sống cổ:

Đốt sống cổ 1 (C1)

Đây là đốt sống cổ thứ nhất, được gọi là đốt C1 hoặc đốt đội. Đốt sống cổ C1 là đốt sống tiếp giáp đầu tiên với hộp sọ.

Đặc điểm:

  • Có hình dạng như chiếc vòng, không có đĩa đệm, không có thân sống, hai khối bên có hố khớp trên
  • Phần khối hai bên nối được với nhau nhờ cung trước nối nối phía trước, cung sau nối phía sau. Phía dưới cung lồi ra ở thành củ trước, còn phần sau lại lõm lại để tạo thành một hố răng khớp với răng của đốt sống cổ C2.
  • Vị trí phía sau lồi ra thành củ sau, phía trên lại áp sát với khối bên có chứa các rãnh động mạch của đốt sống.

Đốt sống cổ 2 (C2)

Đốt sống cổ thứ 2, được gọi là đốt trục, đốt C2.

Đặc điểm:

  • Dày và có khả năng chịu được áp lực (khỏe) nhất trong 7 đốt sống cổ. Đóng vai trò chính trong chức năng vận động xoay cổ
  • Có một mỏm mọc ở trên thân đốt sống (vùng răng). Mỏm này cao khoảng 1,5cn, có hình tháp. Đây là vùng thân của đốt sống cổ C1 dính vào đốt sống cổ C2. Nhờ cấu trúc này mà đốt sống C1, C2 tạo thành bộ trục để cho đốt sống C1 thực hiện chức năng vận động xoay. Mặt trước của mỏng răng có diện khớp trước liên kết hố răng của đốt sống cổ C1. Vùng diện khớp sau lại liên kết với dây chằng ngang của đốt sống cổ C1.

Đốt sống cổ 4 (C4)

Đây là đốt sống cổ thứ 4 trong 7 đốt sống cổ. Đốt sống cổ này có đặc điểm:

  • Mỏm ngang phình lồi to ra thành củ cảnh. Củ cảnh quá to có thể gây chèn ép động mạch cảnh chung.
  • Là một gặp gỡ của động mạch cảnh cung với động mạch giáp dưới liên kết với động mạch của đốt sống.

Đốt sống cổ 7 (C7)

Đốt sống thứ 7 (đốt sống cổ cuối cùng) tiếp giáp đốt sống ngực, còn được gọi là đốt sống lồi. Đốt sống cổ C7 có các đặc điểm sau:

  • Mỏm gai phát triển dài hẳn ra mà không hề chẻ đôi. Có thể cảm nhận được mỏm gai này khi sờ vào cổ ở vùng đội lên cao nhất.
  • Vùng lỗ ngang rất nhỏ, đôi khi còn không có.
  • Có đặc điểm chuyển tiếp của đốt sống cổ và đốt sống ngực do nằm ở ranh giới của hai loại đốt sống này.

Hình ảnh 7 đốt sống cổ

Chức năng của 7 đốt sống cổ

Các chuyên gia xương khớp cho biết, đốt sống cổ có phạm vi hoạt động lớn, đóng vai trò truyền dẫn một hệ thống khổng lồ dây thần kinh cơ xương khớp của toàn cơ thể. Do đó 7 đốt sống có có các chức năng sau:

Nâng đỡ

Chức năng chính của 7 đốt sống cổ là nâng đỡ toàn bộ vùng đầu. Đặc biệt 3 đốt sống C1, C2, C3 là các đốt sống nối phần đầu và thân với nhau, gần như 3 đốt sống này nâng đỡ trọng lực phần đầu mặt.

Vận động

Cổ có thể vận động, xoay linh hoạt là nhờ có đốt sống cổ C2 phối hợp cùng với 6 đốt sống cổ còn lại và các khớp. Bên cạnh đó, các đốt sống cổ cũng thực hiện những chức năng khác có liên quan đến hệ thần kinh chẳng hạn như giữ thăng bằng, nhìn, nghe…

Bảo vệ hệ thần kinh và mạch máu

Các đốt sống cổ gắn kết với nhau để tạo một cấu trúc trung gian có nhiệm vụ bảo vệ và dẫn truyền mạch máu cùng với hệ thống dây thần kinh sống của cơ thể đi qua lỗ liên hợp. Đốt sống cổ bị tổn thương thì mạch máu và hệ thống dây thần kinh sẽ bị chèn ép dẫn đến tình trạng đau nhức cổ vai gáy, lan dần xuống cánh tay, gây tê bì tay.

Bảo vệ tủy sống

Mỗi lỗ đốt sống cổ là không gian giúp cho tủy sống đi qua được bảo vệ. Tủy sống ở đoạn cổ có chức năng là dẫn truyền các tín hiệu từ não bộ xuống phần thân dưới của cơ thể và ngược lại từ tủy sống đi lên trên não bộ. Nếu như tủy sống không được 7 đốt sống cổ bảo vệ sẽ bị tổn thương dẫn đến tình trạng liệt cả chi trên và chi dưới, chức năng hô hấp, vận động, tim mạch bị ảnh hưởng. Nguy hiểm hơn cả là có thể gây tử vong.

Hỗ trợ cho mạch đốt sống

Mạch ở đốt sống đi qua sẽ các lỗ mỏm ngang của 7 đốt sống cổ. Những mạch đốt sống này có diện tích lớn đóng vai trò cung cấp phần lớn máu cho não thùy sau. Nếu như các đốt sống cổ bị tổn thương thì các mạch đốt sống sẽ bị chèn ép dẫn đến tình trạng não bộ bị thiếu máu. Điều này rất nguy hiểm sẽ gây thiếu oxy lên não, dễ đe dọa tính mạng.

Các bệnh thường gặp ở 7 đốt sống cổ

Những bệnh lý thường gặp ở 7 đốt sống cổ như:

  • Thoái hóa đốt sống cổ
  • Gai đốt sống cổ
  • Thoát vị đĩa đệm cổ

Khi các đốt sống cổ bị thoái hóa, thoát vị hoặc mọc gai xương thì đều gây ra các cơn đau nhức ở vùng cổ gáy vai.

3 đốt sống từ C1 – C3 nhiệm vụ chính là phục vụ cho khả năng xoay, di chuyển. Do đó, 3 đốt sống này hoạt động thường xuyên nên quá trình bị thoái hóa đốt sống cổ hoặc mọc gai xương rất ít khi xảy ra. Riêng đốt sống C1, C2 không có đĩa đệm nên rất ít xảy ra thoát vị đĩa đệm cổ ở đoạn này. Thông thường ở đoạn đốt sống cổ C1 – C3 chủ yếu là do bị chấn thương ở vùng cổ, mắc hội chứng dị dạng Chiari hoặc ống sống bị hẹp từ khi mới sinh ra.

TÌM HIỂU: Đau bả vai lan xuống cánh tay trái phải nguyên nhân do đâu?

An Cốt Nam – Xua tan bệnh cột sống

7 đốt sống cổ có vai trò vô cùng quan trọng, chúng nâng đỡ vùng trên của cơ thể, giúp vùng cổ vận động linh hoạt hơn. Tuy nhiên, một khi đốt sống cổ bị thoái hóa, nó sẽ gây ra cơn đau, khó chịu, ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống của người bệnh.

Bàn về giải pháp điều trị chứng bệnh này, trong chương trình “Sống khỏe mỗi ngày” – VTV2, Th.Bs Hoàng Khánh Toàn (Bệnh viện 108) đã giới thiệu tới người xem đài bài thuốc An Cốt Nam. Bác sĩ Toàn cho rằng, đây là xu hướng điều trị các căn bệnh cột sống mà người bệnh cả nước nên theo đuổi.

An Cốt Nam là một trong những công trình nghiên cứu của Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường và An Dược thực hiện. Bài thuốc là sự tổng hợp của 3 liệu pháp, mang tới tác động đa chiều vào tận sâu căn nguyên gây bệnh. Trước là giúp người bệnh giảm đau, đả thông kinh mạch, giải phóng chèn ép, sau là phục hồi tổn thương và dự phòng tái phát.

Từ khóa » Giải Phẫu đốt Sống Cổ C2