7 Mẹo “cai” Tật Mút Tay ở Trẻ Nhỏ Các Mẹ Nên Biết
Trẻ nhỏ thường có thói quen mút tay và em bé nhà bạn cũng vậy. Cùng Điện máy XANH tìm hiểu về vấn đề này và tìm hiểu các mẹo “cai” tật mút tay ở trẻ nhỏ trong bài viết sau đây nhé!
1Vì sao trẻ có thói quen mút tay?
Hầu hết trẻ sơ sinh khi đói sẽ mút tay, đây là một phản xạ tự nhiên của trẻ ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Mút tay sẽ khiến trẻ cảm thấy dễ chịu, như tìm lại cảm giác của bầu sữa mẹ và như được gần mẹ. Dần dần thói quen mút tay được hình thành kể cả khi trẻ không đói, trở thành một sở thích mang của trẻ.
Theo các nghiên cứu cho thấy khi trẻ mút tay sẽ kích thích não bộ sản xuất Endorphin - chất giảm đau nội sinh giúp cơ thể trẻ thư giãn, tạo cho trẻ cảm giác an toàn khi gặp tình trạng khó khăn như bị tách rời với cha mẹ hoặc ở trong một môi trường xa lạ.
Thông thường, sau 6 tháng đầu tiên tình trạng mút tay ở trẻ sẽ giảm dần. Phần lớn trẻ sẽ bỏ mút tay khi được 1 - 2 tuổi, tuy nhiên khoảng 15% trẻ sẽ tiếp tục mút tay cho đến khi 4 tuổi.
2Những ảnh hưởng của thói quen mút tay ở trẻ nhỏ
Mút tay có thể xem là bản năng bình thường ở trẻ nhỏ, tuy nhiên nếu trẻ mút tay trong một thời gian kéo dài và không bỏ được sẽ gây nhiều bất lợi cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
- Mút ngón tay quá sâu làm trẻ dễ bị nôn trớ, nhất là sau khi bú hoặc sau khi ăn.
- Trẻ mút tay khi bàn tay chưa được rửa sạch sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng lây qua đường tay- miệng như bệnh tay chân miệng, thủy đậu, cúm, các bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa.
- Những trẻ có động tác mút tay mạnh, nhai tay có thể gây các tổn thương ở da ngón tay, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng da.
- Mút tay trong thời gian kéo dài có thể gây biến dạng xương ngón tay, ngón tay bị mút sẽ có hình dạng bất thường.
- Nghiêm trọng hơn, ở những trẻ 5 - 6 tuổi đang trong giai đoạn thay răng vĩnh viễn, thói quen mút tay kéo dài có thể ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của vòm miệng và sự sắp xếp của răng, dẫn đến tình trạng một số tình trạng như lệch khớp cắn, khó phát âm, hô (răng và hàm bị đẩy ra ngoài), móm (một hàm bị tụt vào trong),...
3Mẹo giúp bé hết mút tay
Đảm bảo cho bé bú đầy đủ
Đối với những trẻ còn bú mẹ, nên đảm bảo cho bé bú đầy đủ để bé không bị đói, tránh để bé mút tay để giải tỏa vì bị đói.
Tạo cho trẻ cảm giác an tâm, thoải mái cho trẻ
Đừng cấm đoán con bạn nếu bé mút ngón tay sau khi bị đau hoặc đang rất buồn chán. Ví dụ bạn đang bận rộn với em bé sơ sinh, và phát hiện ra con lớn của mình ngồi co ro một góc và mút tay. Rõ ràng bé đang cần cảm giác an toàn, vì vậy đừng la mắng hay cấm đoán, bạn sẽ chỉ làm bé tổn thương thêm mà thôi.
Giúp bé lựa chọn cách khác để tự xoa dịu. Trẻ có thể ngậm núm vú giả hoặc chơi với thú bông để cảm thấy vui và quên đi việc mút tay.
Động viên, khen thưởng khi tình hình mút tay của trẻ có cải thiện
Phần thưởng cũng là một cách hữu ích để giải quyết vấn đề. Ngày nào bé không mút tay, mẹ hãy đánh dấu vào lịch. Đến cuối tháng, dựa trên số ngày mà bé đã đạt được thì mẹ hãy có phần thưởng cho những cố gắng của bé nhé.
Giải thích cho bé hiểu “mút tay là xấu”
Cách tốt nhất để bé ngưng mút tay chính là để bé tự nhận thức được mút tay là không tốt. Khi thấy bé mút tay thường xuyên mà mẹ không khuyên được, hãy để bé tiếp tục cho đến khi bé tìm được lý do để từ bỏ, ví dụ như mút tay bị bạn bè trêu chọc. Nếu bé đã nhận thức mút tay là thói quen không tốt thì sẽ từ bỏ một cách dễ dàng hơn.
Phương pháp “chất lỏng nhắc nhở”
Với phương pháp này, mẹ sẽ bôi lên ngón tay một chất lỏng có vị mà bé không thích như cay, đắng, chua,… để ngăn không cho bé mút tay. Bố mẹ không nên xem phương pháp này là một sự trừng phạt mà hãy xem đây là cách để nhắc nhở bé đừng cho tay vào miệng.
Đánh lạc hướng bé
Đối với nhiều trẻ, mút ngón tay là một thói quen. Khi bạn thấy con mút ngón tay, hãy đánh lạc hướng trẻ với một cái gì đó. Tốt nhất, bạn thu hút trẻ với các hoạt động đòi hỏi cả hai tay.
Trước khi cho bé ngủ, mẹ hãy cho bé cầm cuốn sách mà mẹ đang học cho bé hoặc cho bé cầm những món đồ chơi mà bé thích. Mẹ hãy nói với bé rằng bé không được mút tay khi ngủ do khi bé ngủ thì ngón tay cũng cần được nghỉ ngơi.
Sử dụng ti giả
Nếu bé còn quá nhỏ, mẹ hãy cho bé ngậm ti giả để thay thế. Điều này sẽ giúp bé dễ chịu hơn.
Những hạn chế khi dùng ti giả:
- Dùng ti giả sẽ làm thay đổi thói quen bú mẹ của bé. Điều này khiến cho bé bú ít hơn, dẫn đến lượng sữa tiết ra giảm.
- Ti giả làm tăng nguy cơ viêm tai giữa. Ngoài ra, việc ngậm ti giả cũng khiến vi khuẩn dễ xâm nhập vào miệng hơn.
- Các loại chất liệu bình sữa trên thị trường và cách phân biệt
- Máy hâm sữa là gì? Có công dụng gì? Các bà mẹ có nên sử dụng không?
- Các sai lầm thường gặp khi hâm, bảo quản, trữ đông, rã đông sữa mẹ
Hy vọng với những thông tin mà bài viết đem đến, mẹ sẽ dễ dàng hơn trong giúp bé yêu nhà mình “cai” tật mút tay nhé!
Từ khóa » Gặm Ngón Tay
-
Làm Gì Nếu Trẻ Sơ Sinh Thích Mút Tay? | Vinmec
-
Làm Thế Nào để "cai" Mút Tay Cho Bé? | Vinmec
-
Tật Ngậm Mút Tay ở Trẻ | BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1
-
Bé Hay Mút Tay, Cha Mẹ Nên Làm Gì?
-
Bé Mút Ngón Tay Nhiều Có Hại Gì Không? - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Gặm Nướu Chống Mút Tay Chất Lượng, Giá Tốt 2021
-
Gặm Nướu Cho Bé, Ngăn Cắn Ngón Tay, Giảm Ngứa Răng Khi ...
-
GẶM NƯỚU CHỐNG MÚT TAY GAKI DÀNH CHO BÉ TỪ 3 THÁNG ...
-
Hóa Ra đây Là Lí Do Trẻ Sơ Sinh Mút Tay Suốt Cả Ngày, Mọc Răng Chỉ Là ...
-
Giải Mã Lý Do Vì Sao Trẻ Sơ Sinh Thường Hay Mút Tay
-
Gặm Nướu Mềm Silicon Nhật Bản Từ PEOPLE | Ngón Tay Có độ Cứng ...
-
Tật Mút Tay ở Trẻ Và Những Tác Hại Khôn Lường - Trung Tâm Nha Khoa
-
Giải Mã Thói Quen Mút Tay ở Trẻ | Báo Dân Trí