7 Nguyên Tắc Bảo Mật Cần Nhớ Khi Dùng ứng Dụng Chuyển Tiền

Nguyên tắc bảo mật khi sử dụng ứng dụng chuyển tiền

1. Đảm bảo môi trường giao dịch an toàn

Sự phát triển của công nghệ cho phép người dùng giao dịch mọi lúc mọi nơi chỉ cần điện thoại thông minh kết nối với internet. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp mong muốn nhận được đánh giá tích cực của khách hàng đã triển khai hệ thống internet công cộng. Bạn có thể dễ dàng sử dụng wifi miễn phí ở sân bay, quán cà phê, siêu thị,...

hạn chế sử dụng mạng nơi công cộng để truy cập vào các ứng dụng chuyển tiền

Tuy nhiên, truy cập và sử dụng internet công cộng để giao dịch (chuyển khoản, thanh toán hóa đơn,...) tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Hầu hết mạng internet tại đây không cài đặt mật khẩu, không đủ tiêu chuẩn bảo mật để bảo vệ tài khoản. Do đó, sử dụng internet tại khu vực này truy cập vào ứng dụng chuyển tiền dẫn đến nguy cơ bị rò rỉ thông tin cá nhân và chiếm đoạt tài sản thông qua quá trình tự động giao dịch trên tài khoản.

Vì vậy, người dùng nên hạn chế sử dụng mạng nơi công cộng để truy cập vào các ứng dụng chuyển tiền. Nếu có nhu cầu giao dịch, bạn có thể sử dụng mạng 3G/4G trên điện thoại của mình để đảm bảo an toàn.

2. Luôn cập nhật phiên bản ứng dụng mới

cập nhật phiên bản ứng dụng mới giúp tăng tính bảo mật cho tài khoản khi sử dụng ứng dụng chuyển tiền
Nguồn: vietnamnet.vn

Các phiên bản ứng dụng mới được nâng cấp với các tính năng tốt nhất. Vì vậy, cập nhật phiên bản mới không chỉ giúp người dùng hạn chế lỗi phát sinh trong quá trình giao dịch. Bước này còn là cách tăng tính bảo mật cho tài khoản khi sử dụng ứng dụng chuyển tiền.

3. Không nhấn vào những đường link lạ và những tin nhắn đáng ngờ

Đây là nguyên tắc bảo vệ thiết bị của bạn không bị xâm nhập bởi virus. Những đường link này có thể chứa mã độc, tấn công vào điện thoại và lấy cắp dữ liệu trên thiết bị.

Nhiều ngân hàng (ACB, BIDV, Techcombank, VIB,..) cũng đã cảnh báo người dùng không truy cập vào đường link từ tin nhắn mạo danh đơn vị họ, tránh tình trạng bị mất tiền trong tài khoản. Các chiêu thức lừa đảo ngày càng tinh vi. Vì vậy, bạn cần cảnh giác để bảo vệ tài sản của bản thân.

4. Đảm bảo an toàn cho thiết bị di động khi giao dịch

sử dụng các phần mềm diệt virus để bảo vệ thiết bị di động

Bạn có thể sử dụng các phần mềm diệt virus để bảo vệ thiết bị di động. Lưu ý: Chỉ sử dụng phần mềm diệt virus từ đơn vị uy tín cung cấp. Các phần mềm này có chức năng chặn các đường dẫn độc hại. Trường hợp click nhầm link độc hại trên điện thoại, phần mềm sẽ chặn và có cảnh báo đến bạn.

5. Khóa thiết bị, khóa thẻ khi không sử dụng

Ngay sau khi hoàn tất giao dịch trên ứng dụng chuyển tiền, bạn cần đăng xuất khỏi tài khoản. Đồng thời, bạn nên cài mật khẩu cho thiết bị di động để đảm bảo không ai có thể sử dụng điện thoại của bạn. Bên cạnh đó, bạn nên khóa thẻ khi không có nhu cầu sử dụng, đặc biệt là thẻ tín dụng.

6. Không chia sẻ mã xác thực OTP cho bất kỳ ai

Mã OTP như lớp bảo mật thứ hai sau mật khẩu truy cập vào ứng dụng. Mỗi lần giao dịch, ứng dụng chuyển tiền sẽ gửi mã về số điện thoại đăng ký. Bạn cần nhập đúng mã này nếu muốn giao dịch (chuyển tiền, nạp tiền điện thoại, thanh toán hóa đơn...).

không cung cấp mã xác thực cho bất kỳ ai
Nguồn: vnexpress.net

Không nhân viên ngân hàng, cá nhân nào có quyền yêu cầu khách hàng cung cấp mã xác thực. Do đó, nếu có đối tượng gọi điện thoại/nhắn tin cho bạn và yêu cầu cung cấp mã OTP vì bất kỳ mục đích gì, bạn tuyệt đối không được cung cấp thông tin mà hãy báo ngay cho cơ quan công an xử lý.

7. Liên hệ trung tâm dịch vụ khi bị mất điện thoại

Trường hợp mất điện thoại có cài đặt ứng dụng chuyển tiền, bạn cần liên hệ ngay đến tổng đài của ngân hàng để khóa dịch vụ Internet Banking. Bên cạnh đó, bạn cũng cần đổi mật khẩu tài khoản mạng xã hội, email, khóa sim điện thoại để tránh kẻ gian lợi dụng giả danh nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản từ người thân, bạn bè dựa trên tài khoản của bạn.

Chuyển tiền qua ZaloPay - an toàn cao, bảo mật đạt chuẩn quốc tế

Có rất nhiều ứng dụng chuyển tiền hỗ trợ khách hàng thực hiện giao dịch. Trong đó, ví điện tử ZaloPay là lựa chọn được nhiều người dùng tin tưởng và đánh giá cao về khả năng bảo mật.

  • Đạt level 1 hệ thống PCI - DSS (Payment Card Industry Data Security Standard) - cấp độ cao nhất trong lĩnh vực ngân hàng. Đây là tiêu chuẩn công nhận dữ liệu thanh toán của ứng dụng đảm bảo an toàn khi thanh toán điện tử, được công nhận toàn cầu.
ZaloPay đạt level 1 hệ thống PCI - DSS
  • ZaloPay đạt chứng chỉ ISO 27001. ZaloPay là một trong hai ứng dụng ví điện tử đầu tiên tại thị trường Việt Nam đạt tiêu chuẩn ISO 27001. Đây là tiêu chuẩn mang giá trị quốc tế, công nhận ứng dụng không rò rỉ thông tin cho bên thứ 3, đảm bảo an toàn bảo mật khi sử dụng.
  • Bảo mật số hóa với công nghệ Tokenization. Thay vì lưu trữ thông tin trong thẻ, ZaloPay số hóa dữ liệu của người dùng thông qua Token (dãy ký tự đặc biệt). Lựa chọn này giảm rủi ro tối đa khi kẻ gian tấn công vào tài khoản người dùng kể cả khi có lỗ hổng dữ liệu. Đây là giải pháp mang tính đột phát được nhiều ngân hàng trên thế giới áp dụng trong quá trình phát hành thẻ, thanh toán online.
  • Bảo mật kép với mật khẩu và mã OTP. Bên cạnh xác thực thông tin bằng mật khẩu, tài khoản của bạn được bảo mật bằng mã xác thực OTP gửi về tin nhắn điện thoại.
  • Sinh trắc học (Face ID và vân tay). Với cơ chế bảo mật sinh trắc học khi sử dụng dịch vụ gồm vân tay, nhận diện khuôn mặt (FaceID) giúp bảo vệ thông tin tài khoản, thông tin giao dịch an toàn tuyệt đối.

Chi tiết các bước chuyển tiền qua ZaloPay, bạn có thể tham khảo tại Hướng dẫn cách chuyển tiền qua ZaloPay.

Để bảo vệ tài khoản khi sử dụng ứng dụng chuyển tiền, bạn cần đảm bảo tuân thủ 7 nguyên tắc bảo mật kể trên. Bên cạnh đó, sử dụng Ví điện tử ZaloPay cho các nhu cầu chuyển tiền là giải pháp an toàn giúp tài khoản người dùng được bảo vệ theo cách tốt nhất. Chuyển tiền qua ví điện tử ZaloPay ngay hôm nay!

Từ khóa » Sử Dụng Ví Zalopay Có An Toàn Không