7 Nguyên Nhân Ngứa Da đầu Và Cách điều Trị Hiệu Quả - Hello Bacsi

Khi bị ngứa da đầu, nhiều người thường lầm tưởng nguyên nhân chính đó là do gàu và tìm kiếm cách trị gàu. Thế nhưng, nguyên nhân ngứa da đầu còn có thể do nhiều bệnh lý khác. 

Nhiều người thường chủ quan khi thấy ngứa da đầu mà không biết đó có thể là “báo động đỏ” cho những vấn đề về sức khỏe khác. Hãy cùng tìm hiểu kỹ những nguyên nhân gây ngứa da đầu để nhanh chóng điều trị bệnh và lấy lại mái tóc chắc khỏe nhé.

1. Bị ngứa da đầu do búi tóc quá chặt

Ngứa da đầu
Có nên búi tóc quá chặt không?

Thói quen tết tóc, búi tóc hay cột tóc đuôi ngựa quá chặt sẽ gây rụng tóc và làm tổn hại đến nang tóc. Tóc cũng dễ bị rụng và mỏng đi nếu bạn thường cột tóc chặt trong thời gian dài.

Trang báo Reader’s Digest (Mỹ) cũng cho biết khi bạn buộc tóc chặt sẽ tác động xấu đến sợi tóc, đến các dây thần kinh và cơ ở da đầu khiến da đầu bị đau và ngứa.

Bạn nên dừng việc tác động một lực mạnh lên tóc, thay vào đó hãy thả lỏng hoặc cột hờ nếu muốn tóc gọn gàng hơn để không làm tổn thương tóc. 

2. Gàu gây ngứa da đầu

Đây là tình trạng ngứa da đầu phổ biến mà hầu như ai cũng đã từng trải qua và gây ảnh hưởng lớn đến da đầu cũng như mái tóc của bạn. Tại sao gội đầu xong vẫn ngứa? Đó là do gàu. Gàu là một loại nấm khuẩn mang tên Melissa là nguyên nhân trực tiếp gây ra gàu. Loại nấm này hình thành và phát triển trong môi trường da đầu nhiều dầu nhờn, bụi bẩn khiến da đầu bị ngứa và rụng tóc.

Khi da đầu bị gàu, bạn sẽ có cảm giác ngứa đầu và đưa tay trực tiếp lên gãi. Chính những tác động lớn này sẽ khiến cho các sợi tóc của bạn trở nên yếu và dễ rụng. Ngoài ra, gàu còn làm bít các lỗ chân lông khiến tóc con khó mọc lên.

Để trị ngứa da đầu do gàu, bạn có thể áp dụng những cách trị gàu dưới đây:

  • Chọn đúng dầu gội và dầu xả
  • Thường xuyên gội đầu sạch sẽ
  • Vệ sinh mũ bảo hiểm và tránh để mũ ẩm ướt
  • Không sử dụng các hóa chất làm tóc quá nhiều
  • Dùng các biện pháp chăm sóc tóc trong những môi trường bị ô nhiễm.

3 loại dầu gội trị gàu được nhiều người tìm kiếm

Dầu gội trị gàu Selsun

Được xem là một trong những “người bạn đồng hành” của những người bị gàu, nấm da đầu – dầu gội Selsun với thành phần chính là Selenium Sulfide 1%, giúp làm sạch da đầu, làm chậm quá trình da chết và hạn chế tình trạng dầu trên da đầu.

Ưu điểm và nhược điểm

Ưu điểm

  • Trị gàu hiệu quả, đặc biệt là tình trạng gàu từ trung bình đến nặng
  • Khả năng tạo bọt, làm sạch tốt
  • Được nhiều người tin dùng.

Nhược điểm

  • Mùi hơi khó chịu

Dầu gội Nirozal trị gàu

Dầu gội đầu Nirozal có công dụng kiểm soát gàu
Dầu gội đầu Nirozal

Dầu gội đầu Nirozal có công dụng kiểm soát gàu với thành phần ketoconazole 1% – một thành phần hiệu quả được chứng minh là giúp chống lại sự sản sinh của gàu. Dầu gội này đã được thẩm mỹ viện kiểm nghiệm và đánh giá tốt nhờ vào sự dịu nhẹ và an toàn để sử dụng trên tóc đã qua xử lý màu, đã qua xử lý hóa chất và tóc bạc.

Ưu điểm và nhược điểm

Ưu điểm

  • Thành phần ketoconazole 1% giúp ngăn chặn sự sản sinh của gàu
  • Phù hợp với tóc đã qua xử lý màu, đã qua xử lý hóa chất và tóc bạc.

Nhược điểm

  • Khó tìm mua tại thị trường Việt Nam

Dầu gội Jasunny trị gàu

Là loại dầu gội dược liệu, Jasunny với 2 thành phần chính là ketoconazole (15mg) và clobetasol propionate (0.25mg) giúp điều trị tình trạng gàu, gàu mảng.

Ưu điểm và nhược điểm

Ưu điểm

  • Dầu gội dược liệu nên chất lượng đã được kiểm định
  • Thành phần chính là ketoconazole và clobetasol propionate – ức chế sự sản sinh của gàu
  • Dễ tìm mua tại các nhà thuốc Tây.

Nhược điểm

  • Dung tích nhỏ, mau hết.

3. Ngứa đầu rụng tóc do da đầu bị đổ dầu

Tại sao da đầu bị ngứa khi trời nóng? Vào thời điểm nắng nóng, da đầu của bạn sẽ tiết nhiều chất bã nhờn hơn và kèm theo bụi bẩn. Khi chịu tác hại của tia UV, da đầu bạn sẽ là môi trường thuận lợi để các nấm khuẩn hoành hành và ký sinh gây cảm giác khó chịu.

Bạn có thể áp dụng những cách dưới đây để ngăn ngừa da đổ dầu:

• Sử dụng dầu dưỡng tóc hàng ngày: Trước khi đi ngủ, bạn nên xoa dầu dưỡng ra lòng bàn tay, sau đó bóp nhẹ nhàng lên mái tóc. Điều này giúp cân bằng độ ẩm cho da đầu chắc khỏe và không gây ngứa.

• Đội nón khi đi dưới nắng: Bạn nên sử dụng mũ hoặc nón khi đi dưới nắng để hạn chế tối đa ánh nắng tác động trực tiếp lên mái tóc.

4. Viêm nang lông gây ngứa da đầu

Tại sao gội đầu xong vẫn ngứa? Hiện nay, nhiều người ưa chuộng các sản phẩm chăm sóc tóc có chiết xuất từ các chất hóa học thay vì đến từ thiên nhiên. Sau một thời gian dài sử dụng, các chất hóa học sẽ làm viêm nang lông ở chân tóc, thường khiến bạn bị ngứa da đầu dai dẳng và khó chữa.

Nếu bạn gãi da đầu nhiều có thể bị nhiểm khuẩn thứ phát gây chốc lở, nổi hạch đau hai bên cổ. Viêm chân lông mãn tính có thể gây ra tình trạng suy nhược thần kinh, mất ngủ và stress.

Theo gợi ý của bác sĩ, bạn có thể áp dụng những cách sau để làm giảm tình trạng viêm nang lông:

  • Nên để tóc khô tự nhiên và không ngủ khi tóc còn ướt
  • Không lạm dụng dầu gội, xịt tạo kiểu và nhuộm tóc quá nhiều
  • Gội đầu 2-3 lần 1 tuần để da đầu được khô thoáng và loại bỏ bã nhờn
  • Sử dụng dầu gội có chứa các thành phần như Tar, Ketoconazole, Circlopirox, Pyrithione Kẽm,…

5. Da đầu bị ngứa do có chấy

Ngứa da đầu do phản ứng dị ứng với nước bọt của chấy
Những cách diệt chấy hiệu quả cho da đầu

Theo ước tính của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật CDC (Hoa Kỳ), mỗi năm ở Mỹ có khoảng 6 triệu đến 12 triệu trẻ em từ 3 tuổi đến 11 tuổi có chấy trên da đầu. Mặc dù số lượng chấy trú ngụ ở trẻ em rất lớn nhưng trên thực tế, ai cũng có thể có chấy kể cả người lớn và người già.

Những dấu hiệu thường gặp:

  • Thấy trứng chấy trên sợi tóc
  • Cảm giác bết dính trên da đầu hoặc cổ
  • Khó ngủ, có cảm giác bức bối và khó chịu
  • Ngứa da đầu (do phản ứng dị ứng với nước bọt của chấy).

Bạn có thể tìm hiểu thêm những cách diệt chấy hiệu quả cho da đầu dưới đây:

  • Ngâm lược ít nhất một tiếng trong dầu gội trị chấy
  •  Sử dụng các loại dầu gội có chứa thuốc diệt chấy rận
  • Chải tóc với lược bí để loại bỏ chấy rận cũng như trứng chấy
  • Thường xuyên giặt quần áo, chiếu gối, thú nhồi bông bằng vải ở nước nóng 55 độ C và phơi khô để trứng chấy không lây lan.

Tuy nhiên, những cách trên không đảm bảo loại bỏ hết được 100% chấy, vì vậy bạn nên đến các bác sĩ chuyên khoa để điều trị một cách triệt để nhé!

6. Các bệnh về da khiến đầu bị ngứa và gàu

Ngứa da đầu là bệnh gì? Các bệnh về da như vảy nến, mề đay và ung thư da có thể sẽ làm bạn gặp tình trạng ngứa da đầu. Đây là những bệnh rất nguy hiểm, bạn nên nhận biết bệnh sớm để điều trị kịp thời.

Ngứa da đầu do vảy nến

Nếu bị vảy nến da đầu, bạn sẽ thường thấy vảy màu trắng như vảy cá bao phủ khắp bề mặt da đầu. Bạn có thể bị ngứa và rụng tóc, luôn thấy cảm giác nóng ran và đau nhức da đầu ở trên đỉnh đầu và vùng sau gáy.

Ngứa da đầu do nổi mề đay

Đây là bệnh lý phản ứng viêm của da, gây phù, ngứa ngáy, sung, nổi mẩn đỏ… Khi vào mùa hè, cơ thể người bệnh tiết nhiều mồ hôi sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh về da đầu phát triển gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần.

Ngứa da đầu do ung thư da

Như chúng ta đã biết, bệnh ung thư da đầu cực kỳ nghiêm trọng bởi vùng đầu là vị trí rất nguy hiểm và chứa rất nhiều dây thần kinh. Có những nguyên nhân phổ biến gây ung thư da đầu như:

• Do các tia tử ngoại: Hiện nay khí hậu toàn cầu đang bị thay đổi, nên ánh nắng mặt trời chứa rất nhiều tia tử ngoại. Việc bạn không bảo vệ da đầu khi đi dưới trời nắng thì nguy cơ mắc bệnh ung thư da đầu sẽ rất cao.

• Do nhuộm tóc: Da đầu của bạn có thể bị ngứa khi gặp những tác hại của thuốc nhuộm tóc. Các thành phần mang tính độc hại cao có trong thuốc nhuộm tóc ảnh hưởng trực tiếp đến da đầu. Không những thế, những loại thuốc có liên quan đến chăm sóc tóc như thuốc dưỡng tóc, dầu dưỡng, hấp… đều ảnh hưởng đến da đầu của bạn.

• Do di truyền: Nguyên nhân này đã được các bác sĩ khẳng định rằng nếu như bạn có người thân, cha mẹ hay ông bà mắc bệnh ung thư da đầu thì con cái cũng nên đến các chuyên khoa về da liễu để được thăm khám và chữa trị kịp thời.

Khi thấy một trong những triệu chứng đã nói trên bạn hãy lập tức đến ngay bệnh viện để được thăm khám kịp thời. Tùy vào mỗi giai đoạn của bệnh nhân và sức khỏe hiện tại mà bác sĩ sẽ có phương hướng điều trị phù hợp nhất cho bạn.

7. Ngứa đầu rụng tóc do bệnh liên quan đến dây thần kinh

Bị ngứa da đầu phải làm sao?

• Bệnh đái tháo đường: Theo các chuyên gia nội tiết đái tháo đường, khi lượng đường trong máu tăng cao sẽ làm cơ thể bị mất nước và làm giảm lượng máu nuôi dưỡng da. Cộng thêm các dây thần kinh bị tổn thương khiến quá trình bài tiết mồ hôi ở da rối loạn gây nên cảm giác ngứa ngáy khó chịu ở da đầu.

• Bệnh Zona thần kinh: Bệnh zona thường có biểu hiện là một dải mụn nước xuất hiện trên vùng đầu hoặc nửa thân trên làm người bệnh thấy đau nhức, ngứa và bỏng rát.

• Sẹo do rụng tóc: Nhìn chung, tình trạng rụng tóc để lại sẹo là cơ chế phá hủy vĩnh viễn khó tránh khỏi và không thể khôi phục được nang tóc, để lại mô sẹo trên bề mặt da. Ở những trường hợp khác, tóc rụng còn gây ngứa nghiêm trọng và đau rát.

Tùy những căn bệnh và biến chứng của bệnh gây ra thì bạn nên đến những bác sĩ chuyên khoa để có phương pháp điều trị phù hợp lâu dài. Bạn tránh sử dụng các loại thuốc tự phát để “tiền mất tật mang” nhé.

Bị ngứa da đầu phải làm sao? Khi nhận biết những nguyên nhân gây ngứa da đầu, bạn sẽ tìm ra những cách chữa trị phù hợp. Bạn không nên chủ quan với những dấu hiệu nhỏ trên cơ thể, vì dù có là một nốt sần cứng trên đầu với kích thước khoảng 3-10 mm thì cũng có thể gây biến chứng ung thư. Nếu bạn có những biểu hiện bất thường, hay nhanh chóng đến ngay bác sĩ chuyên khoa để điều trị nhé!

Từ khóa » Da đầu Bị Ngứa Phải Làm Sao