7 Lỗi Thường Gặp ở Motor điện

Skip to content

Ngày nay motor điện là thiết bị điện cơ không thể thiếu của mỗi gia đình, công ty, xí nghiệp. Việc sử dụng mô tơ điện với nhiều mục đích nhằm hỗ trợ đảm bảo hệ thống bán tự động gia đình, cơ quan, xí nghiệp… được ổn định và đầy đủ. Tuy nhiên qua thời gian hoạt động hàng ngày và liên tục như vậy để đáp ứng nhu cầu sử dụng đã khiến thiết bị mô tơ điện nhà bạn bị hỏng, bị cháy, không bơm được nước.. là điều khó tránh khỏi. Thế giới điện cơ xin  thống kê 7 lỗi thường gặp ở motor điện trong quá trình sửa chữa motor cho khách như sau :

  • Cách đấu dây, xác định đầu dây động cơ điện 3 pha
  • Địa chỉ sửa motor điện giá rẻ, chất lượng HCM
  • Các phương pháp khởi động động cơ không đồng bộ 3 pha
  • Nguyên lý hoạt động của động cơ 3 pha
  • Cách xử lý lỗi Motor điện ở quạt

1. Lỗi thường gặp ở motor điện là hư về cơ .

  • Bạc đạn, bạc thau quá nóng có thể là do nguyên nhân dầu bôi trơn bị khô, bạc đạn bị gơ, bạc đạn bị lệch tâm, do dây curoa kéo căng quá… sẽ làm tăng ma sát trên trục động cơ.
  • Động cơ hoạt động có tiếng ồn lớn và bị rung mạnh bất thường do bạc đạn bị mòn, cánh quạt gió bị lỏng, rotor chạm vào startor, có vật lạ trong khe hở giữa rotor và stator.
  • Động cơ không khởi động được mặc dù có điện vào động cơ, là do trục động cơ lúc lắp ráp bị trèo trục gây ma sát quá lớn, có vật lạ làm kệt rotor, động cơ chịu tải quá lớn…

2. Lỗi motor cơ xoay chiều không khởi động.

  •  Nếu mới lắp ráp, động cơ có thể mắc sai qui cách, mắc sai mạch khởi động từ điều khiển động cơ, nguồn điện không ổn định, do dây dẫn nhỏ quá không chịu được dòng khởi động cho động cơ, …
  •  Còn động cơ đang sử dụng có thể do chạm masse, cuộn chính bị chập vòng quá nặng, hở mạch cuộn chính hoặc hở mạch cuộn đề (động cơ 1 pha), chú ý kiểm tra các mối nối xem có lỏng lẻo không. Để biết chính xác dung đồng hồ VOM.

3. Lỗi motor bị trạm masse

  •  Khi động cơ đang vận hành làm chạm nổ cầu chì bảo vệ thì khả năng chạm masse là rất lớn. Nếu sự chạm masse ở một cuộn pha thì gây hiện tượng điện điện giựt, ta tiến hành kiểm tra xem dây đẫn vào động cơ có tróc vỏ hay không (nếu dây dẫn vào động cơ điện bị tróc thì có thể sửa chữa được).
  •  Nếu gây điện giật nhẹ là do động cơ bị ẩm cần tháo động cơ điện ra sấy khô các cuộn dây, còn nếu động cơ bị phát nhiệt quá mức là do cách điện trong các rãnh bị lão hóa, trường hợp này cần phải đem đến dịch vụ sữa chưa điện cơ kiểm tra, sửa chữa.
    Lỗi thường gặp ở motor điện
    Lỗi thường gặp ở motor điện

4. Lỗi motor hoạt động phát nhiệt nhanh.

  •  Có thể bị chạm vòng các cuộn dây pha, tình trạng này động cơ phát nhiệt rất nhanh, bóc khói và nếu chạm vòng nhiều làm tốc độ động cơ đang hoạt động bị suy giảm nhanh, có tiếng ù khác bình thường.
  •  Động cơ đang kéo tải tự động tốc độ suy giảm, phát nhiệt nhanh không kéo tải được do mất pha, làm tăng đột biến dòng điện trong động cơ.

5. Lỗi động cơ lúc chạy, lúc không.

  •  Kiểm tra nguồn điện cung cấp cho động cơ có liên tục không, tiếp theo kiểm tra cầu dao điện điện, CB cấp điện cho động cơ có các mối nối óc vít lỏng lẻo, có bị đóng ten ăn mòn nơi tiếp điện…
  •  Kiểm tra các đầu cót, các mối nối bên trong bộ dây quấn của động cơ nối dung không, hay mối hàn còn lỏng lẻo.

6. Lỗi động cơ vận hành có sự phát nhiệt thái quá

  •  do động cơ kéo tải quá công suất, hoặc đang vận hành mất pha đột ngột.
  •  Do rotor bị chạm vào stator, trường hợp này dễ phát nhiệt cục bộ ở nơi bị masat.
  •  Do nguồn điện cung cấp bị giảm không đủ điện áp định mức.
  •  Do thông gió ở môi trường động cơ làm việc còn hạn chế.
  •  Có thể do sự lắp ráp bị trèo trục, chênh bạc đạn hoặc do lắp động cơ không chính xác gây sự chéo curoa, cong trục kéo…làm gia tang lực cản không cần thiết.

7. Động cơ vận hành có tiếng ù điện, tốc độ chưa đạt định mức

  • Có thể do nguồn điện cung cấp bị suy giảm, làm cho khởi động từ đóng điện không chắc chắn. Hiện tượng này làm chho nguồn điện vào động cơ bị ngắt quãng, đưa đến động cơ hoạt động không đạt được tốc độ định mức.
  •  Do sự chập vòng lúc động cơ đang vận hành, điều này làm cho tốc độ động cơ bị suy giảm hẳn và phát ra tiếng ù điện bất thường.

Qua phần trình bài phía trên Thế giới điện cơ hi vọng sẽ giúp ích cho anh chị trong vấn đề tìm ra nguyên nhân và sửa chữa motor hoạt động tốt nhất. Nếu có thắc mắc cần giải đáp có thể liên hệ với chúng tôi:

1/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm:

  • cách sửa máy bơm không lên nước

    Cách sửa máy bơm không lên nước

  • Máy Lọc Không Khí – Những công dụng của Máy Lọc Không Khí

  • Lỗi thường gặp ở motor điện

    Cách đấu dây, xác định đầu dây động cơ điện 3 pha

  • Sửa motor điện tại HCM

    Địa chỉ sửa motor điện giá rẻ, chất lượng HCM

  • Bộ điều khiển logic có thể lập trình

    PLC Delta – Thông tin chi tiết về PLC Delta

  • Động cơ điện 3 pha

    Động cơ điện 3 pha: Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

THẾ GIỜI ĐIỆN CƠ

Thế giới điện cơ chuyên phân phối, sửa chửa các sản phẩm điện cơ, điện công nghiệp, máy bơm nước, hộp số giảm tốc, máy cắt, máy hàn, v.v, giao hàng tận nơi, bảo hành 24 tháng

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bình luận *

Tên *

Email *

Trang web

Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.

Δ

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  • Dịch vụ
    • Sửa chữa động cơ điện
    • Sửa chữa máy bơm nước
    • Sửa chữa điện lạnh
    • Sửa chữa tủ điện
  • Thiết bị điện
  • Động cơ điện
  • Kỹ thuật
  • LED – Chiếu sáng
  • Blog
  • Tìm đường
  • Chat Zalo
  • Gọi điện
  • Messenger
  • Nhắn tin SMS
HOTLINE: 0876.888.099

Từ khóa » Mô Tơ Ko Quay