7 Giải Pháp Trọng Tâm để Thực Hiện Chủ Trương đầu Tư Chương Trình ...
Có thể bạn quan tâm
Hội đồng Dân tộc vừa tổ chức Hội nghị thẩm tra Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025; Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững giai đoạn 2021-2025. Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Nguyễn Lâm Thành chủ trì Hội nghị.
Tham dự Hội nghị còn có Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Giàng A Chu; Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam; Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh cùng một số thành viên Hội đồng Dân tộc và các chuyên gia.
Toàn cảnh Hội nghị.
Tại Hội nghị, đề xuất một số giải pháp để thực hiện chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam đưa ra 7 giải pháp trọng tâm.
Thứ nhất: Tăng cường phân cấp, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, thực hiện Chương trình; Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ và cư dân nông thôn, nâng cao chất lượng các phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới, phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ phát động.
Thứ hai: Trên cơ sở 11 nội dung của Chương trình nêu trên, chỉ đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ưu tiên bố trí nguồn vốn ngân sách Nhà nước (Trung ương, địa phương) đầu tư cho các vùng khó khăn để thu hẹp khoảng cách giữa các vùng miền.
Thứ ba: Chú trọng triển khai các nhiệm vụ nhằm nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu và bền vững, góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của người dân nông thôn (Phát triển kinh tế nông thôn gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng kinh tế tuần hoàn, phát triển các sản phẩm đặc sản, có lợi thế của địa phương theo Chương trình OCOP; Bảo vệ, nâng cao chất lượng môi trường, xây dựng cảnh quan nông thôn xanh - sạch - đẹp - an toàn; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống gắn với phát triển kinh tế du lịch nông thôn; Thúc đẩy chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới thông minh; Giữ gìn an ninh trật tự xã hội và quốc phòng trên địa bàn nông thôn,...)
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam.
Thứ tư: Tiếp tục rà soát, hoàn thiện khung khổ pháp luật, cơ chế chính sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới, đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế; chỉ đạo các địa phương chủ động ban hành các cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ thực hiện các nội dung của Chương trình theo hướng nâng cao chất lượng, đi vào chiều sâu và bền vững…
Thứ năm: Tiếp tục hoàn thiện Bộ máy tổ chức thực hiện Chương trình ở các cấp đồng bộ, thống nhất từ Trung ương đến địa phương (tỉnh, huyện, xã) để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tham mưu cho Ban Chỉ đạo các cấp trong triển khai Chương trình; Tăng cường phân cấp cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, chủ động kiện toàn Bộ máy tham mưu, giúp việc Ban Chỉ đạo các cấp thực hiện Chương trình giai đoạn 2021-2025, theo hướng tiếp tục kế thừa, kiện toàn trên cơ sở bộ máy đã được xây dựng giai đoạn 2016-2020 và phù hợp với điều kiện thực tế; điều chỉnh bổ sung trong chức năng, nhiệm vụ một số nhiệm vụ mới cho phù hợp với Chương trình giai đoạn 2021-2025 và pháp luật hiện hành.
Thứ sáu: Có giải pháp huy động tối đa nguồn lực của địa phương (tỉnh, huyện, xã) và các nguồn lực hợp pháp khác ngoài ngân sách (bao gồm nguồn vốn ODA và các khoản viện trợ không hoàn lại của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước…), có cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho địa phương các cấp (tỉnh, huyện, xã) tăng nguồn thu để có đủ nguồn lực đầu tư xây dựng nông thôn mới trên địa bàn; Khuyến khích các địa phương có kinh tế phát triển hỗ trợ cho các địa phương khó khăn đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM; vận động người dân tiếp tục tham gia đóng góp xây dựng NTM theo nguyên tắc tự nguyện;
Thực hiện hiệu quả các chính sách tín dụng đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2021-2025, đặc biệt là nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội để ưu tiên hỗ trợ triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm - OCOP; hỗ trợ các hoạt động chế biến vừa và nhỏ trong sản xuất nông nghiệp; môi trường và nước sạch nông thôn...
Thứ bảy: Tăng cường hợp tác quốc tế, vận động, hợp tác với các tổ chức quốc tế hỗ trợ tư vấn và kỹ thuật cho chương trình NTM; Tranh thủ hỗ trợ vốn và vay vốn từ các tổ chức tài chính quốc tế và các đối tác phát triển quốc tế để tăng nguồn lực cho xây dựng NTM.
Thay mặt Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Thứ trưởng Trần Thanh Nam đề nghị Hội đồng Dân tộc xem xét, cho ý kiến về nội dung Báo cáo chủ trương đầu tư của Chương trình để Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương, các Ủy ban có liên quan của Quốc hội hoàn thiện, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến trước khi trình Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ nhất năm 2021./.
Từ khóa » Giải Pháp Xây Dựng Xã Nông Thôn Mới Nâng Cao
-
Chú Trọng Các Giải Pháp Xây Dựng Xã Nông Thôn Mới Nâng Cao
-
Kinh Nghiệm Xây Dựng Xã Nông Thôn Mới Nâng Cao ở Xã Hà Lĩnh
-
Một Số Giải Pháp để Duy Trì Và Nâng Cao Các Tiêu Chí Xây Dựng Nông ...
-
Giải Pháp Xây Dựng Nông Thôn Mới Nâng Cao, Nông Thôn Mới Kiểu ...
-
Xây Dựng Nông Thôn Mới Nâng Cao, Nông Thôn Mới Kiểu Mẫu ở Vĩnh ...
-
Kinh Nghiệm Xây Dựng Xã Nông Thôn Mới Nâng Cao
-
Các Giải Pháp Chủ Yếu Thực Hiện Nhiệm Vụ Xây Dựng Nông Thôn Mới ...
-
Xuân Trường đẩy Nhanh Tiến độ Xây Dựng Nông Thôn Mới Nâng Cao
-
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Các Tiêu Chí Duy Trì Xã đạt ...
-
[PDF] Thực Trạng Và Giải Pháp Xây Dựng Nông Thôn Mới ở
-
Bình Hàng Trung Phấn đấu Xây Dựng Nông Thôn Mới Nâng Cao
-
Nhiều Thách Thức Trong Xây Dựng Xã Nông Thôn Mới Nâng Cao
-
Hà Hiệu Nỗ Lực Về đích Xã Nông Thôn Mới Nâng Cao